Học sinh văng tục, chửi bậy vì học theo clip trên TikTok

KHÁNH AN |

Nhiều phụ huynh lo lắng khi con trẻ nói những câu tục tĩu, không kiểm soát được lời nói của bản thân. Đặc biệt, một số trẻ còn đòi bỏ học để làm TikToker, bất chấp sự phản đối của giáo viên, gia đình.

Sốc vì những câu nói của con 

Anh Tiến Ngọc (Đông Anh, Hà Nội) từng sốc khi nghe con trai 8 tuổi liên tục nói “xin là xin vĩnh biệt cụ” sau khi đi học về.

Nghe anh trai nói nhiều, em gái 5 tuổi cũng học đòi nói theo rồi 2 anh em liên tục hò hét câu này ầm ĩ cả căn nhà.

“Chỉ đến khi tôi cáu và hỏi con học ở đâu ra câu nói đó, con tôi mới thú nhận là học theo các anh chị trên TikTok và phân bua rằng, các bạn cùng lớp cũng nói câu này” – anh Ngọc nói.

Theo anh Ngọc, từ khi sinh con trai đầu lòng, 2 vợ chồng đều nhất trí rằng hạn chế để con sử dụng, tiếp xúc với các thiết bị điện tử.

Thế nhưng, thời điểm dịch COVID-19 vừa qua, khi con thường xuyên phải học online, vợ chồng anh dần quen với hình ảnh con kè kè bên chiếc điện thoại, máy tính bảng.

“Thời gian trước, con tôi thường xem các video hoạt hình trên YouTube, nên tôi cứ đinh ninh rằng con vẫn đang xem những nội dung vậy.

Đến bây giờ kiểm tra điện thoại, tôi mới biết con đã tự tải TikTok từ bao giờ và đăng kí bằng cách liên kết với Facebook của tôi.

Khi kiểm tra những video con đã thích trên TikTok đều là những video nghịch dại, dạy trẻ em làm các trò vô bổ, thậm chí có một số nội dung nguy hiểm” – anh Ngọc nói.

Anh Lê Thế (Hà Đông, Hà Nội) cũng phải thu điện thoại của con gái 7 tuổi sau khi thấy con quay clip, nói nhại theo những câu nói trên TikTok như “ông trời tạo ra địa chấn và cái đầu anh là điểm nhấn", "tiền thì em không thiếu nhưng nhiều thì em không có”...

“Tôi thường cho con sử dụng điện thoại để có khoảng không riêng tập trung làm việc. Thế nhưng thời gian gần đây, thấy con liên tục đòi xem TikTok, nói những câu tục tĩu và mắt cũng có nhiều dấu hiệu của cận thị nên tôi chính thức cấm con sử dụng” – anh Thế nói.

Nhiều phụ huynh lo ngại khi con học đòi làm TikToker. Ảnh: Khánh An
Nhiều phụ huynh lo ngại khi con học đòi làm TikToker. Ảnh: Khánh An

Bỏ học để làm TikToker

ThS Lê Minh Huân - giảng viên Tâm lý học, Sáng lập Trung tâm Ứng dụng Tâm lý - Giáo dục An Nhiên cho biết từng gặp một trường hợp học sinh thường xuyên nói năng tục tĩu, không kiểm soát được lời nói của bản thân.

Vì quá lo lắng, phụ huynh học sinh đã phải đưa con đến gặp chuyên gia tâm lý.

Theo ThS Lê Minh Huân, học sinh tên M (ở TP Thủ Đức, TPHCM) dù mới học lớp 4 nhưng đã có “kinh nghiệm” chơi TikTok 2 năm, bất kể trào lưu nào mới ra, học sinh này đều biết (bao gồm cả những trào lưu không phù hợp lứa tuổi).

Trong một chuyến du lịch trải nghiệm, M. gặp vài bạn cùng lứa tuổi và sau khi làm quen, các bạn bắt đầu hát những bài nhạc chế trên Tiktok với câu từ phản cảm, nhắc đến tình yêu nam nữ…

Đỉnh điểm, M khơi mào các câu nói tục tĩu và rất nhanh chóng, nhóm bạn tiểu học này đáp lời một cách thuần thục trước sự ngỡ ngàng của phụ huynh.

Cho dù giáo viên và ban tổ chức chuyến đi đã nhắc nhở, chấn chỉnh nhưng theo thói quen, các bạn nhóm M vẫn rất khó kiểm soát lời nói và hành động của mình, chỉ cần sơ hở là diễn lại “trend” phản cảm trên Tiktok.

“Hỏi ra mới biết, các bạn này thường xuyên xem các video trên TikTok. Thậm chí cầm điện thoại đến trường để cùng nhau xem trong giờ ra chơi”- ThS Huân cho biết.

Theo chuyên gia tâm lý, trẻ em dưới 13 tuổi theo quy định của TikTok không được đăng ký sử dụng.

Nhưng thực tế, trẻ vẫn dễ dàng có được tài khoản riêng nhờ “lách luật”, khai báo sai sự thật.

Việc sử dụng mạng xã hội khi sự ý thức về hành vi, lời nói còn hạn chế, nhận thức chưa phát triển tương xứng dễ dẫn đến việc tiếp nhận thông tin thiếu thông minh, không lường trước được hậu quả từ phát ngôn hay những đăng tải của bản thân.

