Chuyện “tai nạn nghề nghiệp” cười ra nước mắt tại bệnh viện tâm thần

Cao Thùy Liên - Vương Trần - thuylienna@gmail.com |

“Việc bị bệnh nhân (BN) đánh, chúng tôi coi là tai nạn nghề nghiệp như bao nhiêu ngành khác. Chỉ có điều, bác sĩ tâm thần thì chưa có bảo hiểm nghề nghiệp”, bác sĩ Nguyễn Quang Bính - Trưởng khoa B, Phó giám đốc Bệnh viện (BV) Tâm thần Hà Nội (phường Sài Đồng, quận Long Biên, Hà Nội) vừa mỉm cười, vừa ví von những cú đòn mà anh cũng như đồng nghiệp mình từng lãnh phải từ những BN tâm thần bằng một giọng điệu hóm hỉnh.

“Đêm hôm mò mẫm đi tìm BN là chuyện như cơm bữa”

Nếu hỏi BV nào là BV đặc biệt nhất, tôi sẽ nói đó là BV tâm thần. Ở đó, BN một mực không nhận mình có bệnh, gia đình thì giấu bác sĩ, còn bác sĩ lại phải tìm mọi cách cho BN uống thuốc. Bác sĩ Ngô Hùng Lâm - Phó giám đốc BV Tâm thần Hà Nội - cho biết: “Hiện tại, BV đang điều trị cho hơn 360 BN. Điều đặc biệt của những BN tâm thần là họ không bao giờ nhận mình bị bệnh. Khi được đưa vào đây, đa số BN đều trong trạng thái kích động, chống đối, không làm chủ được hành vi. Vậy mà, nhiều gia đình do mặc cảm xã hội, sợ hàng xóm, anh em biết nên giấu, đến khi con bị bệnh nặng mới đưa đến đây khiến cho quá trình điều trị vô cùng khó khăn”.

Chuyển về BV Tâm thần từ năm 1992, bác sĩ Nguyễn Quang Bính chia sẻ: “Ban đầu, tôi chỉ nghĩ đơn giản là xin về đây công tác để gần vợ, gần con. Đến khi vào làm việc tại đây mới thấm đủ tủi thân, buồn chán. Hồi đó, đường vào BV còn là hai hàng phi lao xanh rì, lổm nhổm đá sỏi chứ không bằng phẳng, đẹp đẽ như bây giờ. Dân cư quanh đây cũng không có. Lúc ấy, BV không khang trang như bây giờ đâu, tivi chưa có, BN lôi thôi lếch thếch, điện thì phập phù lúc có lúc không, còn phải tự mang gạo từ nhà đến đây nấu ăn. Áo mặc của bác sĩ thời đó gọi là áo “diềm bâu” màu cháo lòng. Nhìn quang cảnh đìu hiu, tôi buồn lắm. Thế mà qua thời gian lại thấy gắn bó lạ lùng. Phần vì thương cảm cho các BN, phần quý mến anh em đồng nghiệp sát cánh cùng nhau vượt qua những giai đoạn khó khăn nhất”.

Bác sĩ Bính kể lại, trước đây, BN trốn viện nhiều lắm. Đêm hôm, cán bộ, nhân viên gọi nhau đi tìm BN là chuyện như cơm bữa. “Có đêm, khoa tôi lúc ấy trực 4 người, khoa bên cạnh cũng vậy. Theo phân công, 2 người trực, 2 người ngủ. Đêm đó có BN trốn viện, thế là 2 người đang trực khoa này gọi 2 người khoa bên cạnh cùng nhau đi tìm. Có khi phải phóng xe sang đầu cầu Chương Dương, Long Biên để đón”, bác sĩ Bính kể.

