Xây dựng Hà Nội là trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển Vùng và cả nước

PV |

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh khẳng định, Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển Vùng đồng bằng sông Hồng sẽ là căn cứ, cơ sở chính trị quan trọng để xây dựng định hướng mang tính chiến lược, dài hạn nhưng rất cụ thể cho phát triển Thủ đô Hà Nội trong không gian chung của Vùng đồng bằng Sông Hồng và cả nước.

Hà Nội giữ vững vai trò đầu tàu, hạt nhân có tính chất lan tỏa trên hầu hết các lĩnh vực

Phát biểu tham luận tại Hội nghị triển khai Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 23.11.2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế- xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng Sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, Nghị quyết số 30-NQ/TW tiếp tục xác định Thủ đô Hà Nội là trung tâm của Vùng đồng bằng sông Hồng, là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học và công nghệ, môi trường, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước.

Theo Chủ tịch UBND Thành phố, đến cuối năm 2021, Hà Nội có dân số khoảng 10 triệu người; nơi tập trung các Viện nghiên cứu, trường Đại học, bệnh viện hàng đầu, là trung tâm văn hóa lớn nhất cả nước; giữ vai trò chủ đạo về phát triển kinh tế của Vùng.

Cụ thể: Tổng sản phẩm trên địa bàn đạt hơn 1 triệu tỷ đồng, chiếm 43% của Vùng và 16,2% tổng sản phẩm trong nước. Thu nhập bình quân đầu người đạt 128,2 triệu đồng/người, gấp 1,2 lần bình quân Vùng và gấp 1,4 lần bình quân cả nước. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 411.261 tỷ đồng, chiếm 40,8% của Vùng và 13,8% cả nước. Năng suất lao động đạt 264,8 triệu đồng/lao động, gấp 1,2 lần bình quân Vùng, gấp 1,5 lần bình quân cả nước. 

Về nguồn lực lao động, Hà Nội có hơn 4 triệu lao động, chiếm 36% lao động Vùng và 8,2% lao động cả nước. “Có thể nói, Thủ đô Hà Nội giữ vai trò đầu tàu, là hạt nhân có tính chất lan tỏa của Vùng nói riêng và khu vực Bắc bộ nói chung trên hầu hết các lĩnh vực”, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh.

Nghị quyết 30-NQ/TW cũng xác định Hà Nội có vai trò đầu tàu, hạt nhân, dẫn dắt các địa phương trong Vùng. Mục tiêu đến năm 2030, Hà Nội là trung tâm, là động lực thúc đẩy phát triển Vùng và cả nước, phấn đấu ngang tầm Thủ đô các nước phát triển trong khu vực; đến năm 2045, Hà Nội trở thành thành phố kết nối toàn cầu, có trình độ phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực và thế giới.

Như vậy, cùng với Nghị quyết số 15 ngày 5.5.2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Nghị quyết về phát triển Vùng đồng bằng sông Hồng sẽ là căn cứ, cơ sở chính trị quan trọng để xây dựng định hướng mang tính chiến lược, dài hạn nhưng rất cụ thể cho phát triển Thủ đô Hà Nội trong không gian chung của Vùng đồng bằng Sông Hồng và cả nước, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội khẳng định.

5 nhóm kiến nghị, đề xuất trong triển khai Nghị quyết 30-NQ/TW

Để việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển Vùng đồng bằng Sông Hồng sớm đi vào cuộc sống, Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh nêu 5 kiến nghị, đề xuất. Cụ thể, về thể chế liên kết vùng, Hà Nội đề nghị Trung ương, Chính phủ, Quốc hội sớm ban hành cơ chế điều phối liên kết phát triển Vùng; thí điểm một số mô hình, cơ chế, chính sách mới vượt trội, có tính cạnh tranh quốc tế cao nhằm phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của Vùng cũng như tam giác động lực tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh...

