ĐBSCL: Mặn có thể vào sâu 65-75km, khuyến cáo trữ nước, bảo vệ cây ăn trái

Thành Nhân |

Theo Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam, dự báo vùng ven biển ĐBSCL mặn bất thường, hạn hán thiếu nước có thể xảy ra ở các vùng chưa hoàn chỉnh hệ thống kiểm soát mặn.

Xâm nhập mặn tăng dần

Theo Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam, ENSO chuyển sang trạng thái trung tính từ tháng 3 đến tháng 5.2023. El Niño vẫn dự báo ở mức thấp giai đoạn tháng 3 đến tháng 5 (3% cơ hội) và tăng lên 20% ở giai đoạn tháng 4 đến tháng 6.

Cũng theo Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam, từ ngày 23.2 – 2.3.2023, việc xả nước từ thủy điện Cảnh Hồng xuống hạ lưu dao động phổ biến trong khoảng từ 639m3/s đến 1.278m3/s. Các hồ chứa trên lưu vực sông Mê Công thuộc Trung Quốc có dung tích điều tiết còn 11,3 tỉ m3, tương đương với 47,7% tổng dung tích hữu ích. Các hồ chứa trên lưu vực còn 47,5% tổng dung tích hữu ích, tương đương với tổng dung tích nước có thể điều tiết cho mùa kiệt năm 2023 vào khoảng 31,1 tỉ m3.

Dự báo dòng chảy về đồng bằng giảm nhanh các tháng đầu mùa kiệt, mặn đã lên sớm ở tháng 12.2022, tăng cao trong tháng 2, và tiếp tục cao ở tháng 3.2023; cụ thể như sau:

Vùng thượng ĐBSCL, bao gồm phần đất tỉnh An Giang, Đồng Tháp, thượng nguồn Long An, Kiên Giang và TP. Cần Thơ có thuận lợi hơn về nguồn nước so với các vùng khác trên đồng bằng. Tháng 3.2023, mực nước bình quân có khả năng cao hơn so với trung bình nhiều năm trên dưới 10cm.

Đối với, vùng giữa ĐBSCL, bao gồm phần đất thuộc TP. Cần Thơ và các tỉnh Tiền Giang, Long An, Kiên Giang, Hậu Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long và vùng được kiểm soát mặn ở Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre. Tháng 3 mặn với nồng độ 4g/l có thể xâm nhập sâu 45-60km; Gió chướng mạnh có thể làm mặn vào sâu 50-65km làm ảnh hưởng đến việc lấy nước của các cống.

Còn vùng ven biển ĐBSCL, bao gồm các tỉnh Long An, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang, được xem là có thể bị ảnh hưởng đến sản xuất cả mặn và ngọt. Mặn bất thường, hạn hán thiếu nước có thể xảy ra ở các vùng chưa có hệ thống kiểm soát mặn hoàn chỉnh. Tháng 3 mặn vào sâu 45-60km; từ sau tháng 3 mặn gia tăng chủ yếu khu vực sông Vàm Cỏ, có thể xâm nhập 65-75km.

Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam dự báo, từ ngày 2.3 đến 9.3.2023, mặn có xu thế tăng so với tuần trước, các địa phương cần chú ý vận hành hợp lý các công trình kiểm soát mặn, kiểm tra độ mặn trước khi lấy nước tưới, sử dụng nước tiết kiệm và trữ nước để đảm bảo nguồn nước trong kỳ mặn dâng cao hơn ở kỳ triều cường này và kỳ triều cường từ ngày 21-25.3.

Đề phòng mặn bất thường

Theo Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam, do sự phụ thuộc vào vận hành thuỷ điện trên lưu vực, vì vậy nguồn nước cho sản xuất ở mùa kiệt năm nay được dự báo ở mức tương tự như ở 2020-2021. Khả năng mặn xâm nhập sâu bất thường có thể xảy ra bởi những biến động dòng chảy ở bất cứ thời gian nào do vận hành thuỷ điện gây ra. Vì vậy các địa phương cần chủ động xây dựng các giải pháp ứng phó phòng chống hạn mặn phù hợp với điều kiện của vùng.

Cụ thể, vùng thượng ĐBSCL nguồn nước thuận lợi, khó khăn chủ yếu xảy ra ở vùng núi cao như Tịnh Biên, Tri Tôn.

Đối với vùng giữa ĐBSCL, nguồn nước cơ bản đảm bảo, cần vận hành hợp lý các công trình kiểm soát mặn và tích nước, khi lấy ngọt hoặc tưới cho cây trồng cần kiểm tra chặt chẽ độ mặn, nhất là đối với cây ăn quả.

Còn vùng ven biển ĐBSCL, xâm nhập mặn có thể làm ảnh hưởng đến nguồn nước và sản xuất ở các hệ thống thuỷ lợi ven biển như Gò Công, Bắc Bến Tre, vùng ven biển Trà Vinh và hệ thống Long Phú-Tiếp Nhật. Do vậy, cần chuẩn bị các phương án ứng phó và tích trữ nước hợp lý khi nguồn nước chưa bị ảnh hưởng mặn, đặc biệt là tại các vùng ăn trái ở các huyện Châu Thành, Chợ Lách, Mỏ Cày Bắc - Nam (tỉnh Bến Tre); huyện Kế Sách (tỉnh Sóc Trăng)… Đồng thời, cần đề phòng mặn bất thường và ngập do triều cường trong các tuần từ 5-9.3 và 21-25.3.

