Nên cấm học sinh thoa son môi, nhuộm tóc, xăm hình

Nguyễn Văn Lực (Trường THCS Trịnh Phong, Diên Khánh, Khánh Hòa) |

Học sinh giỏi, thanh lịch nhất định không phải do thoa son môi, nhuộm tóc hay xăm hình mà là ở việc chăm chỉ học hành, ăn mặc gọn gàng sạch sẽ, lễ phép với mọi người.

Trường THPT Chuyên Phan Ngọc Hiển (Cà Mau) vừa ban hành nội quy năm học 2022-2023, trong đó cho phép học sinh thoa son (không đậm, lòe loẹt) và nhuộm tóc (không khác biệt, nổi bật) khi đến trường.

Tuy nhiên, thầy Lê Chí Nguyễn - Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Phan Ngọc Hiển - khẳng định, hoàn toàn không có chuyện cho phép nữ sinh được thoa son, nhuộm tóc khi đi học.

Trước tiên, cần khẳng định ai cũng có nhu cầu làm đẹp bản thân là điều chính đáng nhất là đối với nữ giới để mình được đẹp hơn đáng yêu hơn… tuy nhiên việc làm nào cũng phải phù hợp với thuần phong mỹ tục, văn hóa là chấp nhận.

Hiện nay, việc xăm hình trên cơ thể, nhuộm tóc, thoa son môi, gắn móng tay… đang phổ biến trong xã hội và nay đã xâm nhập vào học đường. Vậy điều này có được chấp nhận đối với lứa tuổi học sinh không?

Có quan điểm cho rằng, đây là quyền tự do của cá nhân và pháp luật không cấm nên tùy vào nhận thức sở thích mỗi người. Có nên xăm hình, nhuộm tóc, thoa son môi hay không là quyền của học sinh nói riêng, của công dân nói chung. Nhưng như nói ở trên việc trang điểm để bản thân thêm đẹp cũng phải phù hợp từng đối tượng, ngành nghề, công việc, học tập…

Cá nhân tôi ủng hộ việc cấm học sinh xăm hình, nhuộm tóc, thoa son môi, bởi lẽ:

Thứ nhất, là mất thời gian. Các em lo trang điểm là thường chú trọng về hình thức hơn nội dung. Nhiều khi đang ngồi học, các em lén vén tay áo, ống quần xem, khoe hình xăm với bạn. Có trường hợp đem gương ra soi, thoa son môi, chải đầu không tập trung vào việc học. Khi gặp những trường hợp này, tôi này nhẹ nhàng nhắc nhở rồi báo cho tổ tâm lý giáo dục nhà trường tiếp cận để tư vấn rất hiệu quả.

Thứ hai, có quan điểm cho rằng, “xăm hình không phải là xấu, xấu không phải là do xăm hình”. Điều này có nghĩa việc xăm hình phải tùy thuộc vào đối tượng, hình xăm như thế nào cho phù hợp. Khi còn là tuổi học sinh, còn đi học, việc xăm hình, son môi, nhuộm tóc là phản cảm, tạo nên sự khác biệt, lập dị, chia rẽ không đáng có trong môi trường học đường.

Học sinh giỏi, thanh lịch nhất định không phải do hình xăm mà là ở việc chăm chỉ học hành, ăn mặc gọn gàng sạch sẽ, lễ phép với mọi người.

Thứ ba, vấn đề sức khỏe khi xăm mình cũng đáng lo ngại. Khi dụng cụ xăm không được khử trùng dẫn tới việc người xăm dễ mắc phải các bệnh lây nhiễm qua dụng cụ xăm, nguy cơ nhiễm trùng cũng không tránh khỏi. Còn khi muốn xóa hình xăm dù cũng phải mất thời gian, có người vẫn để lại sẹo. Việc sử dụng son môi, nếu mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng cũng có thể gây nguy hại cho cơ thể.

