Giáo viên phải chịu nhiều lời cay nghiệt khi lỡ tay đánh, phạt học sinh

Nguyễn Văn Lực (Trường THCS Trịnh Phong, Diên Khánh, Khánh Hòa) |

Với nhiều năm công tác trong nghề, thầy Nguyễn Văn Lực, giáo viên Trường THCS Trịnh Phong, Diên Khánh, Khánh Hòa đã có trải lòng về những áp lực mà nhà giáo phải đối mặt hiện nay. Báo Lao Động xin giới thiệu tới bạn đọc bài viết của thầy Nguyễn Văn Lực.

Liên quan đến vụ thi thể cô giáo được phát hiện tại một bãi đất trống sau nhiều ngày mất tích ở Bình Định, lực lượng chức năng phát hiện một tờ giấy nghi "thư tuyệt mệnh" do cô giáo để lại.

Vụ việc đang được cơ quan điều tra để làm sáng tỏ. Nhưng điều mà cô P ghi lại: “Sau những áp lực công việc mà giáo viên phải làm như lên lớp, giảng dạy, chủ nhiệm, kế hoạch bài dạy, ra đề thi, chấm kiểm tra, ráp phách và sau cùng so điểm…” thì không cần phải bàn vì đó là thực tế hiện nay, khi giáo viên luôn phải đối mặt với rất nhiều áp lực.

Áp lực hành chính

Ngoài việc “soạn, giảng, chấm, trả”, giáo viên phải gánh một núi công việc khác với vô số phong trào kế hoạch, hồ sơ sổ sách phải tham gia thực hiện: sổ chủ nhiệm, sổ đầu bài, sổ họp, sổ báo giảng; sổ dự giờ… Giáo viên được yêu cầu phải ghi chép đầy đủ tỉ mỉ cẩn thận các loại sổ sách, giấy tờ trong khi hiện nay, toàn ngành giáo dục đã thực hiện chuyển đổi số.

Về phong trào thì có đủ các cuộc thi: thi giáo viên giỏi, chủ nhiệm giỏi, tổng phụ trách giỏi, làm đồ dùng dạy học, hội thi khoa học kỹ thuật, dự giờ, thao giảng, hội giảng, kế hoạch giáo dục giáo viên, kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên, kế hoạch dạy học…

Những công việc hành chính này đã lấy đi không ít thời gian của giáo viên, còn thời gian đâu để tập trung chuyên môn giảng dạy cho có chất lượng. Hệ lụy là không ít giáo viên làm với tâm thế đối phó, làm chỉ để kiểm tra.

Áp lực về quản lý

Nếu trường có hiệu trưởng là người có tâm có tầm cùng biết chia sẻ với giáo viên, động viên, quan tâm chăm lo đến đời sống vật chất và tinh thần thì giáo viên còn có động lực để cống hiến, còn niềm vui để đến trường.

Ngược lại hiệu trưởng chỉ biết lấy quyền lực của mình, độc đoán, chuyên quyền luôn buộc giáo viên phải thực hiện theo mệnh lệnh thì giáo viên chỉ biết làm theo như một người “thợ dạy” giả vờ ‘không biết, không nghe, không nói” là vậy.

Xuất phát từ thực tế này thầy cô rất mong muốn hiệu trưởng phải được tuyển chọn qua thi tuyển để hiệu trưởng xứng đáng là linh hồn, đầu tàu trong mỗi ngôi trường.

Áp lực từ phụ huynh

Phụ huynh khi cho con đến trường đều mong muốn con mình được trưởng thành về phẩm chất năng lực, điều này là chính đáng. Tuy nhiên, không ít phụ huynh vì quá kỳ vọng vào nhà trường, thầy cô nên khi con không đạt được kết quả như mong muốn thì có nhận xét không công bằng về thầy cô, cho rằng thầy cô dạy dở, năng lực chuyên môn kém…, còn nếu thầy cô đôi khi thiếu kiềm chế lỡ tay đánh, véo, phạt… thì phải hứng chịu nhiều lời cay nghiệt hơn. Do vậy một số thầy cô thực hiện phương châm “mặc kệ nó” không khéo rước họa vào thân.

