Giải pháp ngăn "sóng" rút bảo hiểm xã hội một lần

Bạn đọc Nguyễn Đước |

Đồng nghiệp tại doanh nghiệp nơi tôi làm việc vừa mới xin nghỉ việc, chấm dứt hợp đồng lao động sau gần 20 năm gắn bó công tác, tham gia, đóng bảo hiểm xã hội.

Chị cho biết sẽ làm thủ tục rút bảo hiểm xã hội một lần sau khi hết một năm hưởng trợ cấp thất nghiệp mà không bảo lưu hoặc đóng tiếp bảo hiểm xã hội tự nguyện để sau này có lương hưu. Điều đáng nói gia đình chị thuộc loại khá giả. 

Lý do mà chị mong muốn rút bảo hiểm xã hội một lần là do bản thân chị chưa thật sự thấy an tâm, tin tưởng với chính sách cũng như Luật Bảo hiểm xã hội hiện nay. Luật Bảo hiểm xã hội, chính sách bảo hiểm xã hội liên tục có những thay đổi khiến nhiều người lao động đang tham gia như chị rất bất an và nhiều lo lắng. Chị bảo từ đây đến tuổi nghỉ hưu còn gần chục năm nữa không biết chính sách, Luật Bảo hiểm xã hội có gì thay đổi nữa hay không, nhất là độ tuổi nghỉ hưu của nữ giới có tăng thêm và đặc biệt là chính sách hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần có sửa đổi gì không... Vì vậy chị bảo cứ rút trước đã rồi sau này tính tiếp.

Câu chuyện trên cho thấy có một bộ phận người lao động còn có tâm lý e ngại, bất an, chưa thật sự an tâm, tin tưởng tuyệt đối vào chính sách bảo hiểm xã hội, Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành. Các quy định về bảo hiểm xã hội thường xuyên thay đổi, đặc biệt là độ tuổi nghỉ hưu, chính sách hưởng bảo hiểm xã hội một lần khiến công nhân, người lao động luôn trong tâm thế thấp thỏm, bất an...

Theo thống kê của cơ quan chức năng, đối tượng làm thủ tục rút bảo hiểm xã hội một lần đa số là rơi vào nhóm đối tượng công nhân, người lao động trực tiếp sản xuất. Khi bản thân không may bị mất việc làm và bị thất nghiệp thì lúc này việc lựa chọn rút bảo hiểm xã hộimột lần, chấp nhận rời bỏ hệ thống an sinh xã hội là lựa chọn duy nhất để lấy tiền chi tiêu, trang trải cuộc sống trong khi bản thân họ không còn nguồn tích lũy hay để dành nào khác. Tài sản lớn nhất của công nhân, người lao động lúc này là số năm đã tham gia, đóng bảohiểm xã hội.

Thiết nghĩ để giải quyết bài toán nan giải, hạn chế làn sóng rút tiền bảo hiểm xã hội một lần không chỉ là trách nhiệm của riêng ngành bảo hiểm xã hội, của ngành lao động mà rất cần sự chung tay, hiệp sức và đồng lòng của các cơ quan, đoàn thể và cả cơ quan, doanh nghiệp nơi công nhân, người lao động làm việc.

Trước hết, cần phải giữ vững, đảm bảo việc làm ổn định cho công nhân, người lao động. Đặc biệt là phải nâng cao tay nghề, nâng cao năng suất lao động và tăng thu nhập cho người lao động để đảm bảo được rằng người lao động có tích lũy từ tiền lương, có tiền để dành ngoài khoản tiền là những năm tháng đã tham gia, đóng bảo hiểm xã hội. Khi đã có tiền tích lũy và không may bị mất việc làm, bị thất nghiệp thì lúc này công nhân, người lao động cũng đã có tiền để dành để chi tiêu, trang trải cuộc sống mà không còn lo nghĩ đến việc rút "của để dành", chấp nhận rời bỏ hệ thống an sinh xã hội.

Cùng với đó quan tâm, hỗ trợ doanh nghiệp bằng những chính sách thiết thực, cụ thể, nhất là những doanh nghiệp đang rơi vào tình thế khó khăn, có sử dụng nhiều lao động để doanh nghiệp an tâm hoạt động sản xuất, vượt qua khó khăn, trở ngại, giữ vững việc làm, tăng thêm thu nhập cho công nhân, người lao động.

