Lừa đảo trực tuyến từ lộ lọt thông tin cá nhân

TRÍ MINH |

Tình trạng lộ lọt thông tin cá nhân là một trong những lý do khiến lừa đảo trực tuyến bùng phát mạnh. Theo giới chuyên gia, trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay, tất cả những yếu tố liên quan đến hình ảnh cá nhân cần phải hết sức hạn chế và cẩn trọng khi chia sẻ trên không gian mạng, với quan điểm kẻ lừa đảo càng mưu mô thì người dùng càng cần phải tinh thông.

Từ những ứng dụng "gián điệp"

Theo ông Nguyễn Hải Nam - Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Credit 360.AI - vấn nạn lộ lọt thông tin cá nhân thật sự là vấn đề nhức nhối. Đây chính là cơ hội để tội phạm mạng có thể lợi dụng, xây dựng các kịch bản và phương án lừa đảo.
Theo chuyên gia, cùng với sự bùng nổ của internet cũng như smartphone và mạng xã hội, nhiều người dùng Việt Nam còn dễ dãi khi chia sẻ thông tin dữ liệu cá nhân. Ông Nam đơn cử như tình trạng Deepfake hiện nay hay những thủ đoạn lừa đảo bằng công nghệ hiện đại khác như AI, Chat… giả giọng đối tượng muốn nói như thật. Vậy các thông tin dữ liệu này được lấy từ đâu?

Đặt vấn đề, ông Nam cho biết, thời gian gần đây trên mạng nở rộ ứng dụng chụp hình ảnh quay các góc độ để tạo hình ảnh 3D nhân vật hoạt hình được nhiều người dùng chia sẻ tràn lan, vô tội vạ. Qua quan sát, cho thấy, cách khai thác hình ảnh này đủ để tạo ra một hình ảnh Deepfake của người dùng đó một cách hoàn hảo.

Từ thực tế phân tích so sánh dữ liệu ở các quốc gia khác cho thấy người dùng Việt Nam đăng tải thông tin trên mạng xã hội rất nhiều, một cách vô tội vạ. Nếu điều này tiếp tục diễn ra thì hệ quả để lại sẽ rất phức tạp, khôn lường bởi không gian mạng mở nên tội phạm mạng có ở khắp mọi nơi. Những thông tin mang tính chất cá nhân của người dùng cũng sẽ dần bị khai thác ở nhiều góc độ.

Người dân cần nâng cao cảnh giác

Ông Vũ Ngọc Sơn - Giám đốc Công nghệ - Công ty Cổ phần Công nghệ An ninh mạng Quốc gia (NCS) - chỉ ra, người dùng đang phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ rủi ro khi các thông tin cá nhân, những dữ liệu bị lộ lọt. Các đối tượng có thể khai thác các thông tin dữ liệu này để quảng cáo, mời chào mua bán sản phẩm dịch vụ và người dùng sẽ gặp rất nhiều cuộc gọi spam hằng ngày. Đây là hình thức diễn ra phổ biến nhất hiện nay với nhiều người dùng.

Ngoài ra, một dạng khác nguy hiểm hơn là tình trạng các đối tượng có thể dựng các kịch bản lừa đảo để khống chế và lấy tiền của người dùng.

"Khi cung cấp thông tin cho một dịch vụ hoặc giao dịch nào đó, người dùng chỉ cung cấp các thông tin tối thiểu và phải biết rõ những thông tin, dữ liệu đó sẽ được phục vụ vào mục đích gì.

Khuyến cáo người dùng khi thực hiện các giao dịch trên mạng không nên cung cấp các thông tin quá nhạy cảm, đặc biệt là những thông tin cá nhân kiểu định danh để tránh trường hợp các đối tượng xấu có thể thu thập và bán lại cho những đối tượng khác để khai thác, xử lý" - ông Vũ Ngọc Sơn - Giám đốc Công nghệ - Công ty Cổ phần Công nghệ An ninh mạng Quốc gia (NCS) - chia sẻ.

Ngoài ra, người dùng cũng tuyệt đối không nên cài các phần mềm không rõ nguồn gốc, đặc biệt các phần mềm được gửi qua đường link, email, qua chat… Nếu muốn cài phần mềm nào, người dùng nên vào các trang web chính thức của nhà cung cấp dịch vụ hoặc lên các chợ ứng dụng dành cho điện thoại để tải phần mềm chính chủ, tránh tình trạng cài những ứng dụng có khả năng theo dõi và lấy cắp thông tin trên điện thoại.

