3 triệu chứng báo hiệu bệnh tay chân miệng trở nặng

Nguồn: Bệnh viện Nhi Trung ương |

Bệnh tay chân miệng có nhiều biến chứng nguy hiểm và diễn biến rất nhanh chỉ trong vòng vài giờ. Do đó, nhận biết sớm và chăm sóc trẻ mắc bệnh là yếu tố quan trọng giúp giảm tỉ lệ mắc và biến chứng nặng ở trẻ.

Cảnh báo bệnh diễn biến nặng

TS.BS Đỗ Thiện Hải – Phó Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, đa phần trẻ mắc bệnh tay chân miệng có diễn biến nhẹ. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể có nhiều biến chứng nguy hiểm như sốc, viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp, thậm chí dẫn đến tử vong.

“Khi phát hiện trẻ mắc bệnh, gia đình nên đưa con đến khám tại các cơ sở y tế để được tư vấn về cách chăm sóc, cách phát hiện triệu chứng nặng để có thể đưa trẻ đến điều trị kịp thời, không nên tìm hiểu trên mạng rồi tự ý dùng thuốc, có thể khiến bệnh của trẻ nặng thêm” – bác sĩ Hải lưu ý.

Dưới đây là 3 dấu hiệu sớm cảnh báo bệnh diễn biến nặng:

- Sốt cao không đáp ứng với điều trị: Trẻ sốt trên 38,5 độ, kéo dài hơn 48 giờ và không đáp ứng với thuốc hạ nhiệt;

- Giật mình là dấu hiệu của tình trạng nhiễm độc thần kinh. Chú ý phát hiện triệu chứng này ngay cả khi trẻ đang chơi, quan sát xem tần suất giật mình có tăng theo thời gian hay không;

- Quấy khóc dai dẳng kéo dài: Trẻ có thể quấy khóc nhiều, thậm chí là quấy khóc cả đêm không ngủ. Trẻ cứ ngủ khoảng 15-20 phút lại dậy quấy khóc khoảng 15-20 phút rồi lại ngủ tiếp. Đó là do tình trạng nhiễm độc thần kinh ở giai đoạn rất sớm.

Các biện pháp phòng ngừa bệnh tay chân miệng

- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em). Đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.

- Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng; dùng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi, dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.

- Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.

- Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.

- Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân và các chất thải của bệnh nhân phải được thu gom và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.

Nguồn: Bệnh viện Nhi Trung ương
TIN LIÊN QUAN

Ninh Bình: Trẻ mắc bệnh tay chân miệng tăng cao

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Một tuần trở lại đây, mỗi ngày, Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Ninh Bình tiếp nhận từ 100-150 bệnh nhân mắc bệnh tay chân miệng, tăng gấp hơn 3 lần so với thời gian trước đó.

Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà

Bác sĩ Nhi khoa Nguyễn Mạnh Cường |

Theo bác sĩ Nguyễn Mạnh Cường (Khoa Nhi, Bệnh viện Quân Y 103), cha mẹ cần theo dõi tình trạng của trẻ bị tay chân miệng, phát hiện sớm các dấu hiệu cảnh báo, dấu hiệu nặng để xử trí kịp thời.

Cẩn trọng các dấu hiệu chuyển nặng của bệnh tay chân miệng

Thùy Dương - Hoàng Vũ |

Trong thời gian gần đây, số trẻ mắc bệnh tay chân miệng đột biến ở nhiều địa phương. Tại TP. HCM, lượng bệnh nhân tay chân miệng gia tăng gấp 4 lần. Cha mẹ cần lưu ý các dấu hiệu chuyển nặng của bệnh.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Ninh Bình: Trẻ mắc bệnh tay chân miệng tăng cao

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Một tuần trở lại đây, mỗi ngày, Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Ninh Bình tiếp nhận từ 100-150 bệnh nhân mắc bệnh tay chân miệng, tăng gấp hơn 3 lần so với thời gian trước đó.

Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà

Bác sĩ Nhi khoa Nguyễn Mạnh Cường |

Theo bác sĩ Nguyễn Mạnh Cường (Khoa Nhi, Bệnh viện Quân Y 103), cha mẹ cần theo dõi tình trạng của trẻ bị tay chân miệng, phát hiện sớm các dấu hiệu cảnh báo, dấu hiệu nặng để xử trí kịp thời.

Cẩn trọng các dấu hiệu chuyển nặng của bệnh tay chân miệng

Thùy Dương - Hoàng Vũ |

Trong thời gian gần đây, số trẻ mắc bệnh tay chân miệng đột biến ở nhiều địa phương. Tại TP. HCM, lượng bệnh nhân tay chân miệng gia tăng gấp 4 lần. Cha mẹ cần lưu ý các dấu hiệu chuyển nặng của bệnh.