Xây sai phép, phá vỡ quy hoạch khu đô thị mới tại Hà Nội: Nhà lãnh đạo nên khó xử lý?

THÔNG CHÍ |

Tại Hà Nội, các khu đô thị mới đều có tiêu chuẩn xây dựng như chiều cao, diện tích xây dựng để tạo ra kiến trúc đồng bộ, phù hợp với cảnh quan. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn mạnh ai nhà đó xây. 

Điều đáng nói, trong số các công trình vi phạm, có những trường hợp là lãnh đạo doanh nghiệp, lãnh đạo các cơ quan nhà nước có chức quyền, như trường hợp của nguyên tướng công an Nguyễn Thanh Hoá. Bởi vậy, việc xử lý đụng vào các cá nhân có chức quyền nên chủ đầu tư đổ lỗi cho thanh tra xây dựng và ngược lại. 

Tràn lan vi phạm

Theo ghi nhận của PV Báo Lao Động, KĐT Tây Nam hồ Linh Đàm (quận Hoàng Mai) có đến hàng chục nhà biệt thự đã bị thay đổi kiến trúc từ 3 tầng, mái vát thành nhà 4 tầng, mái bằng. Cụ thể,  căn biệt thự ở lô số 4, khu TT6D bị hô biến thành ngôi nhà 4 tầng vuông vức, mái bằng. Cách đó không xa là ngôi nhà 4 tầng, 1 tum kiến trúc dạng tòa lâu dài ở lô số 3+4 khu TT5C được xây lại từ 2 căn biệt thự.

Còn tại KĐT Viglacera Xuân Phương (quận Nam Từ Liêm) do Cty Đầu tư hạ tầng và đô thị Viglacera làm chủ đầu tư, nhiều người không khỏi ngỡ ngàng trước ngôi biệt thự nguy nga màu trắng ven hồ ở đường XP4 được xây gộp lại từ 3 căn biệt thự có số thứ tự là BT7.05, BT7.06, BT7.07. Trong khi những căn biệt thự ở khu đô thị này đều chỉ có 3 tầng, mái vát thì ngôi biệt thự “khủng” cao 5 tầng, kiến trúc phong cách tân cổ, mái kiểu Pháp khác biệt hoàn toàn.

Nhiều người dân ở khu đô thị này bức xúc, cùng mua nhà biệt thự ở đây về sinh sống, nhưng các hộ muốn sửa chữa lại ngoại thất thì thủ tục xin phép rất kỹ càng, khi thi công cũng bị chủ đầu tư, cơ quan chức năng giám sát chặt chẽ. Nhưng không hiểu tại sao lại có thể mọc lên ngôi biệt thự sừng sững, màu sơn khác biệt hoàn toàn với những căn nhà còn lại của KĐT.

Tuy vi phạm trật tự xây dựng tràn lan tại các KĐT mới tại Hà Nội, nhưng những công trình xây vi phạm này thường ít được nhắc đến trong các báo cáo về quản lý xây dựng của các quận, Sở Xây dựng Hà Nội. Sự việc chỉ gây chú ý khi vào tháng 3, căn biệt thự của nguyên tướng công an Nguyễn Thanh Hoá được phát hiện xây vượt tầng tại khu liền kề C37 Bắc Hà do Cty CP XD và TM Bắc Hà làm chủ đầu tư.

Theo thiết kế được phê duyệt, căn biệt thự do vợ ông Hoá đứng tên chỉ được phép xây 3 tầng, 1 tum, nhưng thực tế khi đưa vào hoàn thiện đã xây tới 4 tầng, 1 tum. Tuy biệt thự của ông Hoá và gia đình đưa vào sử dụng đã lâu, nhưng mãi tới ngày 12.3, công trình sai phép trên mới bị chính quyền tổ chức tháo dỡ.

Nhà lãnh đạo nên khó xử lý?

Trả lời về vụ việc xây nhà vượt phép của ông Nguyễn Thanh Hoá, ông Phùng Mạnh Dũng - Chủ tịch UBND phường Trung Văn - cho rằng: Khi xây dựng nhà cho cán bộ trong ngành công an, có thể thời điểm đó, anh Hóa còn đương chức, yêu cầu xây tăng lên thì chủ đầu tư là Cty Bắc Hà xây theo ý nguyện người sử dụng, nên công trình vi phạm ngay từ đầu. Nếu công trình này mà phường quản lý thì không có chuyện vượt tầng so với quy hoạch như vậy.

Cũng tương tự, trả lời về các công trình sai phép tại KĐT Tây Nam hồ Linh Đàm, ông Nguyễn Thế Ước - Giám đốc Cty CP Đầu tư và phát triển nhà HUD2, đơn vị được TCty HUD giao quản lý - cho rằng, nhiều chủ nhà có địa vị xã hội, quan hệ tốt nên không dễ xử lý. Về giải pháp, ông Ước cho biết, phía Cty đã phối hợp với chính quyền địa phương đi thống kê, lập danh sách, gửi đến chính quyền giám sát, xử lý.

Đến đây, PV Lao Động đặt câu hỏi, hiện đã xử lý được bao nhiêu trường hợp, ông Ước trả lời: “Đến nay, xử lý thế nào, chúng tôi không rõ”. Trong khi đó, cán bộ phụ trách thanh tra xây dựng phường Hoàng Liệt cho rằng, khi các vi phạm đã xảy ra, khi các công trình vi phạm đã hoàn thiện thì HUD 2 mới gửi danh sách. “Sự đã rồi thì mới báo thì xử lý rất khó” - vị cán bộ này nói.