Các chuyên gia cũng cho rằng, cách tốt nhất để phòng, chống đó là phải thích ứng với sự phát triển. Người dùng cần tự bảo vệ mình bằng cách nâng cao kiến thức về vấn đề này.

Theo Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông), trong 6 tháng đầu năm 2023, số vụ lừa đảo trực tuyến tại Việt Nam tăng 64,78% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 37,82% so với 6 tháng cuối năm 2022. Rõ ràng, trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay, tất cả những yếu tố liên quan đến hình ảnh cá nhân cần phải hết sức hạn chế và cẩn trọng khi chia sẻ trên không gian mạng, với quan điểm kẻ lừa đảo càng mưu mô thì người dùng càng cần phải tinh thông.

TRÍ MINH
TIN LIÊN QUAN

Bị 2 vụ lừa nối nhau, nạn nhân chia sẻ cách phòng tránh lừa đảo trực tuyến

Mạnh Cường |

Sau khi bị lừa đảo trên trang mạng xã hội trực tuyến, các nạn nhân đã đúc rút được kinh nghiệm, chia sẻ đến nhiều người để phòng tránh.

Nhóm đối tượng bị lừa đảo trực tuyến đang thay đổi

Anh Vũ - Khánh An |

Trong năm 2023, nhóm đối tượng bị lừa đảo trực tuyến có sự dịch chuyển mạnh về các nhóm người cao tuổi, trẻ em, sinh viên và các đối tượng có thu nhập thấp.

Deepfake trở thành mối đe dọa tạo tin giả, lừa đảo trực tuyến

Anh Vũ - Hữu Chánh |

Deepfake có thể được sử dụng không chỉ để lừa đảo trực tuyến mà còn sử dụng cho các mục đích khác như tấn công chính trị, tạo ra những tin tức giả mạo hoặc phá hoại danh tiếng của người khác.

Nhà máy điện rác 7 nghìn tỉ dự kiến xử lý khoảng 5 nghìn tấn rác của Thủ đô

Thiều Trang - Hải Danh |

Nhà máy điện rác Sóc Sơn (thuộc Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Sơn, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) hiện đang vận hành 3/5 lò đốt, xử lý được khoảng 3 nghìn tấn rác/ngày đêm. Theo lãnh đạo nhà máy, nếu được cấp phép hoạt động hết công suất 5/5 lò đốt sẽ xử lý được khoảng 4-5 nghìn tấn rác/ngày đêm.

Gần 20 lần thổi sai cách để né bị phạt do vi phạm nồng độ cồn

NHÓM PV |

TPHCM - Làm việc với Cảnh sát giao thông, tài xế M chỉ ngậm ống thở hoặc hít vào mà không thổi hơi ra. Phải mất 18 lần thổi, lực lượng chức năng mới xác định được người này vi phạm nồng độ cồn.

Dự báo đường đi và vùng nguy hiểm của bão Koinu

AN AN |

Cơ quan khí tượng của Việt Nam cho biết bão Koinu đang di chuyển theo hướng tây. Trong 24 đến 48 giờ tới bão đổi hướng tây tây bắc và đi vào Biển Đông.

Thắng Leipzig 3-1, Man City vươn lên ngôi đầu bảng

Thanh Vũ |

Chiến thắng 3-1 trước RB Leipzig giúp Man City giữ vững ngôi đầu bảng G UEFA Champions League 2023-2024.

Bị 2 vụ lừa nối nhau, nạn nhân chia sẻ cách phòng tránh lừa đảo trực tuyến

Mạnh Cường |

Sau khi bị lừa đảo trên trang mạng xã hội trực tuyến, các nạn nhân đã đúc rút được kinh nghiệm, chia sẻ đến nhiều người để phòng tránh.

Nhóm đối tượng bị lừa đảo trực tuyến đang thay đổi

Anh Vũ - Khánh An |

Trong năm 2023, nhóm đối tượng bị lừa đảo trực tuyến có sự dịch chuyển mạnh về các nhóm người cao tuổi, trẻ em, sinh viên và các đối tượng có thu nhập thấp.

Deepfake trở thành mối đe dọa tạo tin giả, lừa đảo trực tuyến

Anh Vũ - Hữu Chánh |

Deepfake có thể được sử dụng không chỉ để lừa đảo trực tuyến mà còn sử dụng cho các mục đích khác như tấn công chính trị, tạo ra những tin tức giả mạo hoặc phá hoại danh tiếng của người khác.