Khi được cho ăn, BN tâm thần nhất quyết không ăn vì cho rằng trong thức ăn có thuốc độc. Lúc đó, điều dưỡng phải ép ăn, không thì phải cho truyền dịch, uống sữa. Nếu không ép được thì buộc phải bơm qua ống xông từ mũi thông vào dạ dày. Chăm BN tâm thần đã khổ, nhưng khổ hơn là khi những BN này lại mắc thêm bệnh khác. Khi ấy, bác sĩ phải khám, rồi chuyển BN sang các BV khác, sau đó sẽ thông báo cho gia đình. Tuy nhiên, nhiều gia đình do con cái bị bệnh lâu năm không khỏi đâm ra chán nản nên đôi khi nhận được cuộc gọi của BV vào ban đêm nhưng tận sáng hôm sau mới tới. Chưa kể, nếu BN có tai biến hoặc tự sát dẫn đến tử vong thì rất khó để giải thích với người nhà. Có những trường hợp, BN tử vong do tự sát hoặc tai biến, người nhà BN còn đòi tiền hỗ trợ.

“Hồi cuối năm 2002, BV có điều trị cho bệnh nhân Bạch Mai Thanh hơn 1 tháng, sau đó đưa sang BV Thanh Nhàn để khám, hội chẩn và điều trị nhưng không khỏi, cũng không liên hệ được với người nhà. Lúc đó, cả BV ai cũng lo lắng, cứ tưởng phải tự lo hậu sự nhưng khi đưa người này về lại BV Tâm thần điều trị mấy ngày sau thì BN này tỉnh. Đến khi cả BV chuẩn bị đón tết dương lịch thì gia đình mới đến đón”, bác sĩ Bính cho biết.

Cũng theo bác sĩ Nguyễn Quang Bính, tất cả các BV tâm thần ở Việt Nam hầu như đều có người nhà ở lại nhưng riêng BV Tâm thần Hà Nội thì không, vì nếu có quy định cho người nhà ở lại thì chắc chắn BV sẽ quá tải. Do đó, cán bộ, nhân viên nơi đây vừa phải đảm nhiệm công tác chuyên môn, vừa tự phân công nhau, người chuyên đi đo huyết áp, người đưa BN đi xét nghiệm, người cạo râu, cắt móng tay cho BN, người hướng dẫn BN tập phục hồi chức năng…, gánh nặng công việc cứ thế nhân đôi so với đồng nghiệp làm tại các BV khác nhưng thu nhập cũng chỉ ở mức tạm đủ trang trải cuộc sống.

Hiện nay, việc bác sĩ, điều dưỡng BV Tâm thần Hà Nội bị BN đánh đã giảm đi rất nhiều. Nhưng khi kể lại những “tai nạn nghề nghiệp” này, bác sĩ Bính vẫn không giấu được nét buồn dù giọng kể vẫn hóm hỉnh lắm. Bác sĩ Bính nói: “Hồi đó, BV chỉ những dãy nhà cấp 4. Buồng làm việc - buồng giao ban của cán bộ, nhân viên BN có thể đi qua được vì các cửa thông nhau. Hôm đó, có bác sĩ đang quay ra ngoài để làm việc thì bị một BN ở phía cửa sau cầm cả 1 cây lau nhà đánh thẳng từ trên xuống. Người ta nói, lúc đó bác sĩ ấy có “mụ” đỡ nên vô tình quay lại né được, nếu không thì chỉ lún sọ”.

Bác sĩ Bính nói vui: “Hồi đó, anh em ngồi với nhau hay bấm đốt ngón tay rồi nhẩm, vậy là từ năm 1992 đến nay, tổng số bác sĩ về và đi là ngang nhau, về được 12 ông thì chuyển đi mất 9 ông”.

 

“16 triệu của nó đâu?”

Ngoài việc tiếp nhận các BN do gia đình đưa đến, BV Tâm thần Hà Nội còn tìm kiếm và đưa các BN tâm thần lang thang ngoài đường về điều trị, chăm sóc. Lúc này, nhân viên của BV sẽ tắm rửa, cắt tóc cho BN, cố gắng tìm hiểu địa chỉ BN để thông báo cho gia đình. Theo bác sĩ Bính, trong những ngày đầu điều trị cho những BN này, bác sĩ sẽ cố gắng nói chuyện với họ rồi cố gắng chắp nhặt những chi tiết nhỏ nhất, căn cứ vào đó để tìm cách liên lạc với gia đình BN.

