Bí mật rợn người trong các túi rác thải y tế giữa phố đông

SƠN ĐÔ - THÙY LINH |

Qua khảo sát ở trước cửa một số phòng khám ở Hà Nội, nhóm PV Báo Lao Động đã ghi nhận một tình trạng vô lối đến mức khó có thể hình dung được giữa một thủ đô đang vươn tới văn minh sạch đẹp. Ở khu vực đường Giải Phóng, nhiều phòng khám tư nhân vô tư xả rác thải y tế ra vỉa hè, xuống lòng đường, lúc nào tử tế hơn thì vùi các nguồn lây bệnh đáng sợ đó vào xe rác thông thường của khu dân cư.
Kinh hoàng bơm kim tiêm, mẫu bệnh phẩm, rác thải y tế vứt trên phố Hà Nội

Hầu hết những người “xả thải” này làm việc ở trong các cơ sở y tế. Họ được đào tạo và cơ sở của họ được cấp phép hoạt động trị bệnh cứu người hẳn hoi. Về góc độ môi trường và sức khỏe cộng đồng, thì việc làm này hết sức nguy hiểm, nó khiến tình trạng lây nhiễm chéo hành hoành, vi khuẩn lây lan vào người dân vô tội.

Theo quy định, các bơm kim tiêm sắc nhọn đỏ đòng đọc máu người; kèm theo bông băng vấy máu, thậm chí cả các mẫu bệnh phẩm và cả các “hài nhi” từ các cuộc nạo hút thai... đều phải được tiêu hủy, xử lý bằng công nghệ đặc biệt. Cụ thể ở đây là các công ty xử lý môi trường của Hà Nội đã được đầu tư dây chuyền công nghệ đắt đỏ bậc nhất thế giới, đã được giao “chuyên trách” vấn đề này từ nhiều năm!

Tuy nhiên, vì lợi nhuận, vì tiếc tiền, vì coi thường đạo đức và luật pháp, nhiều cán bộ mặc blue trắng đã không thuê các công ty môi trường xử lý triệt để rác thải y tế độc hại. Họ vứt rác thải y tế độc hại kia ra đường, ra vỉa hè, ra xe rác công cộng. Một bảo vệ trong khu vực kể trên, khi được hỏi đã thẳng thắn: Tôi làm ở đây 20 năm rồi, vẫn thấy họ vứt như vậy nhưng tôi không biết trong đó có xi lanh và bông băng toàn máu người như các nhà báo vừa “mở túi rác” tố cáo ở đây. Ghê quá. Đúng là, họ để trong túi nylon thông thường bỏ ra vỉa hè, chúng tôi cứ nghĩ vỏ hoa quả hay thức ăn thừa! Ai giẫm phải xi lanh nhọn hoắt kia thì không khéo lây nhiễm bệnh, “lây” AIDS như chơi.

Chúng ta từng biết đến đội thiện nguyện gồm những người tử tế ở Hà Nội đi đến các phòng nạo hút thai, “điều hòa kinh nguyệt” trong khu vực này để gom hài nhi/ “thai nhi” bị chối bỏ về mai táng, cầu siêu, an ủi linh hồn các “thiên thần bé”. Có nhân viên vệ sinh môi trường còn tiết lộ, họ từng thu gom “rác” có chứa các “cục máu”/ “hài nhi” đến từ các cuộc nạo hút kinh dị trong phòng khám tư.

Đỏ lòm máu người.

Khi “ông phòng khám” mời phóng viên “đi uống nước” rồi bốc rác rưởi đem ngược vào trong nhà

Khi nhóm PV chúng tôi cầm máy quay vào phỏng vấn, một nhân viên bán thuốc nhìn vào đống mẫu bệnh phẩm và xi lanh vấy máu trước cửa hiệu của mình đã quầy quậy chỉ tay sang phòng khám cách mình không xa và thẳng thắn: “Họ vứt ra đấy, đấy!”. Thậm chí có ông cán bộ phòng khám V số 103 ấy, sau khi thấy chúng tôi quay phim chụp ảnh và thẳng thắn tố cáo nhân viên phòng khám vứt rác thải y tế độc hại ra đường..., ông này đã tận tụy dùng tay trần bốc hết dây chuyền, ống nhựa, bơm kim tiêm, bông gạc với nhiều “họa tiết” đỏ úa toàn máu để rồi... đem ngược vào trong phòng khám của mình!

Ông thoái thác trách nhiệm trước ống kính của chúng tôi: Chắc đứa nhân viên mà phòng khám chúng tôi mới nhận về nó không biết quy định nên vứt ra đó thôi, mai sẽ bảo nó dọn. Thậm chí ông cũng không quên cho biết, ông ký hợp đồng với công ty môi trường chuyên trách rác thải y tế độc hại đem đi tiêu hủy, “mất 6,8 triệu đồng tiền rác thải chứ có phải không đâu”.

Ông cũng ngỏ ý xin nhóm PV chúng tôi “lần đầu tiên thì bỏ qua, (phòng khám chúng tôi) sẽ không tái phạm” và “chú mời cháu đi... uống nước!”. Vậy là dù ngụy biện thế nào, thì người của phòng khám đã thừa nhận ném rác thải y tế độc hại, bông băng kim tiêm ra đường. Đó là chuyện có thật 100%.

Rác thải y tế độc hại tràn ra vỉa hè lòng đường.

