Có 7 trẻ mắc tay chân miệng tử vong, Bộ Y tế họp khẩn các tỉnh phía Nam

NGUYỄN LY |

TP Hồ Chí Minh – Hôm nay (ngày 23.6), Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương dẫn đầu Đoàn công tác Bộ Y tế làm việc với Trung tâm kiểm soát bệnh tật 20 tỉnh, thành phố phía Nam về công tác phòng chống dịch bệnh.

Báo cáo về công tác dịch bệnh tại các tỉnh thành phía Nam, tiến sĩ Nguyễn Vũ Thượng - Phó Viện trưởng phụ trách chuyên môn Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh cho biết, các tỉnh thành như Đồng Tháp, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Kiên Giang, TP Hồ Chí Minh… hiện là những địa phương dẫn đầu về số ca mắc tay chân miệng, sốt xuất huyết cao so với khu vực khác.

Trong vòng 1 tuần, toàn phía Nam có hơn 2.000 ca mắc, tăng 23% so với cùng kì năm trước. Đặc biệt, đã xác định có biến chủng virus tay chân miệng EV71 chiếm ưu thế, tỉ lệ tử vong cao, trong đó có 7 trường hợp tử vong.

Thứ
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương làm việc với 20 tỉnh thành phía Nam. Ảnh: Nguyễn Ly

Tại TP Hồ Chí Minh, 81% các ca nhập viện tại thành phố chưa được phân bổ hợp lý, điều này ảnh hướng đánh giá lâm sàng, xu hướng bệnh tật.

“Ví dụ, nếu xác định bệnh nhi mắc EV71 khoảng từ 0,1-02% sẽ có biểu hiện rõ ràng, khả năng dễ thành ổ dịch, tốc độ lây lan nhanh hơn… Chính vì vậy, phân độ bệnh được đánh giá rất quan trọng để kiểm soát tình hình dịch từ sớm”, ông Thượng nhấn mạnh.

Đặc biệt, trẻ em dưới 5 tuổi là đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất của tay chân miệng, nhưng không chỉ phòng tránh cho bệnh nhi tay chân miệng, mà người lớn cũng cần phòng tránh vì 50% người lớn mắc tay chân miệng nhưng không có triệu chứng và cũng là nguồn lây khi tiếp xúc với trẻ.

Cập nhật tình dịch bệnh tại một trong tỉnh có số ca mắc tay chân miệng, sốt xuất huyết tăng, đại diện HCDC tỉnh Đồng Nai cho biết, số ca mắc tay chân miệng toàn tỉnh Đồng Nai ghi nhận 1.649 ca, giảm 56,37% so với cùng kì năm 2022 (3.883) ca. Không ghi nhận ca tử vong. Tuy nhiên, từ đầu tháng 3 số ca mắc tay chân miệng có xu hướng tăng.

Ghi nhận ổ dịch sốt xuất huyết đang lưu hành đồng thời 2 tuýp Dengue 1 và Dengue 2.

“Tỉnh Đồng Nai đang cố gắng lập các kế hoạch, tập huấn để tránh tình trạng bùng phát dịch”, đại diện HCDC tỉnh Đồng Nai cho biết.

Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương cho biết, tình hình dịch bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết có xu hướng gia tăng, diễn biến phức tạp, có trường hợp tử vong. Trong thời gian qua, Bộ Y tế, các đơn vị, địa phương đã triển khai biện pháp phòng chống dịch tích cực, các tỉnh chủ động hơn về nguồn lực, triển khai hoạt động. Để đáp ứng kịp thời, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh, thứ trưởng đề nghị các tỉnh, địa phương khẩn trương ban hành kế hoạch phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm, phương án 4 tại chỗ.

Tổ chức tổ phân tuyến điều trị, phân luồng khám chữa bệnh, tăng cường tập huấn, giám sát chặt chẽ, thực hiện phòng lây nhiễm chéo trong cơ sở y tế...

NGUYỄN LY
TIN LIÊN QUAN

Tử vong do tay chân miệng: Phụ huynh bất an, bác sĩ chỉ ra dấu hiệu nặng

MINH HÀ - HOÀNG XUYẾN |

Theo các chuyên gia y tế, tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm do nhiều loại vi rút gây nên, đa phần trẻ mắc tay chân miệng có diễn biến nhẹ, nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể có nhiều biến chứng nguy hiểm như: sốc, viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp, thậm chí dẫn đến tử vong.