Có một câu chuyện khá buồn chúng tôi được bác sĩ Bính kể cho nghe. Đó là một số BN được gia đình đưa đến, rồi phó mặc cho BV. Đến khi BN đã ổn định sức khỏe, BV thông báo người nhà đến nhận mà họ cũng không đến. “Có thời điểm, BV phải lấy xe chở họ về địa phương. Cực chẳng đã mới phải làm vậy chứ nhìn BN bị đối xử như vậy, chúng tôi thương lắm”.

Tuy nhiên, cũng có gia đình lại rất vui mừng khi nhận được thông báo từ BV rằng người thân của họ đang điều trị tại đây. Bác sĩ Bính kể: “Trước tết năm nay, BV có nhận được một BN nam nghiện rượu. Sau này, nghe gia đình kể lại là anh ta lên Hà Nội thăm người nhà rồi mãi không thấy về. Lúc đó, khoảng khoảng 6h30 tối, khi đang làm việc thì tôi nhận được thông tin có BN sản rượu, xét nghiệm ure máu tăng, có thể sẽ tử vong. Sau khi tiếp nhận BN này, BV đã gọi đến UBND xã, trạm y tế xã. Rất may tại trạm y tế xã lúc đó có y tá là hàng xóm của người này đang trực nên đã thông báo với gia đình BN. Nhận được tin, họ tức tốc tới BV ngay, trên đường đến đây cứ gọi tôi liên tục. Thế nhưng, khi gia đình của BN này đến, sau khi trò chuyện một lúc thì họ hỏi “thế 16 triệu của nó đâu?”. Hóa ra, BN này khi đi mang theo 16 triệu đồng, rơi rớt hay đã tiêu đâu không biết nên giờ gia đình hỏi chúng tôi như thế”.

 

Ngày lễ buồn và nỗi tủi thân

Chưa cần nói đến thu nhập hay lễ tết, chỉ cần nghe các bác sĩ tâm thần kể về những việc không tên mà họ phải làm đã thấy họ quá nhiều thiệt thòi so với những đồng nghiệp tại những BV khác.

Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27.2) đã qua được một tuần, dư âm của ngày lễ ấy tại BV Tâm thần Hà Nội mà chúng tôi ghi nhận được là vài ba lẵng hoa nhỏ quắt queo bởi cái nắng gắt cuối xuân, chúng khác hẳn với hàng trăm lẵng hoa to hơn cả người mà hình như chúng tôi đã thấy tại các BV khác.

“Tôi nhận được 6 hay 7 tin nhắn chúc mừng gì đó. BV thì nhận được mấy lẵng hoa. Còn các bác sĩ và điều dưỡng khác thì tôi không biết”, bác sĩ Bính thật thà, giọng điệu bình thản với một nụ cười hiền nhưng sao tôi vẫn cảm nhận được trong ánh mắt anh vẫn có nỗi niềm gì đó như là tủi thân.

Bác sĩ Bính còn kể, đã từng dự nhiều đám cưới của các BN sau khi đã điều trị khỏi. Nhưng trong ngày vui ấy, tuyệt nhiên anh không nhận được lời giới thiệu nào từ người thân của họ rằng, đây là bác sĩ đã từng giúp con họ khỏi bệnh.

“Rồi, trong những cuộc họp lớp, tụ tập bạn bè hay người thân, khi người này hỏi tôi làm gì và tôi giới thiệu mình là bác sĩ tâm thần thì họ chỉ hỏi tôi một, hai câu rồi thôi, mọi câu chuyện cứ thế ngắn đi, mối quan hệ vì thế cũng hẹp dần”, bác sĩ Bính ngậm ngùi.

“Đôi khi, tôi cũng thấy chạnh lòng”, bác sĩ Bình nói. "Thế sao anh không chuyển công tác, đến một BV tốt hơn?”, anh cười: “Đi thì đi lâu rồi. Gắn bó mấy chục năm trời, anh em coi nhau như ruột thịt, đi sao được?”.

Cao Thùy Liên - Vương Trần - thuylienna@gmail.com
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.