Hệ luỵ từ những video xấu độc trên TikTok đối với giới trẻ

Phương Trang |

Những năm trở lại đây, TikTok hay các mạng xã hội sáng tạo video ngắn đang dần chứng tỏ độ phủ sóng rộng rãi trong cộng đồng các bạn trẻ bởi mang lại sự kết nối thú vị.

Bên cạnh những mặt tích cực mà mạng xã hội này mang lại, vẫn còn đó nhiều hệ lụy xấu mà không ít người đang tiếp xúc thụ động hàng ngày từ những video ngắn, hình ảnh trên nền tảng Tiktok.

Đằng sau sự hấp dẫn và vui nhộn mà Tiktok mang lại thì nó cũng đang chứa đựng những mặt trái vô cùng nguy hiểm với hàng loạt video liên quan đến các vấn đề nhạy cảm trong xã hội như ma túy, tình dục, bạo hành động vật, cùng không ít thông điệp nguy hiểm.

Ở trên nền tảng mạng xã hội này, người dùng có thể thỏa sức sáng tạo nội dung, những trào lưu “hot”. Tuy nhiên, không phải trào lưu nào cũng mang tính giải trí, tích cực mà còn xuất hiện những trào lưu độc hại.

Gần đây, TikTok Việt Nam đang lan truyền trào lưu “hướng nghiệp, chọn ngành học”, khi người làm nội dung phán xét ngành học, chê bai môi trường giáo dục, tuyên truyền lệch lạc, khiến nhiều học sinh lớp 12 hoang mang, mất phương hướng.

Chia sẻ về vấn đề này, chị Khánh Huyền (23 tuổi, quê ở Thanh Hoá) cho biết mạng xã hội là con dao hai lưỡi, nếu biết sử dụng đúng cách thì sẽ vô cùng hiệu quả.

“Không thể phủ nhận TikTok có một sức hút rất kì lạ. Lướt Tiktok thực sự rất giải trí, vừa vui, vừa giúp tôi bắt kịp trend (xu hướng). Tôi học được nhiều bài học thông qua ứng dụng này” - chị Khánh Huyền chia sẻ.

Chị Khánh Huyền cho biết, việc mạng xã hội dạng video ngắn đã mang thế giới hòa thành một thể, góp phần truyền đi những thông điệp tích cực, những phút giây thư giãn.

Tuy nhiên, có quá nhiều năng lượng tích cực ở trong thời điểm không thích hợp cũng có thể bóp nghẹt cảm xúc của các bạn trẻ khi rơi vào tình cảnh trầm cảm, tự ti về bản thân.

“Tôi đã đôi lần bị “áp lực đồng trang lứa” bởi nhìn thấy trên Tiktok nhiều bạn bằng tuổi, thậm chí kém tuổi tôi nhưng họ đã có thành tựu nhất định” - chị Khánh Huyền trải lòng.

Nữ sinh viên này đã chứng kiến trường hợp một bạn trẻ rơi vào trầm cảm trong một thời gian dài do những lời bình luận ác ý, khiếm nhã, miệt thị về ngoại hình sau khi đăng tải một video về bản thân lên TikTok.

“Những lúc như vậy, tôi thường sẽ đi dạo, trấn an, động viên và tự tìm ra điểm mạnh của bản thân để tránh tình trạng buồn bã kéo dài” - chị Khánh Huyền cho biết.

Nguyễn Hương Giang (22 tuổi, Hà Nội) trước kia là một người “nghiện” TikTok chính hiệu, cô gái trẻ này có thể lướt TikTok cả ngày không biết chán.

Thời điểm dịch COVID-19 bùng nổ giãn cách xã hội, do ở nhà quá chán nên Giang đã bắt đầu chơi TikTok. “Lúc đầu tôi thấy khá thú vị, nhiều vấn đề bổ ích đáng để tôi lưu tâm, nhưng về sau, trang mạng xã hội này càng bão hoà, nhiều nội dung phản cảm không đúng chuẩn mực” - chị Giang cho biết.

Thời gian gần đây, Giang đã giảm bớt tần suất lướt Tiktok vì nhiều thông tin không được kiểm chứng, thiếu tính xác thực, độ tin cậy không cao. Video chất lượng ngày càng ít đi, lướt Tiktok chỉ thấy nhiều video bày trò vô bổ.

Do “tâm lý đám đông”, thông tin tiêu cực luôn được phát tán nhanh hơn và để lại hậu quả nặng nề. Thậm chí, thông tin càng xấu độc thì nhiều người lại cho rằng càng gần với đời sống và chân thực, nên càng hưởng ứng.

