Xử lý tình trạng sử dụng tài khoản ngân hàng không chính chủ để lừa đảo

KHÁNH AN |

Trước tình trạng lừa đảo trực tuyến gia tăng và tội phạm công nghệ cao diễn biến phức tạp, nhằm xử lý tình trạng mở, sử dụng tài khoản thanh toán không chính chủ, thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước đã triển khai, chỉ đạo triển khai một số giải pháp.

Hướng đi của nguồn tiền trong các vụ lừa đảo

Thời gian gần đây, tình trạng lừa đảo trực tuyến tăng đột biến về số lượng. Theo Cục An toàn thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông, trong 6 tháng đầu năm 2023, số vụ lừa đảo trực tuyến tăng 64,78% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 37,82% so với 6 tháng cuối năm 2022.

Người dân bị lừa đảo với nhiều chiêu thức khác nhau, song đều có điểm chung là không thể lấy lại tiền - dù đã biết rõ tài khoản ngân hàng của đối tượng lừa đảo.

Trao đổi với Lao Động, anh Nguyễn Hưng - Đồng sáng lập Dự án phi lợi nhuận Chongluadao - cho hay, những đối tượng lừa đảo trực tuyến thường sử dụng tài khoản ngân hàng ảo.

Tài khoản ngân hàng ảo là tài khoản mà các đối tượng mua lại của những người không còn sử dụng hoặc thuê người mở. Trong nhiều trường hợp, chính những người này cũng không biết người đã mua tài khoản/ người đã thuê mình mở tài khoản là ai.

"Khi có tiền chuyển về tài khoản, những đối tượng này sẽ lập tức chuyển tiền “lòng vòng” qua nhiều tài khoản khác nằm trong hệ thống, hoặc chuyển ra nước ngoài, lên sàn tiền ảo và cuối cùng là mất dấu vết" - anh Hưng nói.

Rà soát đối tượng nghi ngờ

Trả lời câu hỏi của báo chí về giải pháp xử lý, ngăn chặn tình trạng lừa đảo trực tuyến, ông Lê Văn Tuyên - Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước cho biết, Ngân hàng Nhà nước đang tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện hành lang pháp lý đảm bảo an ninh, an toàn hoạt động thanh toán.

Trong đó, sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật liên quan mở và sử dụng tài khoản thanh toán theo hướng quy định chặt chẽ hơn về quy trình nhận biết, định danh khách hàng mở và sử dụng tài khoản thanh toán;

Sửa đổi, bổ sung quy định Quyết định 630/QĐ-NHNN theo hướng bổ sung quy định cho phép tổ chức tín dụng áp dụng xác thực sinh trắc học đối với giao dịch chuyển tiền vượt hạn mức nhất định....

Ông
Ông Lê Văn Tuyên - Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước tại cuộc họp báo của Bộ Thông tin và Truyền thông diễn ra chiều 5.10. Ảnh: Thảo Anh

Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các tổ chức tín dụng, các văn bản khuyến nghị, cảnh báo toàn ngành về tăng cường phòng, chống, ngăn chặn các hành vi gian lận trong hoạt động thanh toán.

Trong đó có nội dung yêu cầu thực hiện kiểm tra, đối chiếu, đảm bảo tính hợp pháp hợp lệ và phù hợp, khớp đúng của giấy tờ tùy thân với khách hàng mở tài khoản thanh toán...

Đồng thời, xây dựng kế hoạch làm sạch dữ liệu khách hàng cá nhân thông qua đối chiếu, xác thực dữ liệu khách hàng với nền tảng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, dữ liệu căn cước công dân (CCCD)...

Ngân hàng Nhà nước cho biết, đã và đang phối hợp với Bộ Công an triển khai một số nội dung như ban hành kế hoạch phối hợp về việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ tại Đề án 06 giữa Bộ Công an và Ngân hàng Nhà nước, trong đó có nội dung về kết nối, khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư làm sạch dữ liệu khách hàng và xác minh thông tin nhận biết khách hàng góp phần rà soát đối tượng nghi ngờ, giả mạo giấy tờ tùy thân để mở tài khoản thanh toán.

Kết quả triển khai đến hết tháng 8.2023 cho thấy, có 27 tổ chức tín dụng liên hệ/đang phối hợp C06 để triển khai làm sạch dữ liệu khách hàng mở tài khoản thanh toán; có 42 tổ chức tín dụng đã và đang triển khai ứng dụng thẻ CCCD gắn chip.

Có 7 tổ chức tín dụng đã và đang liên hệ C06 để triển khai ứng dụng tài khoản định danh và xác thực điện tử (VNeID); có 5 tổ chức tín dụng đã và đang triển khai rà soát đối tượng nghi ngờ, giả mạo các loại giấy tờ với dữ liệu sinh trắc của CCCD phục vụ công tác phòng, chống tội phạm.