Bên cạnh đó, việc truyền thông về các chính sách về bảo hiểm xã hội, đặc biệt là Luật Bảo hiểm xã hội cần hướng tới tạo sự an tâm, niềm tin, sự tin tưởng tuyệt đối đối với người đóng bảo hiểm xã hội là công nhân lao động. Chính sách cũng cần tính ổn định,  có “tuổi thọ" cao mà không gây ra tâm lý bất an, tâm lý lo lắng qua mỗi lần sửa đổi, bổ sung, nhất là chính sách về hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần và độ tuổi nghỉ hưởng chế độ hưu trí của công nhân, người lao động. Bởi đây là hai chế độ quan trọng nhất được quy định của Luật bảo hiểm xã hội, được người lao động quan tâm và mong muốn nhiều nhất qua các lần điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung.

Bạn đọc Nguyễn Đước
TIN LIÊN QUAN

Nguyên nhân lao động rút bảo hiểm xã hội 1 lần không muốn đóng tiếp

Mạnh Cường |

Phần lớn những lao động rút bảo hiểm xã hội 1 lần không muốn đóng tiếp vì họ không chịu được áp lực từ việc đi làm theo khuôn khổ. Khi tìm được công việc tự do phù hợp, họ có tư tưởng "tiền mình, mình giữ".

Tin sáng: Đề xuất tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội từ ngày 1.7.2023

NHÓM PV |

Tin sáng 9.6: Bắt 2 đối tượng Hải Phòng cướp tiệm vàng ở Hải Dương sau 8 giờ gây án; Đề xuất tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội từ ngày 1.7.2023; Dự báo áp thấp nhiệt đới trong 24 giờ tới,...

Cơ quan bảo hiểm xã hội hướng dẫn đóng BHXH tự nguyện

Hà Anh |

Bà Vũ Thị Mai (Trung Tự, Đống Đa, Hà Nội) hỏi: Tôi năm nay 45 tuổi và đang tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Tôi có thể nộp tiền đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện qua ứng dụng VssID không?

Trong tháng 1.2024, Quảng Nam trả nợ lương cho giảng viên ngừng việc

Hoàng Bin |

HĐND tỉnh Quảng Nam đã biểu quyết thống nhất việc giải quyết lương, chế độ chính sách của người lao động (NLĐ) tại Trường Cao đẳng Y tế (CĐYT) Quảng Nam chậm nhất vào ngày 31.1.2024.

Chạy xe dưới trời âm độ C lên đỉnh Mẫu Sơn săn băng tuyết

Chí Long |

Đỉnh Mẫu Sơn, Lạng Sơn đang là điểm đến thu hút hàng nghìn du khách ghé thăm để ngắm băng tuyết dưới thời tiết âm độ C.

"Chị ngả em nâng", "Đường cong" và loạt hit triệu view khuynh đảo trở lại

Bình An |

Thị trường nghe nhạc trở nên sôi động khi hàng loạt bản hit triệu view trỗi dậy mạnh mẽ, được chia sẻ rầm rộ.

Thổ Nhĩ Kỳ chấp thuận Thụy Điển gia nhập NATO

Linh Nhi |

Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ phê chuẩn đề nghị của Thụy Điển gia nhập NATO hôm 23.1, đưa quốc gia Bắc Âu này tiến một bước gần hơn đến việc trở thành thành viên của liên minh quân sự sau nhiều tháng trì hoãn.

Cầu ở Quảng Nam trễ hạn 4 năm, đội vốn hơn 9,5 tỉ đồng

Hoàng Bin |

Quảng Nam - Dự án cầu Trà Đình, huyện Quế Sơn có tổng kinh phí đầu tư ban đầu hơn 51,8 tỉ đồng, nhưng sau 4 năm trễ hạn đã tăng vốn đầu tư thêm hơn 9,5 tỉ đồng. Chủ đầu tư và địa phương bị buộc kiểm điểm, giải trình vì tiến độ chậm chạp của dự án.

Nguyên nhân lao động rút bảo hiểm xã hội 1 lần không muốn đóng tiếp

Mạnh Cường |

Phần lớn những lao động rút bảo hiểm xã hội 1 lần không muốn đóng tiếp vì họ không chịu được áp lực từ việc đi làm theo khuôn khổ. Khi tìm được công việc tự do phù hợp, họ có tư tưởng "tiền mình, mình giữ".

Tin sáng: Đề xuất tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội từ ngày 1.7.2023

NHÓM PV |

Tin sáng 9.6: Bắt 2 đối tượng Hải Phòng cướp tiệm vàng ở Hải Dương sau 8 giờ gây án; Đề xuất tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội từ ngày 1.7.2023; Dự báo áp thấp nhiệt đới trong 24 giờ tới,...

Cơ quan bảo hiểm xã hội hướng dẫn đóng BHXH tự nguyện

Hà Anh |

Bà Vũ Thị Mai (Trung Tự, Đống Đa, Hà Nội) hỏi: Tôi năm nay 45 tuổi và đang tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Tôi có thể nộp tiền đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện qua ứng dụng VssID không?