Sau ca bệnh bạch hầu tử vong, Bệnh viện Nhiệt đới TPHCM chi viện Tây Nguyên

Anh Nhàn |

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM vừa đến Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên (nơi điều trị các trường hợp bạch hầu ở Đắk Nông) để khảo sát, hỗ trợ kỹ thuật trước diễn biến phức tạp của căn bệnh này tại Đắk Nông. 

TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu - Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM thông tin, bệnh viện vừa tổ chức đoàn khảo sát, hỗ trợ kỹ thuật cho Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên - nơi tiếp nhận điều trị trực tiếp các trường hợp bạch hầu của tỉnh Đắk Nông trong thời gian qua.

Đoàn gồm TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu làm Trưởng đoàn cùng với các bác sĩ của Khoa Cấp cứu Hồi sức tích cực chống độc Trẻ em. Tính đến thời điểm khảo sát, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên đã tiếp nhận 15 trường hợp nghi ngờ bạch hầu, trong đó có 6 ca dương tính.

Trong số các ca dương tính, có bệnh nhân Giàng A Ph (13 tuổi) nhập viện vì sốt, ho, đau họng, khó thở thanh quản, chưa được chích ngừa trước đây. Bệnh nhân được chẩn đoán là bạch hầu ác tính, biến chứng viêm cơ tim, suy hô hấp ngày thứ 7.

Qua thăm khám bệnh nhân và thảo luận với các bác sĩ điều trị, đoàn công tác đưa ra phương pháp điều trị bệnh nhân bằng cách đặt máy tạo nhịp tim, nghỉ ngơi tuyệt đối tại giường, hỗ trợ hô hấp tích cực, tránh gắng sức, sử dụng các thuốc trợ tim.

Sau đó, Khoa Nhi, Khoa Tim mạch học can thiệp và các chuyên gia của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới tiến hành thực hiện thành công đặt máy tạo nhịp tim cho bệnh nhân ngay trong đêm.

Hiện tình trạng của bệnh nhân P. còn khả năng diễn biến phức tạp, các bác sĩ xem xét chuyển về Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM để tiếp tục hồi sức tích cực và theo dõi.

TS.BS Vĩnh Châu cho biết thêm, đoàn Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM đã cùng với Ban giám đốc Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên và các bác sĩ Khoa Nhi thảo luận trao đổi một số vấn đề về quản lý bệnh, chăm sóc điều trị các bệnh nhân trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới cũng cử Phó Khoa Hồi sức tích cực trẻ em - có kinh nghiệm hồi sức bệnh nhân bạch hầu ác tính - ở lại để trực tiếp hỗ trợ Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên.

Bệnh viện Bệnh nhiệt đới đã có báo cáo nhanh kết quả giám sát công tác điều trị và kiến nghị đến Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) xem xét hỗ trợ, cung cấp đầy đủ SAD (huyết thanh kháng độc tố bạch hầu) cho các đơn vị trong thời gian sớm nhất để công tác điều trị dịch bạch hầu đạt hiệu quả cao.

Trước đó, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM tiếp nhận 1 bệnh nhi 9 tuổi được chẩn đoán Bạch hầu ác tính biến chứng tim, suy thận do Bệnh viện đa khoa tỉnh Đăk Nông chuyển đến. Bệnh nhân đã tử vong ngay sau 2 giờ nhập viện. Đây là một bé gái, từ lúc sinh không được chích ngừa. 

Các bác sĩ đưa ra lời khuyên, bạch hầu là một bệnh nhiễm trùng nhiễm độc rất nguy hiểm, có khả năng gây tử vong cao. Tuy nhiên bệnh này có thể phòng ngừa rất hiệu quả bằng việc tiêm ngừa. Vì vậy, các phụ huynh nên đưa con trẻ đi tiêm ngừa đầy đủ để phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

Anh Nhàn
TIN LIÊN QUAN

Học viên 20 tuổi mắc bạch hầu tại TPHCM

Anh Nhàn |

Nam bệnh nhân mắc bệnh bạch hầu đang được điều trị tại Bệnh viện Quân y 175 (Bộ Quốc phòng) với tiến triển tốt. Dự kiến trong tuần sau bệnh nhân này sẽ xuất viện. 

