Vinh quang Việt Nam 2022: Hành trình vượt lên số phận của sinh viên Nguyễn Đức Thuận

TƯỜNG VÂN |

Vinh quang Việt Nam 2022 - Trong căn phòng nhỏ khoảng 15m2, Nguyễn Đức Thuận, 19 tuổi, cậu sinh viên năm hai khoa Công nghệ thông tin, Đại học quốc gia Hà Nội đang chăm chú, miệt mài gõ máy tính, hăng say với ngôn ngữ lập trình. Nếu chỉ nhìn những hình ảnh này, khó ai có thể đoán được, cậu học trò này bị bại não, khuyết tật bẩm sinh, tay chân co cứng và không thể tự đi lại.

Số phận nghiệt ngã

Kể về cậu con trai Nguyễn Đức Thuận, 19 tuổi, hiện đang là sinh viên năm hai khoa Công nghệ thông tin, Đại học quốc gia Hà Nội, chị Đỗ Thị Hoài San ngậm ngùi nói, con chào đời trong một ca sinh khó và được chẩn đoán mắc chứng bại não thể co cứng.

Biết con mắc bệnh, người mẹ trẻ khi ấy xác định, chặng đường phía trước sẽ gian nan, vất vả, nhưng chị không thể lường trước những khó khăn lại nhiều đến vậy.

Lên 3 tuổi, Thuận vẫn không biết lẫy, người dẻo như cọng bún, không cứng cổ. Lúc nào mẹ cũng phải ẵm ngửa hoặc bế vác vai. Sau một thời gian dài châm cứu, điều trị, Thuận lật được người nhưng cổ vẫn mềm, không đỡ được đầu. Lớn lên, em không thể nói rõ, chủ yếu là những tiếng ú ớ, ngọng nghịu mà ngoại trừ mẹ ra, không ai có thể hiểu.

Chị Hoài San không thể nhớ hết những lần đưa con đi điều trị. Từ châm cứu, bấm huyệt, thủy châm, Đông y, Tây y…  Cứ nơi nào người ta bảo chữa được là gia đình lại đưa em đi.

Dù ốm đau, bệnh tật, nhưng đứa trẻ nhỏ dường như rất hiểu chuyện và tỏ ra nghị lực, mạnh mẽ hơn người thường. “Nhiều khi đi châm cứu, trên người có tới 43 cây kim dài, dù Thuận có khóc vì đau nhưng vẫn nằm im cho bác sĩ chữa trị, không giãy giụa nên không cần phải cố định vào giường như những đứa trẻ khác.

Lúc bấy giờ tôi chỉ mong nuôi con lớn, khỏe mạnh bằng bạn bằng bè, mong có tiền chữa bệnh cho con. Nhìn những đứa trẻ khác biết lẫy, tôi cũng mong con mình biết lẫy, nhiều lúc cũng buồn vì con không đủ sức để làm được những điều đơn giản ấy” - chị Hoài San ngậm ngùi kể lại.

Nghị lực phi thường của cậu học trò bại não

Trong suốt quãng thời gian chữa trị cho con, gánh nặng về kinh tế cũng là điều khiến gia đình chị San trăn trở. Ngoài thời gian đưa, đón con đi học, hoặc cuối tuần gửi con về cho ông bà, ai thuê gì chị San cũng làm, không kể cày thuê cuốc mướn. Chồng chị ngoài giờ làm cũng chạy xe ôm, gom góp tiền cho con đi viện.

Nhớ lại hành trình cùng con đến lớp, chị Hoài San tự hào nói: “Ngay từ khi vào lớp 1, con tỏ ra rất thông minh và học giỏi dù con không thể giao tiếp, nói chuyện như bao bạn bè cùng trang lứa. Tay thuận co cứng,  lớp 1-2 con vẫn viết được, lên lớp 3 cô giảng nhanh, con chỉ nghe và nhớ trong đầu. Nhưng đi thi vẫn đạt kết quả tốt”. Mãi đến khi em học lớp 5, khi lần đầu được tiếp xúc với máy vi tính, cái duyên với môn Tin học của cậu học trò khuyết tật bắt đầu sang một trang mới.  Em học hỏi, nghiên cứu và tham dự cuộc thi giải toán trên mạng, học sinh giỏi cấp huyện và hầu như năm nào cũng được giải thưởng.

Ngay năm học đầu tiên của bậc THPT, Thuận là một trong những học sinh giỏi môn Tin học của tỉnh. Năm học lớp 11, em đã xuất sắc giành giải Ba học sinh giỏi môn Tin học cấp quốc gia. Không ngủ quên trên chiến thắng, năm học cuối cấp, Nguyễn Đức Thuận tiếp tục giành giải Nhất kỳ thi Tin học trẻ quốc gia 2020, giải Nhì Học sinh giỏi quốc gia 2021 và là một trong 15 người ưu tú nhất được chọn từ 500 học sinh trên cả nước để đại diện cho Việt Nam dự thi Olympic Tin học Châu Á - Thái Bình Dương (APIO).