Với những áp lực như vậy giáo viên còn đâu thời gian để nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí để tìm niềm vui hạnh phúc.

Tại buổi hội thảo với chủ đề “Chọn yêu thương - Chọn hạnh phúc” do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức ngày 24 và 25.9 tại Đà Nẵng, ông Vũ Minh Đức, Cục trưởng Cục Nhà giáo, Bộ Giáo dục Đào tạo nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của người hiệu trưởng trong việc tạo dựng nên những ngôi trường hạnh phúc.

“Hiệu trưởng là người sẽ là tạo ra ngôi trường ở đó giáo viên, học sinh được sáng tạo, được tôn trọng. Cả nước hiện có gần 30 nghìn hiệu trưởng trường phổ thông, khi hiệu trưởng hạnh phúc sẽ tạo ra môi trường tốt cho hơn 800 nghìn giáo viên phổ thông, giáo viên sẽ tạo hạnh phúc cho trên 16 triệu học sinh, học sinh hạnh phúc sẽ lan tỏa tới phụ huynh, cứ như thế, điều tốt, điều thiện sẽ tăng lên và lan tỏa trong xã hội”.

Như vậy thực chất của trường học hạnh phúc là ở đó mọi người luôn quan tâm, chia sẻ với nhau, quan tâm đến môi trường sư phạm và để mỗi giáo viên sẽ là người gieo mầm cho ngôi trường hạnh phúc thì giáo viên phải trước hết là người hạnh phúc.

Việc cô P ra đi mãi mãi, thật là đau xót, tiếc thương trong đồng nghiệp nhưng đó cũng là hồi chuông cảnh báo đến các cấp lãnh đạo ngành giáo dục cần quan tâm thật sự về đời sống vật chất tinh thần, tâm tư tình cảm, công việc của giáo viên để giáo viên cảm nhận mỗi ngày đến trường là hạnh phúc.

Nguyễn Văn Lực (Trường THCS Trịnh Phong, Diên Khánh, Khánh Hòa)
TIN LIÊN QUAN

Giáo viên có năng lực sẽ không lo đói nghèo

TRÀ MY |

Nhiều giáo viên cho biết, nguồn thu đến từ việc dạy thêm mỗi tháng của họ có thể từ hàng chục đến hàng trăm triệu đồng, cao hơn nhiều lần so với mức lương hệ số. 

Giáo viên Hà Nội đạt IELTS từ 6.5 được đi bồi dưỡng ở nước ngoài

Tường Vân |

Giáo viên tiếng Anh tại Hà Nội đạt IELTS từ 6.5 trở lên sẽ được đi bồi dưỡng ở nước ngoài trong 14 ngày.

Giáo viên phải gồng gánh quá nhiều áp lực

Hà Chi - Trà My |

Nhiều giáo viên than rằng, hiện nay, có quá nhiều áp lực bủa vây họ. Sức ép tứ bề khiến nhiều giáo viên phải "gồng gánh" để bám trụ với nghề.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Giáo viên có năng lực sẽ không lo đói nghèo

TRÀ MY |

Nhiều giáo viên cho biết, nguồn thu đến từ việc dạy thêm mỗi tháng của họ có thể từ hàng chục đến hàng trăm triệu đồng, cao hơn nhiều lần so với mức lương hệ số. 

Giáo viên Hà Nội đạt IELTS từ 6.5 được đi bồi dưỡng ở nước ngoài

Tường Vân |

Giáo viên tiếng Anh tại Hà Nội đạt IELTS từ 6.5 trở lên sẽ được đi bồi dưỡng ở nước ngoài trong 14 ngày.

Giáo viên phải gồng gánh quá nhiều áp lực

Hà Chi - Trà My |

Nhiều giáo viên than rằng, hiện nay, có quá nhiều áp lực bủa vây họ. Sức ép tứ bề khiến nhiều giáo viên phải "gồng gánh" để bám trụ với nghề.