Bộ Y tế: Chưa coi COVID-19 là bệnh lưu hành, chưa công bố hết dịch

Lệ Hà |

Bộ Y tế vừa có văn bản trình Chính phủ các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới. Trong đó, Bộ Y tế đề xuất chưa coi bệnh COVID-19 là bệnh lưu hành, thực hiện các biện pháp chuyển tiếp từ phòng chống đại dịch sang quản lý bền vững; Chưa công bố hết dịch.

Theo Bộ Y tế, trên thế giới, biến thể phụ BA.4, BA.5 của chủng Omicron có khả năng lây lan nhanh và các biến thể mới liên tục xuất hiện hoặc tiến hóa. Mới nhất là BA.2.75, BA.2.12.1 có khả năng làm giảm miễn dịch qua thời gian và có thể làm dịch bùng phát trở lại.

Trong nước đã ghi nhận biến thể phụ BA.4, BA.5, đặc biệt tại các tỉnh phía Nam các biến thể này đã bắt đầu chiếm ưu thế; tỉ lệ tiêm vaccine mũi 3, mũi 4 và tiêm cho trẻ em tại một số nơi còn thấp.

Số ca mắc đang gia tăng trở lại và có xu hướng tiếp tục tăng có thể gây quá tải hệ thống y tế, nhất là trong bối cảnh nguy cơ xảy ra "dịch chồng dịch" do một số bệnh dịch lưu hành khác (cúm A, sốt xuất huyết, tay chân miệng...) đang trong mùa cao điểm và khả năng xâm nhập của các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới nổi (đậu mùa khỉ, viêm gan cấp tính...).

Do đó, Bộ tế đề xuất tiếp tục giữ COVID-19 là bệnh truyền nhiễm nhóm A; Chưa coi bệnh COVID-19 là bệnh lưu hành, thực hiện các biện pháp chuyển tiếp từ phòng chống đại dịch sang quản lý bền vững; Chưa công bố hết dịch; Điều chỉnh về biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 đã triển khai.

Theo giải thích của Bộ Y tế, sự xuất hiện một cách ổn định của bệnh hoặc tác nhân gây bệnh trong một khu vực địa lý hoặc nhóm quần thể dân số nhất định; hoặc có tỉ lệ mắc bệnh (hiện mắc/mới mắc) tương đối cao trong một khu vực địa lý hoặc trong một quần thể nhất định.

Một bệnh được coi là lưu hành khi có một số tiêu chí cụ thể: có sự tồn tại thường xuyên tác nhân gây bệnh; tồn tại quần thể cảm nhiễm và ổ chứa tác nhân gây bệnh; bệnh dịch xảy ra ở một nhóm đối tượng cụ thể hoặc quần thể dân số trong địa bàn nhất định; tỉ lệ mắc bệnh có tính ổn định và có thể dự báo được.

Trong khi đó, đối với dịch COVID-19, hầu hết các nước trên thế giới có số mắc và tử vong chưa ổn định, xu hướng tăng giảm thay đổi khi có xuất hiện các biến thể mới. Các biển thể mới liên tục xuất hiện, miễn dịch (do vaccine và mắc bệnh) chưa có tính ổn định lâu dài và giảm dần theo thời gian, do đó dịch bệnh có thể bùng phát trở lại bất kỳ lúc nào.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng khuyến khích các quốc gia thực hiện các biện pháp chuyển tiếp từ phòng chống đại dịch sang quản lý bền vững.

Tại Việt Nam, tình hình dịch COVID-19 đã cơ bản kiểm soát trên phạm vi toàn quốc, tuy nhiên số ca mắc đã có xu hướng gia tăng trở lại trong thời gian gần đây và vẫn ghi nhận các ca tử vong, nhiều ca bệnh nặng đang được theo dõi, điều trị. Việt Nam cơ bản đáp ứng được những điều kiện cần thiết để chuyển tiếp từ phòng chống đại dịch sang quản lý bền vững.

Bộ Y tế nêu rõ hiện nay WHO vẫn cảnh báo dịch COVID-19 là tình trạng đại dịch trên toàn cầu.

Trước tình hình dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam, việc duy trì công bố dịch COVID-19 như hiện nay đảm bảo được sự quan tâm và huy động nguồn lực của toàn thể hệ thống chính trị, xã hội trong công tác chống dịch.

Bộ Y tế cũng nhận định cần cảnh giác với các biến thể mới của virus, chuẩn bị sẵn sàng đáp ứng với các tình huống có thể xảy ra của dịch bệnh.

Lệ Hà
TIN LIÊN QUAN

Một quận Hà Nội phát động “Chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng COVID-19”

Hà Thái |

Hà Nội - Sáng 11.8, Ban Chỉ đạo phòng, chống COVID-19 quận Ba Đình tổ chức phát động “Chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng COVID-19” trên địa bàn quận, thiết thực hưởng ứng Công điện số 03/CĐ-UBND, ngày 9.8.2022, của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội về việc tăng cường công tác tiêm chủng vắc xin COVID-19.

Số ca COVID-19 tăng cao, công nhân lo mất việc, về quê

Minh Phương - Quế Chi |

Thời gian gần đây, ca mắc COVID-19 mới tại Việt Nam tiếp tục tăng, thậm chí, chỉ trong vài ngày, liên tiếp ca mắc mới đều vượt mốc 2.000 F0. Công nhân lo lắng, dịch chồng dịch sẽ ảnh hưởng tới việc làm, thu nhập từ nay đến cuối năm.

9 địa phương ở TPHCM đạt trên 1.000 lượt tiêm vaccine COVID-19 mỗi ngày

Thanh Chân |

TPHCM - Có 9/22 địa phương đạt số lượt tiêm vaccine COVID-19 trên 1.000 lượt/ngày, gồm TP.Thủ Đức, quận Tân Bình, Bình Thạnh, Bình Tân, quận 7, quận 12, huyện Bình Chánh, Hóc Môn và Củ Chi.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

Một quận Hà Nội phát động “Chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng COVID-19”

Hà Thái |

Hà Nội - Sáng 11.8, Ban Chỉ đạo phòng, chống COVID-19 quận Ba Đình tổ chức phát động “Chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng COVID-19” trên địa bàn quận, thiết thực hưởng ứng Công điện số 03/CĐ-UBND, ngày 9.8.2022, của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội về việc tăng cường công tác tiêm chủng vắc xin COVID-19.

Số ca COVID-19 tăng cao, công nhân lo mất việc, về quê

Minh Phương - Quế Chi |

Thời gian gần đây, ca mắc COVID-19 mới tại Việt Nam tiếp tục tăng, thậm chí, chỉ trong vài ngày, liên tiếp ca mắc mới đều vượt mốc 2.000 F0. Công nhân lo lắng, dịch chồng dịch sẽ ảnh hưởng tới việc làm, thu nhập từ nay đến cuối năm.

9 địa phương ở TPHCM đạt trên 1.000 lượt tiêm vaccine COVID-19 mỗi ngày

Thanh Chân |

TPHCM - Có 9/22 địa phương đạt số lượt tiêm vaccine COVID-19 trên 1.000 lượt/ngày, gồm TP.Thủ Đức, quận Tân Bình, Bình Thạnh, Bình Tân, quận 7, quận 12, huyện Bình Chánh, Hóc Môn và Củ Chi.