Nhiều bệnh nhi tay chân miệng nguy kịch được cứu sống

NGUYỄN LY |

TP Hồ Chí Minh - Trước số ca bệnh tay chân miệng gia tăng mỗi ngày, khoa Hồi sức tích cực chống độc, Bệnh viện Nhi đồng 1 đã tiếp nhận hơn 10 bệnh nhi tay chân miệng (TCM) nặng, nguy kịch (độ 3, 4) được cứu sống.

Bệnh tay chân miệng bùng phát, nguy cơ thiếu thuốc rất cao

NGUYỄN LY |

Bệnh tay chân miệng (TCM), là bệnh hàng năm đến mùa lại xuất hiện, bệnh có thể kiểm soát được. Tuy nhiên, năm nay biến chủng TCM nặng EV71 đã xuất hiện, cộng với việc trẻ sẽ “trả nợ hệ miễn dịch” sau đại dịch COVID-19 nên công tác phòng tránh càng cần được chú trọng. Thuốc điều trị cho bệnh TCM đang khan hiếm nên các bệnh viện đang phải dùng nhiều biện pháp thay thế.

Quốc hội chốt giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2023

Cường Ngô - Phạm Đông |

Theo Nghị quyết mới được Quốc hội thông qua việc giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) 2% từ 1.7.2023 đến 31.12.2023.

Phê chuẩn bổ nhiệm ông Nguyễn Hồng Nam làm Thẩm phán TAND tối cao

PHẠM ĐÔNG |

Quốc hội đã phê chuẩn bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đối với ông Nguyễn Hồng Nam, Thẩm phán cao cấp, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội.

Giả danh Công an quận Long Biên để lừa đảo người dân chuyển hơn 3 tỉ đồng

KHÁNH AN |

Một đối tượng đã giả danh Công an quận Long Biên, yêu cầu người dân phải tất toán số tiền tiết kiệm hơn 3 tỉ đồng rồi chuyển ngay vào một tài khoản do đối tượng này cung cấp.

Học sinh lớp 1 bị bỏ quên trên xe ôtô, hiệu trưởng viết tâm thư xin lỗi

Vân Trang |

Hiệu trưởng trường tiểu học Archimedes Academy (Hà Nội) đã viết tâm thư xin lỗi, nhận trách nhiệm sau vụ việc học sinh lớp 1 bị bỏ quên trên xe ôtô.

Người dân mua nhà gần công viên nhưng không dám đến vui chơi

PHẠM LINH |

Nhiều công viên tại Hà Nội đang bị rác thải bủa vây, khiến người dân e ngại việc đến đây vui chơi, tập thể dục.

Tử vong do tay chân miệng: Phụ huynh bất an, bác sĩ chỉ ra dấu hiệu nặng

MINH HÀ - HOÀNG XUYẾN |

Theo các chuyên gia y tế, tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm do nhiều loại vi rút gây nên, đa phần trẻ mắc tay chân miệng có diễn biến nhẹ, nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể có nhiều biến chứng nguy hiểm như: sốc, viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp, thậm chí dẫn đến tử vong.

Nhiều bệnh nhi tay chân miệng nguy kịch được cứu sống

NGUYỄN LY |

TP Hồ Chí Minh - Trước số ca bệnh tay chân miệng gia tăng mỗi ngày, khoa Hồi sức tích cực chống độc, Bệnh viện Nhi đồng 1 đã tiếp nhận hơn 10 bệnh nhi tay chân miệng (TCM) nặng, nguy kịch (độ 3, 4) được cứu sống.

Bệnh tay chân miệng bùng phát, nguy cơ thiếu thuốc rất cao

NGUYỄN LY |

Bệnh tay chân miệng (TCM), là bệnh hàng năm đến mùa lại xuất hiện, bệnh có thể kiểm soát được. Tuy nhiên, năm nay biến chủng TCM nặng EV71 đã xuất hiện, cộng với việc trẻ sẽ “trả nợ hệ miễn dịch” sau đại dịch COVID-19 nên công tác phòng tránh càng cần được chú trọng. Thuốc điều trị cho bệnh TCM đang khan hiếm nên các bệnh viện đang phải dùng nhiều biện pháp thay thế.