Nhiều bệnh nhi tay chân miệng nguy kịch được cứu sống

NGUYỄN LY |

TP Hồ Chí Minh - Trước số ca bệnh tay chân miệng gia tăng mỗi ngày, khoa Hồi sức tích cực chống độc, Bệnh viện Nhi đồng 1 đã tiếp nhận hơn 10 bệnh nhi tay chân miệng (TCM) nặng, nguy kịch (độ 3, 4) được cứu sống.

Trong 1 tuần qua, các bệnh nhi nặng phải thở máy, dùng thuốc vận mạch trợ tim đã có sức khoẻ tốt, trong đó có những trường hợp nguy kịch phải lọc máu cấp cứu cũng đã được cứu sống.

Đơn cử bệnh nhi Trần Tú A. (nữ, 14 tháng tuổi, Phú Vang, Thừa Thiên Huế) nhập viện ngày 15.6.2023 vì giật mình chới với.

Bé bệnh 6 ngày với 3 ngày đầu sốt nhẹ, xuất hiện hồng ban ở bàn tay, bàn chân kèm loét họng. Sau đó, bé bớt sốt, nhưng ngủ hay giật mình. Tối ngày thứ 5, bé còn giật mình chới với khi ngủ nên đến khám và nhập Bệnh viện Nhi Đồng 1.

Bệnh nhi tay chân miệng được chăm sóc đặc biệt. Ảnh: NGUYỄN LY
Bệnh nhi tay chân miệng được chăm sóc đặc biệt. Ảnh: NGUYỄN LY

Theo PGS. TS. Phạm Văn Quang, Trưởng khoa Hồi sức tích cực chống độc, Bệnh viện Nhi Đồng 1, tại khoa Nhiễm, bệnh nhi giật mình nhiều kèm run chi được chẩn đoán tay chân miệng nặng (độ 2b), điều trị tích cực Phenobarbital (thuốc chống co giật, dành cho bệnh nhân chuyển độ nặng), nhưng bệnh diễn tiến nhanh đến suy hô hấp, ngưng thở nên được đặt nội khí quản và chuyển ngay xuống khoa Hồi sức tích cực để thở máy.

Tại khoa Hồi sức tích cực, bệnh nhi trụy tim mạch với mạch nhanh > 200 lần/phút và tụt huyết áp đe dọa tính mạng.

Ngay lập tức, các bác sĩ Hồi sức đã dùng thuốc vận mạch trợ tim, truyền dịch chống sốc và tiến hành lọc máu cấp cứu cho bệnh nhi. Lọc máu là phương pháp điều trị hiệu quả góp phần cứu sống nhiều bệnh nhi tay chân miệng nặng, nhưng đây là một kỹ thuật rất khó do bệnh nhi tay chân miệng thường là trẻ nhỏ (bé 14 tháng, 11 kg) nên việc tiếp cận mạch máu rất khó khăn và tình trạng bệnh nặng diễn tiến nhanh nên dễ thất bại.

Tuy nhiên, các bác sĩ khoa Hồi sức tích cực đã nhanh chóng tiếp cận mạch máu thành công và tiến hành lọc máu cấp cứu sau 30 phút. Sau khi lọc máu, tình trạng bệnh nhi cải thiện tốt với sự ổn định sinh hiệu và chức năng các cơ quan. Sau 48 giờ lọc máu, bệnh nhi được cai máy lọc máu, sau đó cai máy thở sáng ngày 21.6.2023. Hiện tại, bé tỉnh táo, thở tốt, không tổn thương các cơ quan.

“Qua các trường hợp này, chúng tôi muốn nhắn nhủ đến các bậc phụ huynh cần chú ý là bệnh tay chân miệng đã vào mùa và đang tăng cao, đặc biệt có sự xuất hiện của EV71 là tác nhân thường gây bệnh tay chân miệng nặng, nguy cơ tử vong cao. Vì vậy, bệnh nhi tay chân miệng cần được chẩn đoán sớm, theo dõi sát và điều trị kịp thời”, bác sĩ Quang nhấn mạnh.

Đối với các bệnh nhi có loét họng, xuất hiện hồng ban, bóng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, mông, đầu gối… cần đến khám tại cơ sở y tế để được chẩn đoán, nhất là khi bệnh nhi có kèm dấu hiệu giật mình chới với.

Các dấu hiệu nặng của bệnh tay chân miệng cần chú ý như sốt cao liên tục, khó hạ, sốt trên 2 ngày, nôn ói nhiều, giật mình chới với, run chi, đi đứng loạng choạng, tay chân lạnh, vã mồ hôi, li bì, thở mệt… Khi có các dấu hiệu này cần đưa bệnh nhi đến ngay bệnh viện để được cấp cứu kịp thời.

NGUYỄN LY
TIN LIÊN QUAN

Trẻ 4 tuổi mắc tay chân miệng 3 lần, nguy cơ bệnh tái nhiễm và phức tạp

PHONG LINH - TẠ QUANG |

Chị Nguyễn Thị Kiều (TP Cần Thơ) có con trai 4 tuổi nhưng mắc bệnh tay chân miệng đến 3 lần. Đáng nói, lần này bệnh trở nặng và phải điều trị tại khoa hồi sức tích cực chống độc của Bệnh viện Nhi đồng TP Cần Thơ, khiến chị lo lắng lắng bệnh sẽ còn tái nhiễm và diễn biến phức tạp.

