5 khuyến cáo quan trọng của Bộ Y tế phòng chống bệnh bạch hầu

Thùy Linh |

Biểu hiện bệnh bạch hầu có thể từ nhẹ đến nặng, thường có giả mạc màu trắng ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi, có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục, trường hợp nặng có thể gây biến chứng và tử vong.

Theo Cục Y tế dự phòng- Bộ Y tế, Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc cấp tính do vi khuẩn bạch hầu gây nên; bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, tuy nhiên cũng có thể gặp ở người lớn nếu không có miễn dịch.

Bệnh lây truyền dễ dàng qua đường hô hấp hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết từ niêm mạc mũi họng của bệnh nhân hoặc người lành mang trùng khi ho, hắt hơi, đặc biệt trong khu vực dân cư đông đúc hoặc nơi có điều kiện vệ sinh không đảm bảo.

Thông tin từ Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế nhấn mạnh biểu hiện bệnh bạch hầu có thể từ nhẹ đến nặng, thường có giả mạc màu trắng ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi, có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục, trường hợp nặng có thể gây biến chứng và tử vong.

Trước đây, bệnh lưu hành khá phổ biến ở hầu hết các địa phương trên cả nước. Từ khi vắc xin phòng bạch hầu được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng, bệnh đã được khống chế và chỉ ghi nhận một vài trường hợp lẻ tẻ do không tiêm vắc xin phòng bệnh, thường xảy ra ở các khu vực vùng sâu, vùng xa nơi có tỷ lệ tiêm chủng thấp.

Hiện bệnh bạch hầu chưa được loại trừ ở nước ta, do đó người dân vẫn có thể mắc bệnh nếu chưa tiêm vắc xin phòng bệnh và tiếp xúc với mầm bệnh.

Để chủ động phòng chống bệnh bạch hầu, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

1. Đưa trẻ đi tiêm chủng tiêm vắc xin phối hợp phòng bệnh bạch hầu: ComBe Five hoặc DPT-VGB-Hib (SII), Td đầy đủ, đúng lịch.

2. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hàng ngày; hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.

3. Đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng.

4. Khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu phải được cách ly và đưa đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.

5. Người dân trong ổ dịch cần chấp hành nghiêm túc việc uống thuốc phòng và tiêm vắc xin phòng bệnh theo chỉ định và yêu cầu của cơ quan y tế.

Lịch tiêm chủng vắc xin SII hoặc ComBe Five trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng: 

Mũi 1: Tiêm khi trẻ được 2 tháng tuổi

Mũi 2: Sau mũi thứ nhất 1 tháng

Mũi 3: Sau mũi thứ hai 1 tháng

Mũi 4: Khi trẻ 18 tháng tuổi.

Thùy Linh
TIN LIÊN QUAN

Biểu hiện lâm sàng của bệnh bạch hầu là gì?

Thanh Bình |

Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm trùng, nhiễm độc do vi khuẩn bạch hầu gây ra. Bệnh rất dễ dàng lây lan từ người này sang người khác qua đường hô hấp. Những triệu chứng của bệnh dễ nhầm lẫn với cảm lạnh thông thường. Vì vậy, bạn cần nắm chắc các biểu hiện lâm sàng để kịp thời điều trị.

Đắk Nông: Cách ly một làng vì xuất hiện bệnh bạch hầu

Hữu Long |

Chiều 22.6, ông Đặng Thành – Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Đắk Nông xác nhận đã cách ly 1 khu vực tại huyện Đắk G'long - nơi vừa xuất hiện nhiều ca nhiễm bệnh bạch hầu.

Đắk Nông: Ẩn họa tiềm tàng ổ dịch bệnh bạch hầu

Hữu Long |

Đắk Nông vừa ghi nhận một ca bệnh nhi tử vong sau khi dương tính với vi khuẩn bạch hầu tại xã Quảng Hòa, huyện Đắk G’long. Tình hình ổ dịch càng diễn biến nguy hiểm bởi tại khu vực nhiễm bệnh, tỉ lệ tiêm chủng của trẻ em đồng bào dân tộc ít người là cực thấp và đến nay, nguồn lây bệnh chưa được xác định rõ.

Câu lạc bộ Hải Phòng nhận thất bại đầu tiên tại V.League 2023

AN NGUYÊN |

Câu lạc bộ Hải Phòng nhận thất bại sát nút 2-3 trước Hồng Lĩnh Hà Tĩnh ngay trên sân nhà tại vòng 4 Night Wolf V.League 2023.

Cục An toàn thực phẩm lên tiếng vụ bê bối sữa bột nhiễm khuẩn tại Pháp

Thuỳ Linh |

Công ty sản xuất thực phẩm Lactalis của Pháp đã bị buộc tội liên quan đến vụ bê bối toàn cầu kéo dài 5 năm qua. Hàng chục trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng sức khỏe do uống sữa công thức (sữa bột) nhiễm khuẩn đường ruột salmonella.

Theo chân những phụ nữ lái đò tại Khu du lịch sinh thái Tràng An

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Ngày cuối tuần, khách du lịch tới tham quan tại Khu du lịch sinh thái Tràng An (Ninh Bình) cũng đông hơn ngày thường. Tại bến thuyền Tràng An, hàng nghìn phụ nữ làm nghề chèo đò ở đây cũng tất bật hơn...

Phụ huynh ở Bình Dương tố Apax English thu học phí nhưng không dạy

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương - Hàng chục phụ huynh tại Bình Dương đã tập trung làm đơn tố Trung tâm tiếng Anh Apax English - Apax Leaders chi nhánh Bình Dương thu học phí nhưng không dạy học.

Nguy cơ tiềm ẩn từ thiết bị định vị, camera giám sát người già

Thúy Ngọc (Theo Reuters) |

Chuyên gia cho rằng, những thiết bị định vị GPS, camera giám sát người cao tuổi trong nhà hữu ích, nhưng tiềm ẩn nguy cơ xâm phạm quyền riêng tư.

Biểu hiện lâm sàng của bệnh bạch hầu là gì?

Thanh Bình |

Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm trùng, nhiễm độc do vi khuẩn bạch hầu gây ra. Bệnh rất dễ dàng lây lan từ người này sang người khác qua đường hô hấp. Những triệu chứng của bệnh dễ nhầm lẫn với cảm lạnh thông thường. Vì vậy, bạn cần nắm chắc các biểu hiện lâm sàng để kịp thời điều trị.

Đắk Nông: Cách ly một làng vì xuất hiện bệnh bạch hầu

Hữu Long |

Chiều 22.6, ông Đặng Thành – Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Đắk Nông xác nhận đã cách ly 1 khu vực tại huyện Đắk G'long - nơi vừa xuất hiện nhiều ca nhiễm bệnh bạch hầu.

Đắk Nông: Ẩn họa tiềm tàng ổ dịch bệnh bạch hầu

Hữu Long |

Đắk Nông vừa ghi nhận một ca bệnh nhi tử vong sau khi dương tính với vi khuẩn bạch hầu tại xã Quảng Hòa, huyện Đắk G’long. Tình hình ổ dịch càng diễn biến nguy hiểm bởi tại khu vực nhiễm bệnh, tỉ lệ tiêm chủng của trẻ em đồng bào dân tộc ít người là cực thấp và đến nay, nguồn lây bệnh chưa được xác định rõ.