“Các cháu của tôi đứa nào cũng “nghiện” xem TikTok và học theo những thói hư trên mạng như trừng mắt với người lớn, văng tục, chửi bậy mặc dù không hiểu ý nghĩa của câu nói. Khi được hỏi ai dạy cháu nói như vậy, cháu tôi đã trả lời là xem trên TikTok. Trẻ em rất dễ học theo thói xấu thông qua mạng xã hội, vì vậy cần ngăn trẻ em xem những nội dung tiêu cực” - chị Giang kể lại.

Phương Trang
TIN LIÊN QUAN

Học sinh văng tục, chửi bậy vì học theo clip trên TikTok

KHÁNH AN |

Nhiều phụ huynh lo lắng khi con trẻ nói những câu tục tĩu, không kiểm soát được lời nói của bản thân. Đặc biệt, một số trẻ còn đòi bỏ học để làm TikToker, bất chấp sự phản đối của giáo viên, gia đình.

Đăng ảnh học sinh lên TikTok: Hành động phản ánh nhận thức của giáo viên

KHÁNH AN |

Nhiều nhà quản lý giáo dục nhận định, hành động “vô tư” đăng tải hình ảnh và thông tin cá nhân của học sinh lên mạng xã hội TikTok phản ánh nhận thức của giáo viên.

Cẩn thận tiếp cận thông tin từ chuyên gia tự xưng trên TikTok

Mạnh Cường |

Trên TikTok, cứ lướt vài video lại thấy một "chuyên gia" tự xưng chia sẻ về lĩnh vực họ biết. Thế nhưng, những thông tin này chưa được kiểm chứng về tính chính xác, thậm chí còn gây ra tác hại với người xem.

Hà Nội phát triển du lịch golf để hút khách chi trả cao

Chí Long |

Xác định du lịch golf là sản phẩm tiềm năng, Hà Nội sẽ tập trung thu hút khách trải nghiệm du lịch golf, tổ chức sự kiện, giải đấu golf...

Thủ tướng Nhật Bản Kishida bị ném bom khói

Thanh Hà |

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đã được sơ tán khỏi một cảng ở Wakayama ngày 15.4 sau một vụ nổ. Thủ tướng Kishida không bị thương.

Một tuần vớt 100.000 quả phao xốp trôi nổi trên vịnh Hạ Long

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Sau một tuần ra quân tổng lực thu gom phao xốp trôi nổi trắng xóa trên vịnh Hạ Long, TP.Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh thu gom được khoảng 2.000m3 rác phao xốp. Khối lượng này tương đương với khoảng 100.000 quả phao xốp.

Nợ xấu trái phiếu ngày càng tăng cao

Gia Miêu |

Tỉ lệ nợ xấu trái phiếu doanh nghiệp đang tăng lên chủ yếu do các công ty chưa niêm yết liên quan đến bất động sản có hệ số đòn bẩy cao, dòng tiền hạn chế và không đủ nguồn tiền mặt để trả nợ.

Bạc Liêu: Nhiều hộ dân kêu cứu vì ô nhiễm khói bụi từ nhà máy xay xát

Văn Sỹ |

Không chịu nổi khói bụi từ một nhà máy xay xát lúa gạo, hàng chục hộ dân ở ấp Ninh Thạnh II, xã Ninh Hòa, huyện Hồng Dân (Bạc Liêu) đã gửi đơn cầu cứu đến các cơ quan báo chí để phản ánh tình trạng ô nhiễm môi trường làm đảo lộn cuộc sống, sinh hoạt của người dân.

Học sinh văng tục, chửi bậy vì học theo clip trên TikTok

KHÁNH AN |

Nhiều phụ huynh lo lắng khi con trẻ nói những câu tục tĩu, không kiểm soát được lời nói của bản thân. Đặc biệt, một số trẻ còn đòi bỏ học để làm TikToker, bất chấp sự phản đối của giáo viên, gia đình.

Đăng ảnh học sinh lên TikTok: Hành động phản ánh nhận thức của giáo viên

KHÁNH AN |

Nhiều nhà quản lý giáo dục nhận định, hành động “vô tư” đăng tải hình ảnh và thông tin cá nhân của học sinh lên mạng xã hội TikTok phản ánh nhận thức của giáo viên.

Cẩn thận tiếp cận thông tin từ chuyên gia tự xưng trên TikTok

Mạnh Cường |

Trên TikTok, cứ lướt vài video lại thấy một "chuyên gia" tự xưng chia sẻ về lĩnh vực họ biết. Thế nhưng, những thông tin này chưa được kiểm chứng về tính chính xác, thậm chí còn gây ra tác hại với người xem.