Ghi nhận về trường hợp xử lý sai phạm tại công trình 3 căn biệt thự có số thứ tự là BT7.05, BT7.06, BT7.07 tại khu đô thị Viglacera Xuân Phương, đại diện chủ đầu tư Viglacera cho biết, khi thi công, chủ nhà cho quây tôn cao đến tận tầng 3, cử người canh giữ không cho người lạ ra vào công trình. Khi phát hiện vi phạm trật tự xây dựng nhưng không có chức năng phạt, chỉ gửi văn bản nhắc nhở chủ nhà nên không hiệu quả.

Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Phương Nam - cán bộ thanh tra xây dựng phường Xuân Phương - cho biết, thời điểm các cán bộ này về làm việc tại phường thì đã có công trình vi phạm này. Hiện, thanh tra Sở Xây dựng đang chủ trì kiểm tra và thanh tra trật tự xây dựng phường chưa nhận được kết quả.

Nói về vi phạm trật tự xây dựng tại các KĐT mới, một nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng từng phụ trách lĩnh vực thanh tra xây dựng cho biết, các trường hợp vi phạm mà PV nêu ra đều là những người mua biệt thự, có người mua tới 2 hoặc 3 căn đập bỏ để xây gộp.

“Phải khẳng định, với những khách hàng này thuộc tầng lớp giàu có trong xã hội, họ là lãnh đạo doanh nghiệp, lãnh đạo các cơ quan nhà nước. Vậy nên, việc họ xây sai phép, phá vỡ quy hoạch, ai cũng biết nhưng cấp quận, phường hay chủ đầu tư dự án thường bỏ qua. Tôi biết, có nhiều trường hợp, khi thanh tra xây dựng tiếp cận hiện trường công trình sai phạm thì có cuộc điện thoại, sau đó tất cả về khi chưa kịp lập biên bản” - vị này nói.

Hơn nửa năm, TP.Hà Nội xử lý kỷ luật 34 cán bộ thanh tra xây dựng

Từ tháng 10.2017 đến tháng 5.2018, Sở Xây dựng Hà Nội ban hành 34 quyết định kỷ luật đối với các cá nhân có khuyết điểm. Cụ thể, 29 thanh tra xây dựng bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách, 5 thanh tra bị cảnh cáo, yêu cầu 9 tập thể phải nghiêm túc tổ chức rút kinh nghiệm trong toàn đơn vị về các tồn tại, hạn chế của đơn vị. Trong số 34 trường hợp bị kỷ luật, có 10 cá nhân hiện giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý (gồm 1 phó Chánh Thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội, 3 đội trưởng, 6 đội phó).

THÔNG CHÍ
TIN LIÊN QUAN

Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 6.2018: Chủ đầu tư phải trả phí dỡ nhà sai phép

P.V (t/h) |

Chủ đầu tư phải trả phí dỡ nhà sai phép; công khai danh sách người hành nghề dược; các tiêu chí để được công nhận làng nghề; điều kiện được tha tù trước thời hạn với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng,... là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 6.2018.

Phường yêu cầu phá dỡ công trình sai phép, dân vẫn tiếp tục thi công?

HOA LÊ |

Gửi đơn đến Báo Lao Động, tập thể cư dân tổ 49 Yên Hòa, P.Yên Hòa (Cầu Giấy) tố cáo gia đình, vợ chồng ông Nguyễn Duy Hải và bà Lê Phương Hoa trong quá trình hoàn thiện công trình nhà ở đã lấn chiếm đất công và xây dựng nhà trái phép.

Xây dựng sai phép trên mương Phan Kế Bình: Phó Thủ tướng chỉ đạo xử lý, Hà Nội vẫn để tồn tại

T.CHÍ- Đ.NGỌC |

Cuối tháng 12.2017, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình yêu cầu UBND Hà Nội thu hồi các quyết định cho thuê đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở 2 dự án cống hóa mương thoát nước Phan Kế Bính, Nghĩa Đô (Hà Nội) đã cấp cho doanh nghiệp.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 6.2018: Chủ đầu tư phải trả phí dỡ nhà sai phép

P.V (t/h) |

Chủ đầu tư phải trả phí dỡ nhà sai phép; công khai danh sách người hành nghề dược; các tiêu chí để được công nhận làng nghề; điều kiện được tha tù trước thời hạn với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng,... là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 6.2018.

Phường yêu cầu phá dỡ công trình sai phép, dân vẫn tiếp tục thi công?

HOA LÊ |

Gửi đơn đến Báo Lao Động, tập thể cư dân tổ 49 Yên Hòa, P.Yên Hòa (Cầu Giấy) tố cáo gia đình, vợ chồng ông Nguyễn Duy Hải và bà Lê Phương Hoa trong quá trình hoàn thiện công trình nhà ở đã lấn chiếm đất công và xây dựng nhà trái phép.

Xây dựng sai phép trên mương Phan Kế Bình: Phó Thủ tướng chỉ đạo xử lý, Hà Nội vẫn để tồn tại

T.CHÍ- Đ.NGỌC |

Cuối tháng 12.2017, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình yêu cầu UBND Hà Nội thu hồi các quyết định cho thuê đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở 2 dự án cống hóa mương thoát nước Phan Kế Bính, Nghĩa Đô (Hà Nội) đã cấp cho doanh nghiệp.