Những giáo viên “nghiện” quay video học sinh đăng lên TikTok

KHÁNH AN |

Nhiều phụ huynh tỏ ra bức xúc khi hình ảnh con cháu họ xuất hiện trong những clip nhảy nhót trên TikTok của giáo viên. Những clip này tiềm ẩn nguy cơ lộ thông tin cá nhân của con trẻ, khiến trẻ trở thành tâm điểm bàn luận, bị so sánh...

Dạo một vòng TikTok, không khó để bắt gặp những video có tiêu đề như “quyền lực của giáo viên”, “đu trend cùng học sinh” hay “những áp lực khi đi dạy”... do chính các giáo viên đăng tải. Những video này thu hút từ vài trăm nghìn đến hàng triệu lượt xem và hàng nghìn lượt bình luận.

Cụ thể, khi truy cập vào trang TikTok của một giáo viên tiểu học, cô này thường xuyên đăng tải hình ảnh học sinh lên mạng xã hội. Trong đó, có 1 video cô giáo này quay lại cảnh 3 học sinh nữ đứng trên bục giảng và nhảy nhót.

Ở phần bình luận, nhiều người dùng mạng xã hội đưa ra lời phán xét, chê học sinh hay so sánh học sinh này với học sinh khác như: “Chê áo hồng nhảy xấu”, “Bạn áo hồng bị làm sao vậy”, “Bạn áo cam xinh nhất”....

Khi đọc được những bình luận này, cô giáo không đưa ra những lời bênh vực cho học sinh của mình mà thản nhiên viết: “Theo dõi cô để xem nhiều video hơn nhé”.

Hay ở một trang TikTok của một nữ giáo viên khác, người này đăng tải video với nội dung “đi dạy mà áp lực quá”. Cụ thể, trong video, nữ giáo viên quay mặt từng học sinh trong lớp và cho biết bản thân bị áp lực vì phải dạy con hiệu trưởng, con của giáo viên tổ trưởng tổ địa lý, con của công an, con của đại gia bất động sản,...

Dù nhiều học sinh cố gắng che mặt, không muốn xuất hiện trong video. Thế nhưng, cô giáo này vẫn cố gắng quay bằng được khuôn mặt của học sinh để thoả mãn đam mê làm TikToker của mình.

Cũng trên TikTok, hàng chục giáo viên quay video thể hiện quyền lực của bản thân. Những video này đều có một kịch bản giống nhau, là các giáo viên khiến tất cả học sinh im lặng chỉ sau một cái lườm hoặc một tiếng gõ thước.

 
Nhiều bình luận tiêu cực về học sinh trên kênh TikTok của cô giáo. Ảnh chụp màn hình

Chị Nguyễn Cẩm Tú (Đống Đa, Hà Nội) - cho biết đã từng yêu cầu cô giáo chủ nhiệm của con gỡ video quay cảnh con nhảy nhót.

“Con tôi từng khóc và kể rằng bị các bạn cùng trường trêu chọc vì nhảy không đẹp bằng các bạn khác. Khi hỏi ra mới biết, nguyên nhân xuất phát từ video của cô giáo chủ nhiệm đăng trên TikTok” - chị Tú nói.

Từ sau trường hợp của con, chị Tú đều không có thiện cảm với những video cô giáo quay học sinh rồi đăng lên mạng xã hội. Chị Tú thắc mắc, liệu khi đăng tải những video như vậy, các giáo viên đã hỏi ý kiến và được sự đồng ý của phụ huynh và học sinh hay chưa.

Anh Trương Hải (Long Biên, Hà Nội) - cho rằng, việc các thầy cô đăng tải hình ảnh học sinh lên TikTok có thể chỉ để thể hiện mối quan hệ thân thiết giữa học sinh và giáo viên. Thế nhưng, những video này có thể vô tình khiến các học sinh tổn thương vì trở thành tâm điểm bàn luận.

Bản thân anh và vợ cũng đều hạn chế đưa hình ảnh con cái lên mạng xã hội để tránh bị đối tượng xấu lợi dụng. Vậy nên, anh cũng hy vọng các thầy cô tôn trọng hình ảnh của các con, không đưa lên mạng xã hội một cách tuỳ tiện.

 
Giáo viên "vô tư" đưa hình ảnh học sinh lên mạng xã hội. Ảnh chụp màn hình

Theo chuyên gia tâm lý Lê Khanh – Giám đốc chuyên môn Trung tâm tâm lý giáo dục trẻ đặc biệt Diệp Quang - việc các giáo viên đưa hình ảnh học sinh lên mạng xã hội dưới bất kì mục đích gì cũng đều là vi phạm Luật trẻ em (trong trường hợp không được sự đồng ý của học sinh và phụ huynh).

"Khi có nhiều bình luận tiêu cực xuất hiện trong bài đăng, đứa trẻ có thể cảm xấu hổ, bị căng thẳng và cảm thấy không an toàn.

Nhiều giáo viên thường có suy nghĩ rằng đó là học trò của mình, mình muốn làm gì thì làm. Thế nhưng, khi tiết lộ thân phận của học sinh là giáo viên đang vi phạm quyền cá nhân của trẻ" - ông Khanh cho biết.