Bệnh tay chân miệng bùng phát, nguy cơ thiếu thuốc rất cao

NGUYỄN LY |

Bệnh tay chân miệng (TCM), là bệnh hàng năm đến mùa lại xuất hiện, bệnh có thể kiểm soát được. Tuy nhiên, năm nay biến chủng TCM nặng EV71 đã xuất hiện, cộng với việc trẻ sẽ “trả nợ hệ miễn dịch” sau đại dịch COVID-19 nên công tác phòng tránh càng cần được chú trọng. Thuốc điều trị cho bệnh TCM đang khan hiếm nên các bệnh viện đang phải dùng nhiều biện pháp thay thế.

Thiếu thuốc đặc trị, bệnh nhân tay chân miệng tạm được điều trị bằng thuốc khác

NGUYỄN LY |

TP Hồ Chí Minh - Hiện nay, tình trạng thiếu thuốc phenobarbital đặc trị bệnh tay chân miệng (TCM) độ 3-4 diễn ra ở tất cả các bệnh viện. Nguồn thuốc thiếu, bệnh nhi được điều trị thuốc thay thế, nhưng đó chỉ là loại thuốc "chữa cháy" vì khả năng bệnh nhi chuyển nặng, tử vong vẫn cao.

Đường gom, cầu vượt cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết có kịp xong trước 30.6?

DUY TUẤN |

Sau khi cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết qua Bình Thuận được đưa vào khai thác, vận hành tuyến chính từ 19.5 thì nhiều hạng mục như cầu vượt, đường gom dân sinh, hàng rào,… vẫn tiếp tục được thi công. Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đốc thúc các nhà thầu đẩy nhanh thi công và phải hoàn thành trước 30.6. Hiện chỉ còn 1 tuần nữa đến cột mốc trên nhưng nhiều hạng mục vẫn còn ngổn ngang.

Học sinh lớp 1 tại Hà Nội bị bỏ quên trên xe ô tô khi đi dã ngoại

Vân Trang |

Trong chuyến dã ngoại từ huyện Gia Lâm (Hà Nội) trở về, một học sinh Trường tiểu học Archimedes, quận Cầu Giấy bị bỏ quên trên xe đưa đón.

Cảnh tối tăm, ẩm thấp bên trong khu nhà tập thể cũ nát tại phường Nghĩa Tân

TÙNG GIANG - THIỆN NHÂN |

Các hộ dân sinh sống tại nhà tập thể A1 (thuộc tổ dân phố 14, phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội) luôn cảm thấy bất an bởi công trình sau nhiều năm không được tu sửa đã xuất hiện nhiều dấu hiệu xuống cấp nghiêm trọng và đối diện với nguy cơ cháy nổ.

Xe buýt bốc cháy ngùn ngụt khi đang lên dốc Vành đai 3

Khánh Linh |

Hà Nội - Xe buýt đang di chuyển trên đường dẫn Vành đai 3 trên cao thì bốc cháy ngùn ngụt.

Thanh tra 9 dự án ở huyện nghèo Bắc Kạn, phát hiện tới 10 dự án sai phạm

An Trịnh |

Sai phạm tồn tại ở cả 9 dự án đầu tư công thuộc huyện Pác Nặm. Thậm chí, cơ quan thanh tra còn chỉ ra thêm 1 dự án khác ngoài danh sách cũng dính sai phạm.

Trẻ 4 tuổi mắc tay chân miệng 3 lần, nguy cơ bệnh tái nhiễm và phức tạp

PHONG LINH - TẠ QUANG |

Chị Nguyễn Thị Kiều (TP Cần Thơ) có con trai 4 tuổi nhưng mắc bệnh tay chân miệng đến 3 lần. Đáng nói, lần này bệnh trở nặng và phải điều trị tại khoa hồi sức tích cực chống độc của Bệnh viện Nhi đồng TP Cần Thơ, khiến chị lo lắng lắng bệnh sẽ còn tái nhiễm và diễn biến phức tạp.

Bệnh tay chân miệng bùng phát, nguy cơ thiếu thuốc rất cao

NGUYỄN LY |

Bệnh tay chân miệng (TCM), là bệnh hàng năm đến mùa lại xuất hiện, bệnh có thể kiểm soát được. Tuy nhiên, năm nay biến chủng TCM nặng EV71 đã xuất hiện, cộng với việc trẻ sẽ “trả nợ hệ miễn dịch” sau đại dịch COVID-19 nên công tác phòng tránh càng cần được chú trọng. Thuốc điều trị cho bệnh TCM đang khan hiếm nên các bệnh viện đang phải dùng nhiều biện pháp thay thế.

Thiếu thuốc đặc trị, bệnh nhân tay chân miệng tạm được điều trị bằng thuốc khác

NGUYỄN LY |

TP Hồ Chí Minh - Hiện nay, tình trạng thiếu thuốc phenobarbital đặc trị bệnh tay chân miệng (TCM) độ 3-4 diễn ra ở tất cả các bệnh viện. Nguồn thuốc thiếu, bệnh nhi được điều trị thuốc thay thế, nhưng đó chỉ là loại thuốc "chữa cháy" vì khả năng bệnh nhi chuyển nặng, tử vong vẫn cao.