Cấp 1 vạn liều vaccine uốn ván - bạch hầu cho ổ dịch ở Đắk Nông

BẢO TRUNG |

Lực lượng chức năng vừa cấp 1 vạn liều vaccine uốn ván - bạch hầu cho người dân ở ổ dịch xã Quảng Hòa, huyện Đắk G’long (Đắk Nông) để họ chủ động phòng chống căn bệnh nguy hiểm này...

5 khuyến cáo quan trọng của Bộ Y tế phòng chống bệnh bạch hầu

Thùy Linh |

Biểu hiện bệnh bạch hầu có thể từ nhẹ đến nặng, thường có giả mạc màu trắng ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi, có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục, trường hợp nặng có thể gây biến chứng và tử vong.

Rét buốt 13 độ C, người dân vẫn chen chân đến chợ hoa Quảng An ngày cận Tết

Minh Hà - Việt Anh |

Mặc dù Hà Nội đang rét buốt, nhiệt độ về đêm giảm sâu dưới 13 độ C nhưng chợ hoa Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội) vẫn tấp nập, nhộn nhịp người bán, kẻ mua trong những ngày cận Tết Nguyên đán 2023.

Giờ thứ 9: Điếng người khi biết con nuôi của chồng chính là con riêng (P1)

Nhóm PV |

Trong cuộc sống hiện đại, quan niệm "con nào cũng là con" được rất nhiều người ủng hộ. Và dù rằng là con trai hay gái cũng được yêu thương, chăm sóc như nhau. Tuy nhiên, vẫn có những người còn giữ những tư tưởng cổ hủ, lạc hậu, mong muốn có một cậu con trai để nối dõi và để hương hỏa cho ông bà tổ tiên. Vì lí do đó, nhiều người đã đánh mất niềm hạnh phúc của gia đình và những đứa con của chính họ.

Chương trình Giờ thứ 9 do NSND Khải Hưng là đạo diễn. Giọng đọc: NSND Minh Hòa – NSƯT Phú Thăng. Âm nhạc: Xuân Phương.

Bạn đang có những câu chuyện riêng muốn chia sẻ với độc giả của Báo Lao Động? Hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: media@laodong.vn.

Bản tin dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 19.1

NHÓM PV |

Dự báo thời tiết mới nhất 19.1: Khu vực Nam Bộ ngày mai có mây, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng, đêm không mưa.

Hà Nội: Tết vẫn chưa về đến... làng chài

Kim Sơn |

Hà Nội - Những ngày này không khí xuân đã tràn ngập khắp phố phường, người người nhà nhà ra đường sắm Tết. Tuy nhiên, ở làng chài Văn Đức (Gia Lâm) người dân vẫn đang tất bật mưu sinh, kiếm con tôm con cá cho bữa ăn hàng ngày.

Nhiều lý do để trừ, cắt thưởng Tết của người lao động

Bảo Hân |

Vụ việc một công ty tại Bạc Liêu có thông báo về việc cắt thưởng cuối năm do không like, share bài của giám đốc đang thu hút sự chú ý của dư luận.

Học viên 20 tuổi mắc bạch hầu tại TPHCM

Anh Nhàn |

Nam bệnh nhân mắc bệnh bạch hầu đang được điều trị tại Bệnh viện Quân y 175 (Bộ Quốc phòng) với tiến triển tốt. Dự kiến trong tuần sau bệnh nhân này sẽ xuất viện. 

Cấp 1 vạn liều vaccine uốn ván - bạch hầu cho ổ dịch ở Đắk Nông

BẢO TRUNG |

Lực lượng chức năng vừa cấp 1 vạn liều vaccine uốn ván - bạch hầu cho người dân ở ổ dịch xã Quảng Hòa, huyện Đắk G’long (Đắk Nông) để họ chủ động phòng chống căn bệnh nguy hiểm này...

5 khuyến cáo quan trọng của Bộ Y tế phòng chống bệnh bạch hầu

Thùy Linh |

Biểu hiện bệnh bạch hầu có thể từ nhẹ đến nặng, thường có giả mạc màu trắng ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi, có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục, trường hợp nặng có thể gây biến chứng và tử vong.