Thành Nhân
TIN LIÊN QUAN

Liên kết để ứng phó xâm nhập mặn

PHƯƠNG ANH |

Hạn mặn tại ĐBSCL đang diễn biến phức tạp, độ mặn tiếp tục lấn sâu hơn vào nội đồng. Ngành nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng đã và đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp ứng phó nhằm hạn chế tác động của xâm nhập mặn đến thành quả sản xuất nông nghiệp trên địa bàn.

Miền Tây Chào Ngày Mới: Cảnh báo hạn hán, xâm nhập mặn 2023 tại ĐBSCL

NHÓM PV |

Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau đặt mục tiêu xuất khẩu thủy sản 1 tỉ USD  năm 2023; Miền Tây: Triệt phá hàng trăm vụ tệ nạn xã hội dịp Tết Quý Mão; Cảnh báo hạn hán, xâm nhập mặn mùa khô 2023 tại ĐBSCL; Vì sao Cần Thơ không có vụ tai nạn giao thông trong dịp nghỉ Tết?; Ngư dân miền Tây kỳ vọng vào chuyến ra khơi đầu năm là những nội dung sẽ có trong Miền Tây Chào Ngày Mới hôm nay.

Vùng giữa ĐBSCL: Mặn có thể xâm nhập sâu 45-60 km từ tháng 1-2.2023

Thành Nhân |

Theo Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam, do dòng chảy kiệt về Đồng bằng phụ thuộc khá lớn vào vận hành thủy điện ở thượng nguồn. Tháng 1, tháng 2, vùng giữa ĐBSCL, mặn với nồng độ 4g/l có thể xâm nhập sâu 45-60 km. Nếu thượng lưu vận hành xả nước bất thường sẽ xâm nhập sâu hơn 50-65km.

Giữ nguyên thu kinh phí Công đoàn 2% là hợp tình, hợp lý

Nam Dương (thực hiện) |

Đó là ý kiến của ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN trong cuộc trao đổi với phóng viên
Báo Lao Động.

Tập đoàn Dabaco đã bị tỉnh Bắc Ninh xử phạt hành chính

Trần Tuấn |

Bắc Ninh - Đưa công trình là tòa nhà ở xã hội Dabaco Khắc Niệm vào sử dụng khi chưa nghiệm thu, Tập đoàn Dabaco đã bị xử phạt vi phạm hành chính.

Lo ngại về chất lượng nhiều gói thầu dịch vụ công ích tại Cao Bằng

Tân Văn |

Liên tiếp từ năm 2019 đến nay, Công ty TNHH Nga Hải đã trở thành nhà thầu trúng nhiều dự án xây lắp, dịch vụ công ích trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Tuy nhiên, chất lượng của các dự án này lại đang là dấu hỏi.

Nơi cứ đến Tết Đoan Ngọ, người dân đổ xô đi tắm biển giữa trưa

Thanh Trà |

Ngày Tết Đoan Ngọ (tức 5.5 Âm lịch), hàng nghìn người dân TP Quy Nhơn (Bình Định) và các vùng lân cận đổ xô đi tắm biển vào chính Ngọ.

Chưa phát hiện được dấu chân, phân hổ để lại trong rừng tại Quảng Bình

CÔNG SÁNG |

Quảng Bình - Sau khi nhận được thông tin từ người dân về việc phát hiện một cá thể hổ, lực lượng kiểm lâm đã đến kiểm tra nhưng chưa phát hiện dấu chân, phân hổ để lại.

Liên kết để ứng phó xâm nhập mặn

PHƯƠNG ANH |

Hạn mặn tại ĐBSCL đang diễn biến phức tạp, độ mặn tiếp tục lấn sâu hơn vào nội đồng. Ngành nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng đã và đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp ứng phó nhằm hạn chế tác động của xâm nhập mặn đến thành quả sản xuất nông nghiệp trên địa bàn.

Miền Tây Chào Ngày Mới: Cảnh báo hạn hán, xâm nhập mặn 2023 tại ĐBSCL

NHÓM PV |

Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau đặt mục tiêu xuất khẩu thủy sản 1 tỉ USD  năm 2023; Miền Tây: Triệt phá hàng trăm vụ tệ nạn xã hội dịp Tết Quý Mão; Cảnh báo hạn hán, xâm nhập mặn mùa khô 2023 tại ĐBSCL; Vì sao Cần Thơ không có vụ tai nạn giao thông trong dịp nghỉ Tết?; Ngư dân miền Tây kỳ vọng vào chuyến ra khơi đầu năm là những nội dung sẽ có trong Miền Tây Chào Ngày Mới hôm nay.

Vùng giữa ĐBSCL: Mặn có thể xâm nhập sâu 45-60 km từ tháng 1-2.2023

Thành Nhân |

Theo Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam, do dòng chảy kiệt về Đồng bằng phụ thuộc khá lớn vào vận hành thủy điện ở thượng nguồn. Tháng 1, tháng 2, vùng giữa ĐBSCL, mặn với nồng độ 4g/l có thể xâm nhập sâu 45-60 km. Nếu thượng lưu vận hành xả nước bất thường sẽ xâm nhập sâu hơn 50-65km.