Tuyển sinh 2022: "Tại sao tước đi quyền lợi nhỏ nhoi của thí sinh tự do?"

Nguyễn Minh Tuấn |

"Em khẩn thiết mong Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) cùng toàn xã hội có cái nhìn thoáng và thấu hiểu cho những thí sinh tự do. Việc cộng điểm ưu tiên khu vực tuy nhỏ nhưng có thể thay đổi vận mệnh thí sinh" - em Nguyễn Minh Tuấn (Phú Thọ) bộc bạch.

Quy định thí sinh đã tốt nghiệp THPT khi thi lại để lấy kết quả xét tuyển đại học, cao đẳng không được cộng điểm ưu tiên khu vực trong Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non 2022 đã gây ra nhiều tranh cãi. Cá nhân em là thí sinh tự do đã và đang nỗ lực từng ngày với hy vọng thành công trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022. Em thấy quy định trên là không hợp lý, gây bất công với một bộ phận thí sinh và có sự phân biệt giữa các đối tượng tham gia kỳ thi chung.

Trên thực tế, có rất nhiều bạn không chỉ tập trung học để thi lại mà vừa làm vừa phụ giúp gia đình kiếm thêm thu nhập trang trải cuộc sống. Thời gian học ít ỏi, số điểm ưu tiên khu vực chính là cả "gia tài". Vậy nên, việc hủy bỏ sự ưu tiên này đồng nghĩa với việc cánh cổng "đổi đời" của chúng em xa thêm một chút, áp lực lại chồng chất áp lực.

Bên cạnh đó, nhiều thí sinh tự do đang vừa học kiến thức ở đại học và kiêm luôn việc ôn thi. Thậm chí, có những bạn bị gia đình ngăn cấm thi lại, từ đó gây ra "bóng ma" tâm lý, vừa lủi thủi đi học đại học, vừa lén lút tự ôn thi vào ngành nghề mình mong muốn.

Chúng em - những thí sinh tự do - không phải ngẫu nhiên chọn phương án thi lại, chọn đương đầu với khó khăn thử thách và tỉ lệ chọi cao ngất ngưởng. Trải qua nhiều nghịch lý, nỗ lực vượt qua nỗi sợ hãi trong tâm can, chúng em đã can trường bước tiếp, hy vọng đỗ vào ngôi trường có ngành nghề bản thân yêu thích. Trước đó, chúng em đã trượt đại học vì thiếu 0,1 - 0,2 điểm, vì vậy, chúng em rất quý trọng từng "dấu phẩy ưu tiên".

Nhiều người nói, thí sinh tự do có ưu thế là thời gian ôn tập nhiều hơn các em học sinh THPT, vậy tại sao không nghĩ đến những trường hợp trên? Đồng ý là internet, mạng xã hội phát triển, việc tìm tài liệu và thầy cô tự học là rất dễ. Nhưng thử hỏi, các bạn ở khu vực 1, khu vực 2 mỗi ngày phải bươn chải với đời, phải chịu nhiều áp lực về kinh tế thì lấy đâu ra ưu thế?

Thời gian diễn ra kỳ thi đang ngày càng gần, đây cũng chính là giai đoạn nước rút trong việc ôn thi và chuẩn bị tâm lý của chúng em. Thông tin về việc thí sinh tự do không được cộng điểm vùng đã khiến em cũng như nhiều bạn thí sinh khác rất hoang mang, lo sợ, áp lực, gây ảnh hưởng tiêu cực lớn tới tâm lý. Tại sao lại tước đi quyền lợi nhỏ nhoi của chúng em? Việc này như chứng tỏ chúng em không có tư cách như một thí sinh thi đại học thực sự.

Em khẩn thiết mong Bộ GDĐT cùng toàn xã hội có cái nhìn thoáng và thấu hiểu cho những thí sinh tự do. Việc cộng điểm khu vực tuy nhỏ nhưng có thể thay đổi vận mệnh thí sinh.

Nguyễn Minh Tuấn
TIN LIÊN QUAN

"Siết” quy trình kiểm tra, đánh giá: Giảm thiểu tiêu cực trong xét tuyển đại học bằng học bạ THPT

Thu Trang |

Nhiều người cho rằng, hình thức xét tuyển học bạ Trung học phổ thông (THPT) là giải pháp có lợi cho học sinh, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay. Tuy nhiên, áp dụng sao cho hiệu quả, hạn chế tiêu cực lại là vấn đề đáng lưu tâm.

Tuyển sinh 2022: Thí sinh tự do mong mỏi nhận được sự công bằng

Thiều Trang |

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) vừa công bố dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non, áp dụng từ năm 2022 với nhiều điều chỉnh so với quy chế năm 2021. Điểm mới đáng chú ý là thí sinh đã tốt nghiệp THPT khi thi lại để lấy kết quả xét tuyển đại học, cao đẳng không được cộng điểm ưu tiên khu vực.