Hiện nay, không có bất cứ quy định nào của Bộ Giáo dục và Đào tạo cấm không cho học sinh xăm mình, nhuộm tóc, thoa son môi đến trường. Tuy nhiên, nhằm điều chỉnh cách thức ứng xử của học sinh cho phù hợp với lứa tuổi, thuần phong mỹ tục, nhiều trường học đã tự ban hành nội quy, nếu vi phạm nội quy thì nhà trường có quyền áp dụng các biện pháp xử lý kỷ luật như: Phê bình, khiển trách, cảnh cáo trước toàn trường thậm chí có thể là buộc thôi học.

Nguyễn Văn Lực (Trường THCS Trịnh Phong, Diên Khánh, Khánh Hòa)
TIN LIÊN QUAN

Tại sao cứ nhuộm tóc, thoa son khi đi học là học kém, là đua đòi?

Linh Trang - Dương Anh |

Những ngày gần đây, việc 1 trường học cho phép học sinh nhuộm tóc, thoa son khi tới trường gây nhiều ý kiến trái chiều trên mạng xã hội. Báo Lao Động đã có một cuộc phỏng vấn ghi nhận ý kiến của các bạn học sinh về việc nhuộm tóc và thoa son khi tới trường.

Giáo viên phải chịu nhiều lời cay nghiệt khi lỡ tay đánh, phạt học sinh

Nguyễn Văn Lực (Trường THCS Trịnh Phong, Diên Khánh, Khánh Hòa) |

Với nhiều năm công tác trong nghề, thầy Nguyễn Văn Lực, giáo viên Trường THCS Trịnh Phong, Diên Khánh, Khánh Hòa đã có trải lòng về những áp lực mà nhà giáo phải đối mặt hiện nay. Báo Lao Động xin giới thiệu tới bạn đọc bài viết của thầy Nguyễn Văn Lực.

Giải pháp nào giúp giáo viên vượt qua áp lực?

Tường Vân - Trà My |

Từ xưa giáo viên đã được coi là “nghề cao quý”. Bởi đã được mang danh này nên giáo viên cũng chịu không ít áp lực. Áp lực đến từ nhà trường, những công việc chuyên môn hằng ngày. Áp lực đến từ phụ huynh, học sinh và toàn xã hội,… Áp lực luôn hiện hữu nhưng mỗi thầy cô đều luôn có cách riêng vượt qua, khắc phục khó khăn để tìm thấy niềm vui mỗi ngày đến trường.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Tại sao cứ nhuộm tóc, thoa son khi đi học là học kém, là đua đòi?

Linh Trang - Dương Anh |

Những ngày gần đây, việc 1 trường học cho phép học sinh nhuộm tóc, thoa son khi tới trường gây nhiều ý kiến trái chiều trên mạng xã hội. Báo Lao Động đã có một cuộc phỏng vấn ghi nhận ý kiến của các bạn học sinh về việc nhuộm tóc và thoa son khi tới trường.

Giáo viên phải chịu nhiều lời cay nghiệt khi lỡ tay đánh, phạt học sinh

Nguyễn Văn Lực (Trường THCS Trịnh Phong, Diên Khánh, Khánh Hòa) |

Với nhiều năm công tác trong nghề, thầy Nguyễn Văn Lực, giáo viên Trường THCS Trịnh Phong, Diên Khánh, Khánh Hòa đã có trải lòng về những áp lực mà nhà giáo phải đối mặt hiện nay. Báo Lao Động xin giới thiệu tới bạn đọc bài viết của thầy Nguyễn Văn Lực.

Giải pháp nào giúp giáo viên vượt qua áp lực?

Tường Vân - Trà My |

Từ xưa giáo viên đã được coi là “nghề cao quý”. Bởi đã được mang danh này nên giáo viên cũng chịu không ít áp lực. Áp lực đến từ nhà trường, những công việc chuyên môn hằng ngày. Áp lực đến từ phụ huynh, học sinh và toàn xã hội,… Áp lực luôn hiện hữu nhưng mỗi thầy cô đều luôn có cách riêng vượt qua, khắc phục khó khăn để tìm thấy niềm vui mỗi ngày đến trường.