Trước mắt, đề nghị các Ban, bộ, ngành Trung ương tiếp tục quan tâm rà soát, đánh giá các chính sách thi hành Luật Thủ đô, đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù trong quá trình xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) cũng như Quy hoạch Thủ đô và điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đang trong quá trình xây dựng.

Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng, Hà Nội đề nghị các Bộ, ngành Trung ương quan tâm giúp các các tỉnh, thành phố trong Vùng nghiên cứu để tập trung ưu tiên phát triển những ngành sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao, có trình độ cao (như sản xuất chíp, công nghệ sinh học, sản xuất giống,...), chú ý đến các ngành có lợi thế so sánh, tạo chuỗi liên kết giá trị trong Vùng. Trong đó, quan tâm xây dựng cơ chế, chính sách để hình thành và vận hành các mô hình kinh tế mới (kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số…).

Định hướng phát triển Vùng thành trung tâm dịch vụ hiện đại của khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là phân vùng chức năng phát triển các địa phương, như: Thủ đô Hà Nội trở thành trung tâm tài chính, thương mại, dịch vụ, du lịch mang tầm khu vực và quốc tế; thành phố Hải Phòng trở thành trung tâm logistics quốc tế hiện đại; tỉnh Bắc Ninh phát triển công nghiệp trên nền tảng sản xuất thông minh,…

Về phát triển văn hóa, trong những năm qua, Hà Nội luôn coi trọng việc phát triển văn hóa với quan điểm phát triển Thủ đô xứng tầm với truyền thống ngàn năm Văn hiến, thực sự là trung tâm hội tụ, kết tinh và lan toả văn hoá của cả nước. Thành ủy Hà Nội đã ban hành Nghị quyết về phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô, giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, với mục tiêu tạo bước phát triển toàn diện các ngành công nghiệp văn hóa của Thủ đô Hà Nội.

Từ kinh nghiệm thực tiễn, Hà Nội đề nghị Trung ương nghiên cứu và có giải pháp tổng thể để giải quyết hài hòa giữa bảo tồn với phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử, phát huy nguồn lực văn hóa phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, để văn hóa thực sự là động lực phát triển mới của Thủ đô và Vùng đồng bằng Sông Hồng.

Về quy hoạch, phát triển hệ thống hạ tầng đô thị và kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, Hà Nội đề nghị các cơ quan chuyên môn sớm hoàn thành việc lập, thẩm định, phê duyệt Quy hoạch Vùng đồng bằng Sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 làm cơ sở để các tỉnh, thành phố trong Vùng hoàn thiện định hướng phát triển quy hoạch cấp tỉnh.

Cùng với đó, các bộ, ngành Trung ương quan tâm triển khai các dự án về phát triển giao thông (đường bộ, đường thủy, đường sắt và đường hàng không), tiếp tục hoàn thiện hệ thống đường kết nối nội vùng và liên vùng theo quy hoạch; hoàn chỉnh các tuyến đường bộ cao tốc hướng tâm và các tuyến vành đai. 

“Thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phấn đấu hoàn thành dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô trước năm 2027 và chuẩn bị đầu tư xây dựng đường Vành đai 5 trước năm 2030”, Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh nêu rõ.

Về khoa học, công nghệ và bảo vệ môi trường, Hà Nội đề nghị các Ban, bộ, ngành sớm triển khai các đề án phát triển các trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, trí tuệ nhân tạo tại Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh. Hoàn thành xây dựng Khu công nghệ cao Hòa Lạc và Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia tại Hà Nội.

Ngoài ra, Thành phố cũng đề nghị các tỉnh, thành phố trong Vùng tiếp tục phối hợp thực hiện hiệu quả hơn nữa trong công tác bảo vệ môi trường, nhất là đối với hệ thống các sông, hồ lớn; xử lý chất thải rắn, cải thiện chất lượng không khí, các biện pháp giảm thiểu tác hại và thích ứng với biến đổi khí hậu,... thành phố Hà Nội sẽ tập trung giải quyết các vấn đề xử lý rác thải, khí thải, ô nhiễm nước các sông trong nội đô; tình trạng ô nhiễm môi trường ở khu vực nông thôn, nhất là các làng nghề,...

