Xe hợp đồng trá hình đe dọa phá vỡ quy hoạch tuyến vận tải

Hữu Chánh |

Xe hợp đồng “trá hình” nở rộ bởi tính tiện lợi về thời gian, đón trả khách sâu trong nội đô nên được nhiều người dân lựa chọn. Tuy nhiên, việc quản lý loại hình vận tải này vẫn đang là bài toán khó giải của cơ quan quản lý Nhà nước.

Hoạt động bát nháo khắp nơi

Không khó để bắt gặp các loại xe du lịch, xe hợp đồng trá hình hoạt động như xe khách tuyến cố định trên nhiều tuyến đường ở Thủ đô. Những xe này thường thuộc về các doanh nghiệp vận tải có văn phòng ở khắp nơi trong nội đô. Văn phòng là điểm bán vé, cũng là nơi nhà xe đón khách.

Ngay trên phố Thọ Tháp, phường Dịch Vọng Hậu (Cầu Giấy, Hà Nội), văn phòng một nhà xe Limousine công khai đón, trả khách hằng ngày nhưng không thấy lực lượng chức năng xử lý. Mang phù hiệu “xe hợp đồng” nhưng xe Limousine của nhà xe có địa chỉ tại đây lại đón trả khách tại các điểm cố định như xe chạy tuyến.

Theo quy định tại Nghị định 10 về quản lý vận tải hành khách, xe hợp đồng phải ký hợp đồng vận chuyển với người thuê cả chuyến, đón vận chuyển theo đúng địa chỉ hợp đồng đã ký kết; không được gom khách, đón khách ngoài hợp đồng, không được xác nhận đặt chỗ cho từng hành khách. Nhưng thực tế nhà xe trên lại thực hiện bán vé thu tiền như tuyến cố định.

Phóng viên đã liên hệ vào số điện thoại tổng đài của nhà xe trên phố Thọ Tháp để đặt chỗ thì được nhân viên cho biết, với tuyến Hà Nội - Thái Bình, nhà xe luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu hành khách với các khung giờ và điểm đón đã định sẵn.

"Ở Cầu Giấy thì ra phố Thọ Tháp hoặc ra phố Nguyễn Quốc Trị là có xe đến đón" - nhân viên tổng đài khẳng định.

Có mặt tại văn phòng của nhà xe trên phố Thọ Tháp vào đầu giờ chiều 16.1, phóng viên ghi nhận tình trạng xe "trá hình" hoạt động công khai, rầm rộ, không khác gì một bến xe thu nhỏ. Các loại xe Limousine của hãng xe này ra vào liên tục để đón, trả khách...

"Thay vì tốn nhiều thời gian, mất thêm tiền đi xe ôm, taxi đến bến thì đón ở đây tiện hơn bởi chỉ cần gọi điện đặt trước là nhà xe sẵn sàng phục vụ" - bà Nguyễn Thị Hà (56 tuổi, quê Thái Bình) nói lý do khi không lựa chọn vào bến mua vé.

Theo ghi nhận, hàng loạt xe hợp đồng hoạt động "trá hình", gom khách lẻ đi một chiều tương tự như hoạt động vận tải hành khách theo tuyến cố định tại Hà Nội trong thời gian qua. Điều này gây mất trật tự an toàn giao thông và không đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động vận tải hành khách.

"Xe khách truyền thống hiện không thể cạnh tranh được loại hình xe đưa đón này. Mặc dù giá vé cao hơn từ 50.000 - 100.000 đồng nhưng người dân vẫn lựa chọn vì thuận tiện" - tài xế Nguyễn Văn Nam (chuyên tuyến cố định Hà Nội - Yên Bái) nói.

Xe Limousine trả khách tại văn phòng trên phố Nguyễn Quốc Trị, chiều 16.1. Ảnh: Hữu Chánh
Xe Limousine trả khách tại văn phòng trên phố Nguyễn Quốc Trị, chiều 16.1. Ảnh: Hữu Chánh

Còn nhiều bất cập trong quản lý

Theo thống kê của Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội, trên địa bàn thành phố hiện có gần 80 điểm bến cóc, lợi dụng văn phòng đón trả khách. Dù lực lượng thanh tra thường xuyên kiểm tra nhưng không thể xử lý dứt điểm.