Đồng hành cùng em suốt 19 năm qua luôn có mẹ bên cạnh.

Nhớ lại những năm tháng mà mình đã trải qua, Thuận chia sẻ việc bị coi là một đứa trẻ - mắc chứng bại não thể co cứng - không làm được gì khiến em bị tổn thương. Những lúc như vậy, Thuận chỉ im lặng và cố gắng không ngừng.

Với Thuận, lớp 12 là khoảng thời gian em nhớ mãi, đó là bước ngoặt cuộc đời khi thầy Hiệu trưởng mà Thuận vô cùng yêu quý đón lên trường chuyên học. Và từ đó Thuận được tôn trọng và được học những thứ mình đam mê. Thuận chia sẻ, em muốn theo đuổi đam mê nghiên cứu về lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, tạo ra những sản phẩm có ích cho xã hội. Hiện tại, bên cạnh việc học tập, em tham gia giảng dạy Tin học cho học sinh ở các tỉnh thành với mong ước lan tỏa những điều tốt đẹp nhất đến cộng đồng.

Nguyễn Đức Thuận là tấm gương tiêu biểu, điển hình cho thế hệ trẻ. Mặc dù là học sinh khuyết tật nhưng em đã nỗ lực vượt lên số phận để rèn luyện, học tập, đạt nhiều thành tích trong học tập như:

- Giải Ba kỳ thi học sinh giỏi cấp Quốc gia môn Tin học năm 2019 - 2020.

- Giải Nhất kỳ thi Tin học trẻ quốc gia 2020.

- Giải Nhì kỳ thi học sinh giỏi cấp Quốc gia môn Tin học năm học 2020 - 2021.

- Là 1 trong 15 học sinh xuất sắc đại diện dự thi Olympic tin học Châu Á-Thái Bình Dương.

Trong chương trình “Vinh quang Việt Nam năm 2022” do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chỉ đạo, Báo Lao Động tổ chức, em Nguyễn Đức Thuận sẽ là một trong 15 tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc được vinh danh trong chương trình.

 
TƯỜNG VÂN
TIN LIÊN QUAN

Cô gái khuyết tật vượt khó bằng tình yêu thương

Thanh Hương |

Là một người khuyết tật vận động nhưng Nguyễn Thị Thanh Thiện đã vượt qua mọi mặc cảm về bản thân để vươn lên trong cuộc sống.

Đoàn thể thao người khuyết tật Việt Nam về nước sau Para Games với 65 HCV

Minh Dân |

Đoàn thể thao người khuyết tật Việt Nam đã về nước sau thành tích đạt hạng 3 toàn đoàn. Đây là thành tích cao chưa từng có của đoàn.

Ông chủ khuyết tật và hành trình lan tỏa yêu thương

Thanh Hương |

Không chỉ là người sáng lập ra mô hình Ngồi Café, Nguyễn Trung Hậu còn tạo công ăn việc làm cho rất nhiều người khuyết tật khác.

Chàng trai khuyết tật 9X lan tỏa nghị lực sống trong “Trạm yêu thương”

Thanh Hương |

Bị teo tủy đốt sống cổ, liệt 2 chân, nhưng Vũ Minh Lâm vẫn trở thành người sáng tạo nội dung, truyền cảm hứng cho nhiều người có thêm niềm tin vào cuộc sống.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Cô gái khuyết tật vượt khó bằng tình yêu thương

Thanh Hương |

Là một người khuyết tật vận động nhưng Nguyễn Thị Thanh Thiện đã vượt qua mọi mặc cảm về bản thân để vươn lên trong cuộc sống.

Đoàn thể thao người khuyết tật Việt Nam về nước sau Para Games với 65 HCV

Minh Dân |

Đoàn thể thao người khuyết tật Việt Nam đã về nước sau thành tích đạt hạng 3 toàn đoàn. Đây là thành tích cao chưa từng có của đoàn.

Ông chủ khuyết tật và hành trình lan tỏa yêu thương

Thanh Hương |

Không chỉ là người sáng lập ra mô hình Ngồi Café, Nguyễn Trung Hậu còn tạo công ăn việc làm cho rất nhiều người khuyết tật khác.

Chàng trai khuyết tật 9X lan tỏa nghị lực sống trong “Trạm yêu thương”

Thanh Hương |

Bị teo tủy đốt sống cổ, liệt 2 chân, nhưng Vũ Minh Lâm vẫn trở thành người sáng tạo nội dung, truyền cảm hứng cho nhiều người có thêm niềm tin vào cuộc sống.