Các dịch bệnh truyền nhiễm diễn biến khó lường, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát

Thùy Linh |

Theo Bộ Y tế, dịch COVID-19 và các bệnh truyền nhiễm khác cơ bản vẫn đang được kiểm soát trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm dự báo diễn biến khó lường, luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát; các tác nhân gây bệnh liên tục biến đổi.

Nguyên nhân gia tăng bệnh truyền nhiễm

Báo cáo của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho thấy, năm 2022, cả nước ghi nhận 371 nghìn ca mắc sốt xuất huyết, có 144 trường hợp tử vong. Số mắc tăng hơn 5 lần, số ca tử vong tăng 5,3 lần so với năm 2021.

Bệnh tay, chân, miệng cũng ghi nhận hơn 66 nghìn trường hợp mắc, có ba ca tử vong (số mắc tăng 1,7 lần, số ca tử vong giảm tám ca). Bệnh dại, ghi nhận 70 ca tử vong, tăng bốn ca so với năm 2022.

Riêng với dịch COVID-19, tích lũy từ đầu dịch đến nay, cả nước ghi nhận 11.528.303 ca, trong đó có 43.186 ca tử vong. Đến nay đã hơn 3,5 tháng, Việt Nam không ghi nhận ca tử vong do COVID-19.

Các dịch bệnh truyền nhiễm khác ổn định, không ghi nhận các ổ dịch lớn; các dịch bệnh lưu hành, các bệnh có vaccine dự phòng trong nước như cúm, sởi... cơ bản được kiểm soát.

Về tình hình dịch bệnh đầu năm 2023, ông Nguyễn Lương Tâm- Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết cho hay, đến nay cả nước đã ghi nhận được 25.490 ca mắc sốt xuất huyết (tăng 2 lần so với cùng kỳ năm trước), trong đó có ba ca tử vong. Các địa phương có số ca mắc sốt xuất huyết cao là: TP Hồ Chí Minh, Bình Thuận, An Giang, Đồng Nai, Đà Nẵng, Khánh Hoà.

Đối với COVID-19, trong tháng 3.2023 cả nước ghi nhận ghi nhận 384 ca (giảm 8,6% so với tháng 2), tuy nhiên hiện số ca mắc COVID-19 có xu hướng gia tăng từ đầu tháng 4 đến nay.

Cụ thể, trong 7 ngày qua (từ ngày 6.4 đến ngày 12.4), cả nước ghi nhận 849 ca mắc mới, trung bình có 120 ca mắc mới mỗi ngày, tăng 4,2 lần so với bảy ngày trước đó. Trong đó, nhóm tuổi từ 50 trở lên ghi nhận 262 ca (chiếm 30,9% số ca mắc mới). Riêng ngày 13.4, ghi nhận gần 500 ca mắc mới.

Nhận định về nguyên nhân tình hình dịch bệnh truyền nhiễm ở nước ta gia tăng thời gian qua, Phó Cục trưởng Y tế dự phòng Nguyễn Lương Tâm cho rằng, do tình trạng ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, thiên tai, đô thị hoá; tình trạng chủ quan, lơ là, thiếu chủ động, quyết liệt xảy ra tại một số nơi, một số thời điểm; sự vào cuộc của các cấp, các ngành chưa đồng bộ, nhất quán.

Phó Cục trưởng Nguyễn Lương Tâm khẳng định dịch COVID-19 và các bệnh truyền nhiễm khác cơ bản vẫn đang được kiểm soát trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm dự báo diễn biến khó lường, luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát; các tác nhân gây bệnh liên tục biến đổi.

Dịch COVID-19 hiện vẫn là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng quốc tế, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát với các biến thể mới; các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, mới nổi tiếp tục xuất hiện và lây lan (Marburg, cúm A (H5N1).

Một số bệnh lưu hành như tay chân miệng, sốt xuất huyết..., bệnh truyền nhiễm dự phòng bằng vaccine cũng có nguy cơ gia tăng số mắc; tỉ lệ tiêm chủng mở rộng, tiêm vaccine phòng COVID-19 chưa đạt như mong muốn; số chưa tiêm chủng cao, khả năng miễn dịch giảm.

Mục tiêu giảm tối đa tỉ lệ mắc và tử vong

Về kế hoạch phòng chống dịch năm 2023, Bộ Y tế đưa ra mục tiêu giảm tối đa tỉ lệ mắc và tử vong do các bệnh truyền nhiễm so với trung bình năm giai đoạn 2016-2020; khống chế kịp thời, hạn chế tối đa nguy cơ dịch bệnh bùng phát để góp phần bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân và phát triển kinh tế, xã hội.

Năm 2023, Bộ Y tế tiếp tục đẩy mạnh việc hoàn thiện, xây dựng hệ thống thể chế như: Hoàn thiện hồ sơ Luật Phòng bệnh, ban hành các Thông tư quy định gói dịch vụ y tế cơ bản do trạm y tế xã thực hiện; sửa đổi Thông tư 54/2015/TT-BYT; sửa đổi Thông tư 37/2017/TT-BYT.