Tuyển sinh 2022: Nhiều quy định không công bằng với thí sinh tự do

Thiều Trang |

Theo dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành Giáo dục mầm non năm 2022 do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) vừa công bố, thí sinh đã tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) khi thi lại để lấy kết quả xét tuyển đại học, cao đẳng sẽ không được tính điểm ưu tiên khu vực. Sau khi dự thảo được công bố, đã có rất nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh vấn đề này.

Công đoàn tiếp tục nỗ lực vì đoàn viên, người lao động

Thu Trà (thực hiện) |

Năm 2022, các cấp Công đoàn đã nỗ lực vượt khó, đạt nhiều kết quả, mang lại niềm tin cho đoàn viên, người lao động. Năm 2023, chủ đề hoạt động của tổ chức Công đoàn là “Tập trung phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở”.  Đây cũng là năm vừa tập trung mọi nguồn lực để hoàn thành chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội XII, tổ chức thành công Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, vừa phải tập trung thực hiện tốt hơn nữa chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn Việt Nam. Trước thềm Xuân Quý Mão năm 2023, Báo Lao Động phỏng vấn đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Cảnh sát giao thông TPHCM ngăn chặn gần 100 xe máy đua xe ngày mùng 1 Tết

Anh Tú |

TPHCM - Sáng mùng 1 Tết, Tổ Phòng chống đua xe trái phép thuộc Phòng CSGT Đường bộ - Đường sắt Công an TPHCM) phát hiện 1 tốp khoảng 100 xe tụ tập, lưu thông thành đoàn, nẹt pô, phóng nhanh lạng lách, gây rối trật tự công cộng đoạn từ đường Lý Thường Kiệt đến Thành Thái, quận 10,… nên đã tổ chức chặn bắt, xử lý.

Giờ thứ 9: Giả điên - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Nhân vật người đàn ông trong câu chuyện chúng tôi kể dưới đây là trường hợp hiếm hoi đã tìm lại được mối tình đầu của mình, tìm lại được niềm hạnh phúc ở tuổi già. Để tìm lại được hạnh phúc đã mất đó, ông đã buộc phải đánh đổi và từ bỏ mọi thứ, thậm chí buộc phải giả điên...

Độc đáo Tết Nhà lớn của người Dao Thanh Phán ở Quảng Ninh

Đoàn Hưng |

Khác với Tết cổ truyền của người Kinh và nhiều dân tộc khác, với đồng bào dân tộc Dao Thanh Phán ở huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh, Tết bắt đầu từ Nhà lớn của đại gia đình dòng họ. Đây là dịp để tạ ơn tổ tiên, cũng là nét văn hóa đặc sắc của đồng bào Dao Thanh Phán nơi núi rừng Đông Bắc của Tổ quốc.

Cô gái Nga yêu Việt Nam từ những điều bình dị

HUYỀN PHẠM |

Lần đầu ghé thăm Việt Nam, Sonya Firsova đơn giản nghĩ đó là một kỳ nghỉ kéo dài vài tháng vào cuối năm 2017 – như mọi quốc gia cô từng ghé thăm. Hành trình khám phá Châu Á năm ấy của Sonya tiếp tục, cô rong ruổi từ Trung Quốc, Malaysia, Hàn Quốc tới Ấn Độ... cùng em gái Viola. Cho đến một ngày, chợt nhận ra Việt Nam chính là nơi họ muốn quay trở lại nhất, hai chị em quyết định gắn bó với đất nước này.

"Siết” quy trình kiểm tra, đánh giá: Giảm thiểu tiêu cực trong xét tuyển đại học bằng học bạ THPT

Thu Trang |

Nhiều người cho rằng, hình thức xét tuyển học bạ Trung học phổ thông (THPT) là giải pháp có lợi cho học sinh, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay. Tuy nhiên, áp dụng sao cho hiệu quả, hạn chế tiêu cực lại là vấn đề đáng lưu tâm.

Tuyển sinh 2022: Thí sinh tự do mong mỏi nhận được sự công bằng

Thiều Trang |

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) vừa công bố dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non, áp dụng từ năm 2022 với nhiều điều chỉnh so với quy chế năm 2021. Điểm mới đáng chú ý là thí sinh đã tốt nghiệp THPT khi thi lại để lấy kết quả xét tuyển đại học, cao đẳng không được cộng điểm ưu tiên khu vực.

Tuyển sinh 2022: Nhiều quy định không công bằng với thí sinh tự do

Thiều Trang |

Theo dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành Giáo dục mầm non năm 2022 do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) vừa công bố, thí sinh đã tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) khi thi lại để lấy kết quả xét tuyển đại học, cao đẳng sẽ không được tính điểm ưu tiên khu vực. Sau khi dự thảo được công bố, đã có rất nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh vấn đề này.