Ông Vũ Văn Thắng, ở 135 phố Lê Thanh Nghị, phường Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, người đi tập thể dục buổi chiều qua các phòng khám ném rác thải y tế độc hại xuống đường phố, cho biết: Chúng tôi rất buồn cho một bộ phận cán bộ làm ngành y tế, làm nhiệm vụ cứu người mà lại có thể vứt kim tiêm, bông băng đầy máu mủ rồi các mẫu bệnh phẩm xuống đường. Điều này quá nguy hiểm và bà con rất bức xúc.

Cả dãy phòng khám ngay ở khu vực đường Giải Phóng sầm uất, lại nằm ngay đối diện cổng Bệnh viện Bạch Mai. Hầu như ngày nào chúng tôi cũng đi bộ tập thể dục qua, nhìn như thế rất sợ. Quá mất vệ sinh, nguy cơ lây nhiễm bệnh cho cộng đồng là quá lớn.

Đề nghị cơ quan chức năng của phường, quận và thành phố, đặc biệt là lực lượng thanh kiểm tra của ngành y tế cần nghiêm túc vào cuộc vì sự công bằng cũng như các giá trị nhân văn mà xã hội ta cần phải thượng tôn!

Nhiều cư dân trong khu vực, khi chúng tôi chính thức phỏng vấn, họ cũng có nỗi bất bình tương tự.

Một cán bộ phòng khám trong khu vực trên (ở Hà Nội), tiết lộ: Mỗi năm cơ sở của bà phải đóng 5.440 nghìn đồng cho đơn vị chuyên xử lý rác thải y tế, một tuần họ đến thu gom 2 lần. Tuy nhiên, không phải phòng khám và bệnh viện nào cũng tuân thủ các quy trình quan trọng kể trên. Có cán bộ phòng khám, sau khi bị chúng tôi “bóc mẽ” việc vứt rác thải y tế nguy hiểm bừa bãi ra môi trường, bên cạnh có ý “mời cháu đi uống nước” để thương lượng thì ông cũng không quên trình cho chúng tôi cái hợp đồng với Urenco thu gom rác thải y tế của cơ sở mình với giá 6,8 triệu đồng/năm. Vậy là việc “có hợp đồng” để trình ra khoe với hành động thực tế nó không khớp nhau tí nào cả. Đằng sau đó là điều gì khuất tất, hay là kẽ hở quá lớn trong công tác thanh kiểm tra?

GẦN 3.000 CƠ SỞ KHÁM CHỮA BỆNH TƯ NHÂN MÀ LỰC LƯỢNG THANH KIỂM TRA CÒN QUÁ MỎNG!

Theo đại diện Sở Y tế Hà Nội, hiện nay hệ thống cơ sở khám chữa bệnh ngoài công lập trên thành phố bao gồm 2.931 cơ sở trong đó: 145 phòng khám đa khoa, 2.221 phòng khám chuyên khoa và cơ sở dịch vụ y tế; 565 phòng chẩn trị y học cổ truyền. Các cơ sở khám chữa bệnh ngoài công lập khi hoạt động đều phải có giấy phép hoạt động khám chữa bệnh. Cơ sở được cấp GPHĐ phải đảm bảo các điều kiện cơ sở vật chất, nhân sự, trang thiết bị y tế và các điều kiện vệ sinh môi trường và các điều kiện khác. Khi cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh đối với các cơ sở có phát sinh rác thải y tế thì hồ sơ đề nghị cấp phép phải có hợp đồng xử lý chất thải, rác thải y tế theo quy định. Trong quá trình hoạt động các cơ sở phải đảm bảo việc thu gom, phân loại chất thải, rác thải y tế theo đúng quy định (tại cơ sở có các thiết bị phân loại riêng giữa rác thải sinh hoạt và rác thải y tế, chất thải lây nhiễm, không lây nhiễm, vật sắc nhọn...).

Việc kiểm tra, giám sát, quản lý việc xử lý chất thải y tế (gồm chất thải rắn và chất thải lỏng) còn là trách nhiệm của các cơ quan ban ngành khác như: Cảnh sát môi trường, sở tài nguyên môi trường, UBND quận, huyện, thị xã. Khó khăn trong công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý đối với hoạt động của các cơ sở hành nghề khám chữa bệnh tư nhân nói chung và vấn đề quản lý chất thải y tế nói riêng là: Nhân lực tham gia trực tiếp công tác thanh tra, kiểm tra hậu kiểm từ cấp thành phố đến quận/huyện, xã/phường/thị trấn còn ít trong khi số lượng cơ sở hành nghề lớn. Ý thức của một bộ phận nhỏ các cơ sở hành nghề chưa tốt trong công tác xử lý rác thải y tế. Thêm nữa, thực tế là, hiện nay trên địa bàn thành phố Hà Nội còn ít đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải y tế, trong khi đó số lượng cơ sở hành nghề tư nhân rất lớn (...).

(Còn nữa)
SƠN ĐÔ - THÙY LINH
TIN LIÊN QUAN

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Bi hài chuyện người già online: Suýt bị lừa gần 300 triệu đồng

BẠN ĐỌC NGUYỄN MINH ÚT |

Tôi nhận được một tin nhắn trên Facebook với nội dung vô cùng phấn khởi: “Xin chúc mừng tài khoản của bạn đã may mắn nhận được giải nhất từ sự kiện tuần lễ tri ân khách hàng năm 2022… Phần quà giải nhất của chị gồm: 1 xe máy Honda SH 150i; 1 phiếu quà tặng trị giá 200 triệu đồng tiền mặt… do tập đoàn Facebook tổ chức bình chọn…”.