Áp lực từ cuộc thi giáo viên giỏi

Nguyễn Văn Lực (Trường THCS Trịnh Phong, Diên Khánh, Khánh Hòa) |

Nói về phong trào và các cuộc thi, chắc hẳn ngành giáo dục nếu không chiếm giải quán quân cũng nằm trong tốp dẫn đầu. Điều đáng nói, những phong trào, cuộc thi ấy lại luôn là áp lực đối với giáo viên.

Thử kể sơ qua thì cũng có ít nhất hơn chục phong trào, cuộc thi lớn nhỏ đều đặn diễn ra hàng năm trong trường học như: thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi, tổng phụ trách đội giỏi, phong trào văn nghệ, thể dục thể thao…

Phong trào, cuộc thi nào cũng tốn nhiều thời gian của giáo viên nhưng nếu trường, giáo viên không tham gia lại bị phê bình, bị trừ điểm thi đua. Tuy nhiên, hiệu quả của phong trào, cuộc thi như thế nào thì chưa có sự tổng kết đánh giá.

Tôi cho rằng, đã đến lúc nên xem xét và tổ chức lại các phong trào, cuộc thi sao cho thiết thực hiệu quả, nhất là phong trào thi giáo viên dạy giỏi.

Phong trào thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, huyện, tỉnh được tổ chức tuần tự hàng năm. Mục đích thi giáo viên giỏi nhằm nâng cao nghiệp vụ cho giáo viên, trao đổi học tập kinh nghiệm của đồng nghiệp, chia sẻ phương pháp dạy cho nhau. Sẽ không có gì đáng nói nếu phong trào thi này không làm giáo viên lo âu mất ăn, mất ngủ, áp lực… chỉ vì danh hiệu, thành tích.

Là giáo viên dạy môn Giáo dục công dân, Trường THCS Trịnh Phong (Diên Khánh, Khánh Hòa), tôi từng được trường chọn đi thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện năm 2001 và cấp tỉnh năm 2002. Sau 24 năm, tôi vẫn không sao quên được hành trình thi giáo viên dạy giỏi đầy căng thẳng.

Tôi mất ăn, mất ngủ cả tháng trời để chuẩn bị cho tiết dạy của mình. Nào là giáo án, tranh ảnh, đồ dùng dạy học… rồi tiến hành dạy thử vài ba lần để đồng nghiệp trong nhóm, tổ, ban giám hiệu dự giờ góp ý. Rồi chỉnh đi sửa lại không biết bao nhiêu lần.

Tiếp đến, nếu được chọn đi thi giáo viên giỏi tỉnh, thì trình tự lại được chuyển giao: Tổ nghiệp vụ phòng giáo dục dự giờ dạy thử, góp ý cũng năm lần bảy lượt rồi chờ ngày lên đường thi đấu.

Giáo viên đi thi khổ đã đành, còn giáo viên không được chọn đi thi cũng khổ không kém khi phải dạy thay, giữ lớp. Còn học sinh thì sao? Để  phục vụ cho thầy cô dạy thử tiết đi thi huyện, tỉnh, nhà trường phải điều động các lớp tham gia, đổi tiết, đổi giờ, đổi xuất, dạy thay, dạy thử nghiệm phương pháp này phương pháp khác gây nhiều xáo trộn, ảnh hưởng đến chất lượng học tập của học sinh.

Ở một số trường, ban giám hiệu còn cho giáo viên nghỉ dạy để tập trung vào việc đầu tư cho tiết dạy đi thi, dẫn đến học sinh mất bài, mất tiết, chất lượng học tập bị ảnh hưởng. Điều này có đáng không?

Ngày 3.3.2016, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) có công văn lưu ý: “Việc tham gia thi giáo viên dạy giỏi các cấp là do giáo viên tự nguyện, không được ép buộc giáo viên phải tham gia và không được tạo áp lực cho giáo viên để lấy thành tích cho nhà trường dưới mọi hình thức”.

Khi biết thông báo này, chúng tôi thật hoan hỉ vì được cởi trói trong việc thi giáo viên giỏi. Hơn nữa, đây cũng là liều thuốc chữa căn bệnh thành tích, hình thức đã tồn tại quá lâu trong ngành giáo dục.

Năm 2019, Bộ GDĐT đã dự thảo sửa đổi quy định về kỳ thi giáo viên giỏi và giáo viên chủ nhiệm giỏi theo hướng chuyển việc thi sang xét giáo viên giỏi thông qua tiêu chí cốt lõi của chuẩn. Với giáo viên chủ nhiệm giỏi thì gắn với các tiêu chí về giáo dục; với giáo viên dạy giỏi, gắn với tiêu chí về giảng dạy trong chuẩn nghề nghiệp. Tiến tới công nhận thông qua hậu kiểm, qua tiến bộ của người học, qua tín nhiệm của phụ huynh học sinh và cộng đồng.