Ngoài ra, trẻ dễ bị dụ dỗ bởi các đối tượng xấu. Thậm chí, trẻ có thể bị xúi giục thực hiện các hành vi kém an toàn, vi phạm đạo đức… nhằm thể hiện cá tính.

“Nhiều học sinh “ảo tưởng sức mạnh” khi thấy những video của mình có hàng triệu lượt xem, hàng nghìn lượt thích và bình luận thì nghĩ mình có nhiều người quan tâm, hâm mộ. Một số trẻ còn đòi bỏ học để làm TikToker, bất chấp sự phản đối của giáo viên, gia đình…” – ThS Huân chia sẻ.

Cũng theo ThS Huân, gia đình cần kết hợp với nhà trường trong việc kiểm soát thời gian sử dụng điện thoại và tham gia vào các nền tảng mạng xã hội của trẻ; tuyên truyền về lợi ích và cả tác hại để trẻ biết bảo vệ bản thân mình.

Đồng thời, phụ huynh chỉ cho trẻ sử dụng điện thoại trong khung thời gian đã định, sau khi hoàn thành việc học, việc nhà và hoàn toàn rảnh rỗi.

Đặc biệt, cần theo sát và có những tác động giáo dục phù hợp thay vì cấm đoán, tịch thu điện thoại hoặc đánh mắng trẻ.

KHÁNH AN
TIN LIÊN QUAN

Đăng ảnh học sinh lên TikTok: Hành động phản ánh nhận thức của giáo viên

KHÁNH AN |

Nhiều nhà quản lý giáo dục nhận định, hành động “vô tư” đăng tải hình ảnh và thông tin cá nhân của học sinh lên mạng xã hội TikTok phản ánh nhận thức của giáo viên.

Người trẻ nghiện TikTok: Tốn thời gian, ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần

KHÁNH AN |

Phần lớn bạn trẻ cho biết, không đọng lại được thông tin gì thông qua việc xem lướt các video trên TikTok, dù tiêu tốn không ít thời gian vào mạng xã hội này.

Góc độ pháp lý việc giáo viên đăng ảnh học sinh lên TikTok

KHÁNH AN |

Nhiều giáo viên tự ý đăng tải hình ảnh học sinh lên TikTok nhằm mục đích câu view, câu like. Dưới góc độ pháp lý, luật sư cho rằng, những hành vi này vi phạm vào quyền được bảo vệ thông tin cá nhân của trẻ, có thể bị phạt tiền và buộc gỡ toàn bộ các hình ảnh khỏi mạng xã hội.

1001 lý do khiến phụ nữ ngại sinh con

NHÓM PV |

Tại TP.HCM (năm 2021), mỗi phụ nữ trung bình chỉ sinh 1,48 con. Xã hội càng phát triển, tâm lý ngại sinh con thứ 2 thậm chí không muốn sinh con ngày càng phổ biến trong xã hội. Những yếu tố nào khiến cho phụ nữ, nhất là phụ nữ tại các thành thị ngày càng ngại sinh con?

Bộ Tài chính yêu cầu rà soát quy định, bảo vệ người tham gia bảo hiểm

ĐÌNH TRƯỜNG |

Bộ Tài chính vừa cóchỉ đạo Cục Quản lý giám sát bảo hiểm (Cục QLBH) rà soát, hoàn thiện các quy định bảo vệ người tham gia bảo hiểm nhân thọ.

Hà Nội phát triển du lịch golf để hút khách chi trả cao

Chí Long |

Xác định du lịch golf là sản phẩm tiềm năng, Hà Nội sẽ tập trung thu hút khách trải nghiệm du lịch golf, tổ chức sự kiện, giải đấu golf...

Thủ tướng Nhật Bản Kishida bị ném bom khói

Thanh Hà |

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đã được sơ tán khỏi một cảng ở Wakayama ngày 15.4 sau một vụ nổ. Thủ tướng Kishida không bị thương.

Một tuần vớt 100.000 quả phao xốp trôi nổi trên vịnh Hạ Long

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Sau một tuần ra quân tổng lực thu gom phao xốp trôi nổi trắng xóa trên vịnh Hạ Long, TP.Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh thu gom được khoảng 2.000m3 rác phao xốp. Khối lượng này tương đương với khoảng 100.000 quả phao xốp.

Đăng ảnh học sinh lên TikTok: Hành động phản ánh nhận thức của giáo viên

KHÁNH AN |

Nhiều nhà quản lý giáo dục nhận định, hành động “vô tư” đăng tải hình ảnh và thông tin cá nhân của học sinh lên mạng xã hội TikTok phản ánh nhận thức của giáo viên.

Người trẻ nghiện TikTok: Tốn thời gian, ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần

KHÁNH AN |

Phần lớn bạn trẻ cho biết, không đọng lại được thông tin gì thông qua việc xem lướt các video trên TikTok, dù tiêu tốn không ít thời gian vào mạng xã hội này.

Góc độ pháp lý việc giáo viên đăng ảnh học sinh lên TikTok

KHÁNH AN |

Nhiều giáo viên tự ý đăng tải hình ảnh học sinh lên TikTok nhằm mục đích câu view, câu like. Dưới góc độ pháp lý, luật sư cho rằng, những hành vi này vi phạm vào quyền được bảo vệ thông tin cá nhân của trẻ, có thể bị phạt tiền và buộc gỡ toàn bộ các hình ảnh khỏi mạng xã hội.