Ông Nguyễn Tuyển - Trưởng phòng Quản lý vận tải (Sở GTVT Hà Nội) - thừa nhận, công tác quản lý xe hợp đồng của Hà Nội nói riêng và toàn quốc nói chung đang gặp những khó khăn nhất định, đặc biệt là loại xe hợp đồng gom khách, lập danh sách hành khách giả mạo hợp đồng tour du lịch hòng qua mặt lực lượng chức năng, để chạy như tuyến cố định.

Khẳng định các quy định quản lý kinh doanh vận tải xe hợp đồng tương đối rõ nhưng lại thiếu công cụ quản lý, ông Tuyển đưa ra dẫn chứng đơn cử như việc xác định tỉ lệ điểm đầu điểm cuối trùng lặp có vượt quá 30% tổng số chuyến trong tháng hay không? Chưa kể, với các đơn vị có nhiều phương tiện, họ dễ dàng đảo các xe để lách quy định khiến việc xác định khó khăn hơn.

“Ngoài ra, quy định gửi hợp đồng, danh sách hành khách về Sở GTVT trước chuyến đi cũng là giải pháp quan trọng. Tuy nhiên, một ngày có hàng nghìn hợp đồng gửi về cũng khiến hệ thống của Phòng quản lý vận tải bị quá tải, khi trích xuất thông tin gửi cho lực lượng Thanh tra giao thông xử lý cũng khó khăn" - ông Tuyển nói.

Ông Lương Duyên Thống - Trưởng phòng Quản lý vận tải phương tiện và Người lái (Cục Đường bộ Việt Nam) - cho biết, từ năm 2020 đến nay, số lượng xe kinh doanh vận tải hợp đồng tăng đến 70%. Điều này thể hiện xe kinh doanh vận tải khách theo hợp đồng đã được người dân tin dùng. Tuy nhiên ông Thống nhìn nhận một số xe kinh doanh vận tải hoạt động đúng quy định nhưng cũng có xe lại chạy theo hợp đồng trá hình.

“Tình trạng này ảnh hưởng đến việc thu thuế của Nhà nước, phá vỡ quy hoạch tuyến vận tải, ảnh hưởng hiệu quả đầu tư của các bến xe, ảnh hưởng tới quy hoạch, đặc biệt khi xe trá hình vào đón từng khách sẽ tiềm ẩn nguy cơ ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông ở đô thị” - ông Thống đánh giá.

Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam (VATA) Nguyễn Văn Quyền cho biết, trong khi xe khách tuyến cố định phải nộp thuế, phí đầy đủ, thì xe hợp đồng chỉ chịu thuế khoán theo diện hộ kinh doanh, không phải thực hiện kê khai giá cước, không mất chi phí ra vào bến xe... Tình trạng này dẫn tới cạnh tranh không lành mạnh với xe khách tuyến cố định, ảnh hưởng trật tự an toàn giao thông.

Để cạnh tranh với xe hợp đồng, nhiều xe khách tuyến cố định đã bỏ bến chạy hợp đồng, lập văn phòng đại diện, bến “cóc” đón, trả khách.

Hữu Chánh
TIN LIÊN QUAN

Xe hợp đồng trá hình tung hoành, chủ xe tuyến cố định méo mặt dịp Tết Dương lịch 2024

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Tình trạng xe hợp đồng “trá hình” xe khách cố định tồn tại dai dẳng và ngày càng tăng dẫn đến việc cạnh tranh không lành mạnh giữa các nhà xe, đặc biệt vào dịp lễ, Tết.