Tuy nhiên, tháng 12.2019, Bộ GDĐT ban hành thông tư 22/2019/TT-BGDĐT quy định về hội thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi. Theo quy định tại thông tư này, hội thi giáo viên dạy giỏi, chủ nhiệm giỏi vẫn được duy trì.

Là một người công tác trong ngành, tôi cho rằng, Bộ GDĐT nên điều chỉnh lại các phong trào, cuộc thi để việc dạy - học đi vào chất lượng thực chất, chứ không còn là những hoạt động hình thức vì thành tích nữa. 

Nguyễn Văn Lực (Trường THCS Trịnh Phong, Diên Khánh, Khánh Hòa)
TIN LIÊN QUAN

Giáo viên đăng hình ảnh học sinh lên TikTok: Phản cảm trong giáo dục?

Vân Trang |

Bất chấp những quy định của pháp luật về việc sử dụng hình ảnh cá nhân của trẻ em, nhiều giáo viên đăng hình ảnh của học sinh lên TikTok hay các nền tảng mạng xã hội để câu like, câu view.

Bài tập về nhà được gửi qua nhóm, phụ huynh sợ con mất tính tự lập

Phan Liên |

Nhiều phụ huynh than phiền khi mỗi ngày đều phải dành ít nhất 30 phút để kiểm tra tin nhắn, rồi lại chạy đi in bài tập về nhà cho con vì giáo viên gửi qua nhóm chat.

Giáo viên nêu lí do nên để địa phương xét tốt nghiệp THPT

Nguyễn Văn Lực, Trường THCS Trịnh Phong, Diên Khánh, Khánh Hòa |

Xung quanh tranh luận có nên giao việc xét, thi tốt nghiệp THPT cho các địa phương hay không? Cá nhân tôi ủng hộ việc giao địa phương xét tốt nghiệp THPT.

Hà Nội phát triển du lịch golf để hút khách chi trả cao

Chí Long |

Xác định du lịch golf là sản phẩm tiềm năng, Hà Nội sẽ tập trung thu hút khách trải nghiệm du lịch golf, tổ chức sự kiện, giải đấu golf...

Thủ tướng Nhật Bản Kishida bị ném bom khói

Thanh Hà |

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đã được sơ tán khỏi một cảng ở Wakayama ngày 15.4 sau một vụ nổ. Thủ tướng Kishida không bị thương.

Một tuần vớt 100.000 quả phao xốp trôi nổi trên vịnh Hạ Long

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Sau một tuần ra quân tổng lực thu gom phao xốp trôi nổi trắng xóa trên vịnh Hạ Long, TP.Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh thu gom được khoảng 2.000m3 rác phao xốp. Khối lượng này tương đương với khoảng 100.000 quả phao xốp.

Nợ xấu trái phiếu ngày càng tăng cao

Gia Miêu |

Tỉ lệ nợ xấu trái phiếu doanh nghiệp đang tăng lên chủ yếu do các công ty chưa niêm yết liên quan đến bất động sản có hệ số đòn bẩy cao, dòng tiền hạn chế và không đủ nguồn tiền mặt để trả nợ.

Bạc Liêu: Nhiều hộ dân kêu cứu vì ô nhiễm khói bụi từ nhà máy xay xát

Văn Sỹ |

Không chịu nổi khói bụi từ một nhà máy xay xát lúa gạo, hàng chục hộ dân ở ấp Ninh Thạnh II, xã Ninh Hòa, huyện Hồng Dân (Bạc Liêu) đã gửi đơn cầu cứu đến các cơ quan báo chí để phản ánh tình trạng ô nhiễm môi trường làm đảo lộn cuộc sống, sinh hoạt của người dân.

Giáo viên đăng hình ảnh học sinh lên TikTok: Phản cảm trong giáo dục?

Vân Trang |

Bất chấp những quy định của pháp luật về việc sử dụng hình ảnh cá nhân của trẻ em, nhiều giáo viên đăng hình ảnh của học sinh lên TikTok hay các nền tảng mạng xã hội để câu like, câu view.

Bài tập về nhà được gửi qua nhóm, phụ huynh sợ con mất tính tự lập

Phan Liên |

Nhiều phụ huynh than phiền khi mỗi ngày đều phải dành ít nhất 30 phút để kiểm tra tin nhắn, rồi lại chạy đi in bài tập về nhà cho con vì giáo viên gửi qua nhóm chat.

Giáo viên nêu lí do nên để địa phương xét tốt nghiệp THPT

Nguyễn Văn Lực, Trường THCS Trịnh Phong, Diên Khánh, Khánh Hòa |

Xung quanh tranh luận có nên giao việc xét, thi tốt nghiệp THPT cho các địa phương hay không? Cá nhân tôi ủng hộ việc giao địa phương xét tốt nghiệp THPT.