Với video có nội dung “áp lực khi đi dạy” của một cô giáo tiểu học, theo chuyên gia tâm lý Lê Khanh, video này vô tình thể hiện năng lực sư phạm yếu của giáo viên. Bởi dù phụ huynh học sinh là ai, người giáo viên cũng cần duy trì những quy định, nề nếp, kỉ luật trong nhà trường.

KHÁNH AN
TIN LIÊN QUAN

Cấm triệt để Tiktok tại Việt Nam, làm càng sớm càng tốt

Nhóm PV |

Chưa bao giờ, Tiktok lại nhận nhiều ý kiến chỉ trích tiêu cực từ dư luận như hiện nay. Không chỉ các phụ huynh mong muốn cấm triệt để Tiktok mà các bạn trẻ cũng cảm thấy Tiktok không có tính giáo dục, chủ yếu là những trào lưu nhảm nhí.

Nhiều người trẻ quên giờ, thừa nhận "như bị thôi miên" khi lướt TikTok

Thanh Vân |

Dù đã 27 tuổi, nhưng Hoa thừa nhận bản thân như bị TikTok thôi miên, mỗi buổi tối Hoa đều bị cuốn vào ứng dụng này đến 2-3h sáng mới ngủ. Không chỉ Hoa, mà nhiều người trưởng thành khác cũng thừa nhận, TikTok quả thực không có tính giáo dục.

Việt Nam có đầy đủ quy định, quy trình để cấm TikTok

Anh Vũ |

Trước những sai phạm và ảnh hưởng tiêu cực của TikTok và một số dịch vụ mạng xã hội xuyên biên giới, cơ quan chức năng khẳng định, luật pháp Việt Nam có đầy đủ quy định, quy trình để thực hiện các biện pháp đảm bảo an ninh mạng.

Khởi động Chương trình “Doanh nghiệp tiêu biểu vì Người lao động” 2023

Thanh Thuỷ |

Năm 2023, chương trình sẽ tổ chức tiếp nhận hồ sơ đăng ký tham gia từ nay đến 15.05. Sau khi chấm điểm và hiệp y với các đơn vị liên quan, lễ vinh danh “Doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động” dự kiến tổ chức vào tháng 8.2023.

Tân Hiệp Phát: Từ hợp đồng giả cách đến trốn thuế, chiếm đoạt tài sản

Linh Anh |

Hợp đồng giả cách được hiểu là hợp đồng mà các bên thực hiện nhằm mục đích che giấu đi một hợp đồng khác và thông qua hợp đồng đó để trục lợi, chiếm đoạt tài sản. Vụ việc của Tân Hiệp Phát là một ví dụ điển hình.

Luật sư chỉ ra cách giảm tiền đóng bảo hiểm sau vụ diễn viên Ngọc Lan

Hiếu Anh |

Để tránh lùm xùm về bảo hiểm nhân thọ không mong muốn như diễn viên Ngọc Lan, luật sư chỉ ra cách để người dân có thể đàm phán giảm tiền hoặc chấm dứt ngay cả khi hợp đồng bảo hiểm đã được ký kết.

Trình Quốc hội giám sát về quản lý thị trường bất động sản, nhà ở xã hội

PHẠM ĐÔNG |

“Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông” và “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội” là 2 trong số 4 chuyên đề sẽ được trình Quốc hội giám sát.

Ngân sách nhà nước không hỗ trợ các chuyến bay giải cứu

PHẠM ĐÔNG |

Trước ý kiến đề nghị làm rõ hơn vụ “chuyến bay giải cứu” vì cũng thuộc phạm vi giám sát nguồn lực phòng, chống dịch, Thứ trưởng Bộ Tài chính khẳng định, “ngân sách Nhà nước không hỗ trợ cho các “chuyến bay giải cứu” trong thời gian vừa qua”.

Cấm triệt để Tiktok tại Việt Nam, làm càng sớm càng tốt

Nhóm PV |

Chưa bao giờ, Tiktok lại nhận nhiều ý kiến chỉ trích tiêu cực từ dư luận như hiện nay. Không chỉ các phụ huynh mong muốn cấm triệt để Tiktok mà các bạn trẻ cũng cảm thấy Tiktok không có tính giáo dục, chủ yếu là những trào lưu nhảm nhí.

Nhiều người trẻ quên giờ, thừa nhận "như bị thôi miên" khi lướt TikTok

Thanh Vân |

Dù đã 27 tuổi, nhưng Hoa thừa nhận bản thân như bị TikTok thôi miên, mỗi buổi tối Hoa đều bị cuốn vào ứng dụng này đến 2-3h sáng mới ngủ. Không chỉ Hoa, mà nhiều người trưởng thành khác cũng thừa nhận, TikTok quả thực không có tính giáo dục.

Việt Nam có đầy đủ quy định, quy trình để cấm TikTok

Anh Vũ |

Trước những sai phạm và ảnh hưởng tiêu cực của TikTok và một số dịch vụ mạng xã hội xuyên biên giới, cơ quan chức năng khẳng định, luật pháp Việt Nam có đầy đủ quy định, quy trình để thực hiện các biện pháp đảm bảo an ninh mạng.