Để thị trường lao động Thủ đô phát triển bền vững và hội nhập

Phạm Linh |

Sau 2 năm bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, kinh tế - xã hội của Hà Nội đang phục hồi và phát triển mạnh mẽ, hướng đến đạt mục tiêu tăng trưởng của cả năm. Thành phố tiếp tục tăng cường thực hiện các giải pháp hỗ trợ phát triển thị trường lao động trong điều kiện bình thường mới song song với thích ứng an toàn, linh hoạt trong kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.

Đẩy mạnh tư vấn hướng nghiệp

Tính chung 10 tháng năm 2022, Hà Hội đã giải quyết việc làm cho 183 nghìn lao động, đạt 114% kế hoạch năm, tăng 34% so với cùng kỳ năm 2021; tiếp nhận, thẩm định và ra quyết định hưởng bảo hiểm thất nghiệp cho gần 58,8 nghìn người với kinh phí hỗ trợ là 1.557 tỷ đồng; tư vấn giới thiệu việc làm cho 59,6 nghìn người; hỗ trợ học nghề cho 1,4 nghìn người, với số tiền 6,1 tỷ đồng.

Theo Phó Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) Hà Nội Hoàng Thành Thái, để có được kết quả tích cực nêu trên cũng như đảm bảo được các mục tiêu đã đề ra tại Kế hoạch số 34/KH-UBND ngày 26.1.2022 của UBND Thành phố “về việc hỗ trợ, phát triển thị trường lao động, giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2022”, Sở LĐTB&XH Hà Nội đã phối hợp chặt chẽ với các Sở, ban, ngành của thành phố, các địa phương, đồng thời chỉ đạo các đơn vị có liên quan thực hiện công tác nghiên cứu, dự báo và đánh giá về tình hình thị trường lao động hiện tại, cũng như xu hướng phát triển và tác động kinh tế trong thời gian tới, xu hướng dịch chuyển ngành nghề sau dịch COVID-19 nhằm tìm ra những chính sách mới phù hợp để bảo đảm việc làm cho người lao động.

Bên cạnh đó, Sở LĐTB&XH cũng triển khai đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giải quyết việc làm. Hoàn thiện mạng lưới thu thập và cung cấp thông tin thị trường lao động từ thành phố tới địa phương thông qua việc tổ chức đồng bộ hoạt động của hệ thống Sàn giao dịch việc làm Hà Nội.

“Đặc biệt, trong tháng 10 vừa qua, Sở LĐTB&XH Hà Nội đã tổ chức nhiều hoạt động tư vấn hướng nghiệp, cung cấp thông tin thị trường lao động tại các phiên giao dịch việc làm chuyền đề, phiên giao dịch việc làm lưu động tại các quận/huyện nhằm giúp đưa thông tin về cầu lao động đến trực tiếp với từng đối tượng cụ thể, để người lao động có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm, đồng thời, giúp các đơn vị doanh nghiệp tuyển dụng được lao động”, ông Hoàng Thành Thái nhấn mạnh.

Là một huyện ngoại thành, ở vị trí cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô Hà Nội, huyện Đông Anh hiện đang có tốc độ đô thị hóa nhanh, nhiều dự án lớn trọng điểm của Thành phố đã và đang được thực hiện trên địa bàn. Song song với công tác giải phóng mặt bằng để đầu tư các dự án thì nhu cầu của người dân để chuyển đổi từ lao động sản xuất nông nghiệp sang phi nông nghiệp là rất lớn. Thêm vào đó, trên địa bàn Huyện hiện có trên 4.000 doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh nên nhu cầu về tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp, cơ sở đào tạo tăng, nhu cầu tìm kiếm việc làm của người lao động ngày càng cao.

Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Anh Nguyễn Thị Tám cho biết, các phiên giao dịch việc làm và tư vấn hướng nghiệp vừa là điều kiện thuận lợi cho người lao động trên địa bàn Huyện và các vùng lân cận được hỗ trợ về thông tin thị trường lao động, học nghề, xuất khẩu lao động. Trước đó, từ tháng 3 năm 2022, UBND huyện Đông Anh đã phối hợp với Sở LĐTB&XH và Thành đoàn Hà Nội tổ chức thành công Phiên Giao dịch việc làm thanh niên, kết quả đã có 2.500 lượt lao động, học viên, sinh viên được tư vấn, giới thiệu việc làm, phổ biến chính sách pháp luật và cung cấp thông tin thị trường lao động; 1085 lượt người tham gia phỏng vấn tuyển dụng; 425 người được tuyển dụng tại phiên giao dịch. 