Đồng thời cập nhật, sửa đổi, ban hành Phương án bảo đảm công tác y tế với dịch COVID-19; Các hướng dẫn giám sát, phòng chống (COVID-19, sốt xuất huyết, tay chân miệng, đậu mùa khỉ); Hướng dẫn tiêm vaccine COVID-19 và các bệnh truyền nhiễm khác; hướng dẫn phân vùng dịch tễ các bệnh do ký sinh trùng và các hướng dẫn chẩn đoán, điều trị các bệnh truyền nhiễm...

Thực hiện các chỉ tiêu chung về chuyên môn, kỹ thuật như duy trì thành quả thanh toán bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh và đảm bảo tỉ lệ tiêm chủng đầy đủ vaccine tiêm chủng mở rộng đạt 95% quy mô cấp xã; 100% bệnh, dịch bệnh mới phát sinh được phát hiện và xử lý kịp thời...

Thùy Linh
TIN LIÊN QUAN

Số ca COVID-19 tăng nhưng vẫn trong tầm kiểm soát

Trang Hà |

GS.TS Phan Trọng Lân - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết - hiện Omicron vẫn là biến thể chủ đạo, biến thể phụ xuất hiện nhiều nhưng không làm gia tăng nguy cơ chuyển nặng bệnh nhân mắc COVID-19.

Dịch COVID-19 căng thẳng trở lại và mối lo ngại nhất của Bộ Y tế

Trang Linh |

Trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, số ca nhiễm liên tục tăng trong nhiều ngày qua, chiều 13.4, lãnh đạo Cục Y tế Dự phòng- Bộ Y tế đã cung cấp thông tin cho báo chí về vấn đề này. 

Số ca COVID-19 tiếp tục tăng nhanh, có cần thiết tiêm vaccine nhắc lại

AN AN - MINH HÀ |

Ngày 12.4, cả nước ghi nhận 261 ca mắc COVID-19 - con số cao nhất ghi nhận trong ngày kể tử đầu năm đến nay. Trước tình hình số ca gia tăng trở lại, điều người dân quan tâm là có cần thiết tiêm nhắc lại vaccine COVID-19.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken thăm Đại học Bách khoa Hà Nội

Thanh Hà - Hải Nguyễn |

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken thăm Đại học Bách Khoa Hà Nội (HUST) - một trong những trường đại học về kỹ thuật hàng đầu của Việt Nam - vào chiều 15.4 trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam.

Dự báo diễn biến nắng nóng và hoạt động của bão trong 3 tháng tới

AN AN |

Cơ quan khí tượng dự báo khoảng từ giữa tháng 6 có khả năng bão hoặc áp thấp nhiệt đới bắt đầu xuất hiện trên khu vực Biển Đông.

Hạn cuối khóa sim 2 chiều, hơn một triệu thuê bao vẫn chưa chuẩn hóa

MINH HÀ- ĐỨC TRUNG |

Hôm nay (15.4) là hạn cuối cùng để người dân thực hiện việc chuẩn hóa thông tin thuê bao di động, nếu không sẽ bị khóa sim 2 chiều. Vì vậy, tại một số điểm giao dịch của các nhà mạng ở Hà Nội, người dân đã đổ xô đến làm thủ tục.

1001 lý do khiến phụ nữ ngại sinh con

NHÓM PV |

Tại TP.HCM (năm 2021), mỗi phụ nữ trung bình chỉ sinh 1,48 con. Xã hội càng phát triển, tâm lý ngại sinh con thứ 2 thậm chí không muốn sinh con ngày càng phổ biến trong xã hội. Những yếu tố nào khiến cho phụ nữ, nhất là phụ nữ tại các thành thị ngày càng ngại sinh con?

Hà Nội phát triển du lịch golf để hút khách chi trả cao

Chí Long |

Xác định du lịch golf là sản phẩm tiềm năng, Hà Nội sẽ tập trung thu hút khách trải nghiệm du lịch golf, tổ chức sự kiện, giải đấu golf...

Số ca COVID-19 tăng nhưng vẫn trong tầm kiểm soát

Trang Hà |

GS.TS Phan Trọng Lân - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết - hiện Omicron vẫn là biến thể chủ đạo, biến thể phụ xuất hiện nhiều nhưng không làm gia tăng nguy cơ chuyển nặng bệnh nhân mắc COVID-19.

Dịch COVID-19 căng thẳng trở lại và mối lo ngại nhất của Bộ Y tế

Trang Linh |

Trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, số ca nhiễm liên tục tăng trong nhiều ngày qua, chiều 13.4, lãnh đạo Cục Y tế Dự phòng- Bộ Y tế đã cung cấp thông tin cho báo chí về vấn đề này. 

Số ca COVID-19 tiếp tục tăng nhanh, có cần thiết tiêm vaccine nhắc lại

AN AN - MINH HÀ |

Ngày 12.4, cả nước ghi nhận 261 ca mắc COVID-19 - con số cao nhất ghi nhận trong ngày kể tử đầu năm đến nay. Trước tình hình số ca gia tăng trở lại, điều người dân quan tâm là có cần thiết tiêm nhắc lại vaccine COVID-19.