Ngân hàng Nhà nước dự kiến sẽ phối hợp với Bộ TTTT về phương án hỗ trợ các ngân hàng làm sạch dữ liệu, đối khớp thông tin chủ tài khoản đăng ký dịch vụ ngân hàng trực tuyến với thông tin chủ thuê bao di động theo số điện thoại di động.

KHÁNH AN
TIN LIÊN QUAN

3 hình thức lừa đảo trực tuyến phổ biến nhất mà người dân cần cảnh giác

KHÁNH AN |

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT), các hình thức lừa đảo trực tuyến luôn có sự thay đổi, đồng thời luôn luôn có những hình thái mới và tinh vi hơn.

Lừa đảo trực tuyến từ lộ lọt thông tin cá nhân

TRÍ MINH |

Tình trạng lộ lọt thông tin cá nhân là một trong những lý do khiến lừa đảo trực tuyến bùng phát mạnh. Theo giới chuyên gia, trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay, tất cả những yếu tố liên quan đến hình ảnh cá nhân cần phải hết sức hạn chế và cẩn trọng khi chia sẻ trên không gian mạng, với quan điểm kẻ lừa đảo càng mưu mô thì người dùng càng cần phải tinh thông.

Giả danh cán bộ thuế lừa đảo người dân bằng đường link giả mạo

TRÍ MINH |

Ngày 1.10, theo Cục Thuế TP Hà Nội, thời gian gần đây, xuất hiện các đối tượng giả danh cán bộ thuế yêu cầu người dân truy cập vào các đường link giả mạo để chiếm quyền sử dụng điện thoại từ xa, sau đó lấy cắp thông tin cá nhân, thông tin tài khoản ngân hàng với mục đích chiếm đoạt tài sản.

Cập nhật trực tiếp ngày bế mạc ASIAD 19: Chương trình thi đấu đã hoàn tất

NHÓM PV |

Hôm nay, ASIAD 19 sẽ chính thức khép lại bằng lễ bế mạc tại sân Hàng Châu Sports Park.

"Chương trình 1 triệu sáng kiến" - mảnh đất sáng tạo màu mỡ của người lao động

NHÓM PHÓNG VIÊN |

Vinh dự, tự hào cùng với bồi hồi, xúc động là cảm xúc của những cá nhân, tập thể được tôn vinh trong Chương trình “1 triệu sáng kiến - nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch COVID - 19”. Nuôi dưỡng phong trào lao động sáng tạo của công nhân, lao động sẽ tạo ra mảnh đất màu mỡ giúp họ tiếp tục đóng nhiều hơn nữa.

Tiến bộ bất ngờ của bóng chuyền nữ Việt Nam tại ASIAD 19

HOÀNG HUÊ |

Đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam khép lại hành trình tại ASIAD 19 với vị trí thứ 4 chung cuộc.

Chân dung nhà vô địch mới của Đường lên đỉnh Olympia 2023

Trà My |

Sau nhiều giờ tranh tài, ngôi vị quán quân Đường lên đỉnh Olympia đã thuộc về thí sinh Lê Xuân Mạnh - Trường THPT Hàm Rồng (Thanh Hoá).

Mưa lớn, nhiều tuyến đường ở thành phố Hà Tĩnh ngập sâu

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Mưa lớn từ đêm qua đến sáng nay (8.10) khiến nhiều tuyến đường ở thành phố Hà Tĩnh đã ngập sâu, phương tiện khó qua lại.

3 hình thức lừa đảo trực tuyến phổ biến nhất mà người dân cần cảnh giác

KHÁNH AN |

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT), các hình thức lừa đảo trực tuyến luôn có sự thay đổi, đồng thời luôn luôn có những hình thái mới và tinh vi hơn.

Lừa đảo trực tuyến từ lộ lọt thông tin cá nhân

TRÍ MINH |

Tình trạng lộ lọt thông tin cá nhân là một trong những lý do khiến lừa đảo trực tuyến bùng phát mạnh. Theo giới chuyên gia, trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay, tất cả những yếu tố liên quan đến hình ảnh cá nhân cần phải hết sức hạn chế và cẩn trọng khi chia sẻ trên không gian mạng, với quan điểm kẻ lừa đảo càng mưu mô thì người dùng càng cần phải tinh thông.

Giả danh cán bộ thuế lừa đảo người dân bằng đường link giả mạo

TRÍ MINH |

Ngày 1.10, theo Cục Thuế TP Hà Nội, thời gian gần đây, xuất hiện các đối tượng giả danh cán bộ thuế yêu cầu người dân truy cập vào các đường link giả mạo để chiếm quyền sử dụng điện thoại từ xa, sau đó lấy cắp thông tin cá nhân, thông tin tài khoản ngân hàng với mục đích chiếm đoạt tài sản.