“Điều đó cho thấy hiệu quả của việc tổ chức các phiên giao dịch hằng năm trong công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm của huyện Đông Anh nói riêng và thành phố Hà Nội nói chung. Đây là việc làm hết sức cần thiết và cần phải làm thường xuyên liên tục”, Phó Chủ tịch huyện Đông Anh chia sẻ.

Còn tại quận Cầu Giấy, theo Phó Chủ tịch UBND quận Cầu Giấy Trần Việt Hà, trong 10 tháng qua, quận Cầu Giấy đã triển khai nhiều biện pháp hỗ trợ giải quyết việc làm cho người lao động, đặc biệt là thực hiện tốt chương trình vay vốn quốc gia giải quyết việc làm. Năm 2022, tính đến thời điểm này, quận đã thực hiện được 478 dự án với số tiền là 79 tỷ 432 triệu đồng, thu hút trên 3.000 lao động. Đến nay, tổng số lao động được hỗ trợ giải quyết việc làm của toàn quận là 5.859/6.000 người, đạt 97,8% kế hoạch năm 2022.

Ngày 29.10 vừa qua, tại 215 phố Trung Kính (quận Cầu Giấy), Sở LĐTB&XH Hà Nội phối hợp cùng UBND quận Cầu Giấy tổ chức Ngày hội việc làm và tư vấn hướng nghiệp quận Cầu Giấy năm 2022. Với 46 đơn vị đăng ký 2.853 chỉ tiêu tuyển sinh, tuyển dụng, xuất khẩu lao động, đây thực sự là cơ hội thuận lợi dành cho người lao động lựa chọn những công việc, ngành nghề phù hợp với khả năng hiện có; đồng thời, các doanh nghiệp tuyển dụng được nguồn lao động tốt nhất đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất, kinh doanh.

Gắn kết giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động

Phó Giám đốc Sở LĐTB&XH Hà Nội Hoàng Thành Thái cho biết, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp Thủ đô, gắn đào tạo nghề với nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp và thị trường lao động, đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tư vấn, hướng nghiệp, phân luồng học sinh trung học cơ sở (THCS), trung học phổ thông (THPT), giới thiệu việc làm cho sinh viên năm cuối các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và người lao động trên địa bàn thành phố, tháng 12/2022 tới đây, Sở LĐTB&XH sẽ tổ chức chuỗi hoạt động gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động, huy động hơn 10.000 người tham gia.

“Đây là một trong các sự kiện trọng điểm của Hà Nội sau những phiên giao dịch việc làm vừa qua nhằm thực hiện chỉ đạo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về đẩy mạnh triển khai đồng bộ các cơ chế, chính sách, giải pháp phát triển giáo dục nghề nghiệp và nhân lực có kỹ năng nghề; tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông, tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp”, ông Hoàng Thành Thái nhấn mạnh.

Ông Vũ Quang Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội chia sẻ, trong những năm qua, theo chỉ đạo của Sở LĐTB&XH, Trung tâm đã thực hiện nhiều giải pháp phát triển thị trường lao động nhằm cung cấp thông tin, kiến thức liên quan đến chính sách, chế độ, tiêu chuẩn về lao động, việc làm và pháp luật lao động; hướng nghiệp cho lao động trẻ cách thức tìm việc làm phù hợp với trình độ, khả năng, chuyên môn, tư vấn kỹ năng trả lời phỏng vấn, cách giao tiếp... nhằm giúp cho lao động trẻ cũng như các bạn sinh viên kiến thức ban đầu trên con đường lập thân, lập nghiệp.

“Bên cạnh đó, Trung tâm phối hợp với các đơn vị, nhà trường tạo điều kiện cho các bạn sinh viên, đặc biệt là những sinh viên năm cuối được tiếp cận trực tiếp với các doanh nghiệp thông qua các phiên giao dịch việc làm nhằm tạo môi trường thuận lợi cho sinh viên tìm việc làm và tự tạo việc làm sau khi ra trường để từ đó từng bước có thu nhập, ổn định cuộc sống”, ông Vũ Quang Thành thông tin.

Phạm Linh
TIN LIÊN QUAN

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.