Xe hợp đồng chạy ở Hà Nội - hễ dừng kiểm tra là có vi phạm

Tô Thế |

Nhiều ngày theo chân lực lượng Cảnh sát giao thông (Công an TP Hà Nội), PV nhận thấy một điều, hễ dừng kiểm tra ôtô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng (xe hợp đồng) nào cũng ra vi phạm.

Đi nhầm xe hợp đồng trá hình, khách phải dắt díu nhau xuống đường

Tô Thế |

Xe giường nằm 2 tầng mang phù hiệu xe hợp đồng bị Cảnh sát giao thông kiểm tra. Tuy nhiên tài xế không xuất trình được hợp đồng vận chuyển hành khách, đăng ký và đăng kiểm xe. Phương tiện sau đó bị tạm giữ theo quy định, hành khách phải di chuyển sang một xe khác để tiếp tục hành trình.

Trường học ở Hải Dương bị tố chi thưởng lễ, Tết cho giáo viên rồi đòi lại

Hoàng Khôi |

Chuyển tiền thưởng Tết, chi thưởng 20.11 cho giáo viên sau đó yêu cầu nộp lại, đó là việc lặp đi lặp lại tại Trường tiểu học Kim Liên (huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương) gây bức xúc trong cán bộ, giáo viên nhà trường.

Đang khắc phục tồn tại nhưng mỏ đá Lộc Môn vẫn gây ô nhiễm

Minh Nguyễn |

Hoà Bình - Sau thời gian bị đình chỉ vì nhiều vi phạm, mỏ đá Lộc Môn ở huyện Lương Sơn đã được UBND tỉnh cho phép nổ mìn để khai thác. Tuy nhiên, đơn vị này tiếp tục gây ô nhiễm môi trường khiến người dân bức xúc, chặn đường.

Nhiều thanh niên đóng phạt vì uống bia, rượu ở tiệc tất niên còn lái xe

Nguyên Chân - Mỹ Lệ |

TPHCM - Trở về từ tiệc tất niên cuối năm ở công ty, nhiều trường hợp được CSGT TPHCM phát hiện vi phạm nồng độ cồn nên tiến hành lập biên bản xử lý trong đêm 19.1.

Tràn lan tai nghe AirPods, Marshall "chính hãng" giá vài trăm nghìn đồng

KHÁNH AN |

Tin lời quảng cáo "hàng xịn, giá rẻ", nhiều người đã sập bẫy khi mua phải tai nghe AirPods, Marshall và hàng loạt thiết bị giả trên mạng xã hội.

Trung tướng công an nói về 290kg ma tuý cocain dạt vào bờ biển Việt Nam

Việt Dũng |

Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý - Trung tướng Nguyễn Văn Viện đã thông tin ban đầu về số lượng cocain dạt vào bờ biển đựng trong các ba lô dạng leo núi và có những khuyến cáo với người dân.

Xe hợp đồng trá hình tung hoành, chủ xe tuyến cố định méo mặt dịp Tết Dương lịch 2024

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Tình trạng xe hợp đồng “trá hình” xe khách cố định tồn tại dai dẳng và ngày càng tăng dẫn đến việc cạnh tranh không lành mạnh giữa các nhà xe, đặc biệt vào dịp lễ, Tết.

Xe hợp đồng chạy ở Hà Nội - hễ dừng kiểm tra là có vi phạm

Tô Thế |

Nhiều ngày theo chân lực lượng Cảnh sát giao thông (Công an TP Hà Nội), PV nhận thấy một điều, hễ dừng kiểm tra ôtô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng (xe hợp đồng) nào cũng ra vi phạm.

Đi nhầm xe hợp đồng trá hình, khách phải dắt díu nhau xuống đường

Tô Thế |

Xe giường nằm 2 tầng mang phù hiệu xe hợp đồng bị Cảnh sát giao thông kiểm tra. Tuy nhiên tài xế không xuất trình được hợp đồng vận chuyển hành khách, đăng ký và đăng kiểm xe. Phương tiện sau đó bị tạm giữ theo quy định, hành khách phải di chuyển sang một xe khác để tiếp tục hành trình.