“Thành phố mong tiếp tục nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, kịp thời của Trung ương Đảng, Chính phủ, Quốc hội cũng như các Ban, bộ, ngành Trung ương; sự quyết tâm chính trị, phối hợp hiệu quả của các địa phương trong Vùng để triển khai Nghị quyết 30-NQ/TW sớm đi vào cuộc sống”, Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh.

PV
TIN LIÊN QUAN

Phụ nữ Thủ đô luôn tỏa sáng phẩm chất lao động cần cù, sáng tạo

PHẠM ĐÔNG |

Hà Nội - Tại buổi đối thoại với đại biểu phụ nữ, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng khẳng định, phụ nữ Thủ đô có vai trò rất quan trọng và có nhiều đóng góp to lớn trong quá trình xây dựng, bảo vệ, phát triển Thủ đô và đất nước.

Vua đồ cũ Hà Nội đào tạo gần 50 thợ lành nghề sửa chữa điện tử

LƯƠNG HẠNH |

Bươn chải từ năm 14 tuổi, ông Nguyễn Công Nhân đã trở thành chủ của một tiệm buôn bán đồ cũ có tên “Vua đồ cũ” (phường Khương Thượng, quận Đống Đa, TP. Hà Nội). Ngoài việc mua bán, sữa chữa trao đổi các thiết bị điện lạnh như máy giặt, tủ lạnh, ti vi… ông Nhân đã đào tạo gần 50 thợ lành nghề sửa chữa điện tử, điện lạnh.

Để thị trường lao động Thủ đô phát triển bền vững và hội nhập

Phạm Linh |

Sau 2 năm bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, kinh tế - xã hội của Hà Nội đang phục hồi và phát triển mạnh mẽ, hướng đến đạt mục tiêu tăng trưởng của cả năm. Thành phố tiếp tục tăng cường thực hiện các giải pháp hỗ trợ phát triển thị trường lao động trong điều kiện bình thường mới song song với thích ứng an toàn, linh hoạt trong kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Phụ nữ Thủ đô luôn tỏa sáng phẩm chất lao động cần cù, sáng tạo

PHẠM ĐÔNG |

Hà Nội - Tại buổi đối thoại với đại biểu phụ nữ, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng khẳng định, phụ nữ Thủ đô có vai trò rất quan trọng và có nhiều đóng góp to lớn trong quá trình xây dựng, bảo vệ, phát triển Thủ đô và đất nước.

Vua đồ cũ Hà Nội đào tạo gần 50 thợ lành nghề sửa chữa điện tử

LƯƠNG HẠNH |

Bươn chải từ năm 14 tuổi, ông Nguyễn Công Nhân đã trở thành chủ của một tiệm buôn bán đồ cũ có tên “Vua đồ cũ” (phường Khương Thượng, quận Đống Đa, TP. Hà Nội). Ngoài việc mua bán, sữa chữa trao đổi các thiết bị điện lạnh như máy giặt, tủ lạnh, ti vi… ông Nhân đã đào tạo gần 50 thợ lành nghề sửa chữa điện tử, điện lạnh.

Để thị trường lao động Thủ đô phát triển bền vững và hội nhập

Phạm Linh |

Sau 2 năm bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, kinh tế - xã hội của Hà Nội đang phục hồi và phát triển mạnh mẽ, hướng đến đạt mục tiêu tăng trưởng của cả năm. Thành phố tiếp tục tăng cường thực hiện các giải pháp hỗ trợ phát triển thị trường lao động trong điều kiện bình thường mới song song với thích ứng an toàn, linh hoạt trong kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.