Vì sao vùng Tây Bắc xảy ra động đất nhiều hơn các địa phương khác?

Thuận Thiên |

Theo giới chuyên gia, vùng Tây Bắc nằm trên hệ thống đứt gãy Sơn La - Điện Biên  Lai Châu nên thường xuất hiện nhiều trận động đất.

Trận động đất lớn nhất Việt Nam xảy ra tại tại lòng chảo Điện Biên

Chỉ trong tuần đầu tiên của tháng 2.2023, cơ quan chức năng Viện Vật lý địa cầu ghi nhận 1 trận động đất tại huyện Mường Chà (tỉnh Điện Biên) với độ lớn 2,7; độ sâu chấn tiêu khoảng 12km và 1 trận động đất tại huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu với độ lớn 2,6, độ sâu chấn tiêu khoảng 12km.

Theo TS Nguyễn Xuân Anh, Viện trưởng Viện Vật lý Địa cầu, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, khu vực Tây Bắc là nơi có nhiều đứt gãy hoạt động mạnh như đứt gãy Điện Biên - Mường Lay, đứt gãy sông Mã - Tuần Giáo - Lai Châu. Nơi đây từng ghi nhận nhiều trận động đất có cường độ mạnh như trận động đất năm 1935 có cường độ 6.9 độ tại lòng chảo Điện Biên, trận động đất 6.7 độ xảy ra tại thị trấn Tuần Giáo vào năm 1983 và trận động đất mạnh 5.3 độ tại thành phố Điện Biên Phủ năm 2001.

Trước đó vào cuối tháng 7.2020, một trận động đất có cường độ 5.3 đã xảy ra tại huyện Mộc Châu, Sơn La gây rung chấn cho một khu vực rộng lớn, bao gồm cả Thủ đô Hà Nội.

Tâm chấn của một trận động đất có cường độ 4,5 độ Richer xảy ra tại tỉnh Điện Biên. Nguồn: Viện Vật lý địa cầu
Tâm chấn của một trận động đất có cường độ 4,5 độ xảy ra tại tỉnh Điện Biên. Nguồn: Viện Vật lý địa cầu

TS Nguyễn Xuân Anh cho biết, hiện chỉ cảnh báo động đất có thể xảy ra ở một vùng nào đó chứ khó dự báo thời gian xảy ra động đất. Ngay như ở Nhật Bản, có những trận động đất xảy ra gây thiệt hại rất lớn, những thời gian xảy ra động đất gần như không thể dự báo sớm được.

"Với công nghệ hiện đại nhất hiện nay, chỉ dự báo được qua sóng động đất chỉ vài giây đến vài chục giây. Với thời gian đó, ở Nhật họ chỉ dùng đủ để dừng hoạt động của tàu điện ngầm, cảnh báo khẩn cấp đến người dân… để chủ động phòng tránh", TS Nguyễn Xuân Anh nói.

Cho đến nay, trên thế giới chưa có nước nào có thể dự báo được chính xác khi nào động đất xảy ra, cũng như làm cách nào để chống lại động đất, nhưng có thể giảm thiểu được những thiệt hại do động đất gây ra. Các nhà khoa học chỉ có thể đưa ra cảnh báo sớm là khu vực này, vùng kia có thể sẽ xảy ra động đất ở độ lớn nào đó, chứ không thể đưa ra thông tin chính xác thời điểm nào xảy động đất.

Huyện Mường Nhé là một trong những địa bàn của tỉnh Điện Biên thường xuyên xảy ra động đất
Huyện Mường Nhé là một trong những địa bàn của tỉnh Điện Biên thường xuyên xảy ra động đất. Ảnh: Thuận Thiên

"Thông tin cảnh báo khu vực này có thể sẽ xảy ra động đất ở độ lớn nào đó đã là rất tốt rồi. Bởi từ thông tin này, chính quyền địa phương và người dân sẽ xây dựng các công trình như thủy điện, nhà dân... có khả năng chống chịu với độ lớn của động đất từ thông tin cảnh báo.

Điều quan trọng đầu tiên là phải bảo đảm tính bền vững của các công trình xây dựng, tiếp đến là vấn đề giáo dục về các biện pháp phòng tránh rủi ro động đất. Phải tuyên truyền đến người dân để họ nắm được những kỹ năng cơ bản trong phòng tránh và giải quyết hậu quả do động đất gây ra", vị chuyên gia nhấn mạnh.

Phòng chống động đất thế nào?

Viện trưởng Viện Vật lý Địa cầu cũng cho biết, động đất là hình thái thiên tai phức tạp, có nhiều tính chất phi tuyến nên cần tiếp tục theo dõi và xử lý khi có việc bất thường.

Tại khu vực miền núi phía Bắc, trên đới đứt gãy Sơn La và Sông Mã cũng đã từng xảy ra động đất với cường độ mạnh. Đặc biệt là trận động đất tại Điện Biên năm 1935 lên tới 6,7-6,8 độ. "Trong tương lai, hoàn có có thể tái diễn những trận động đất tương tự như vậy", ông Xuân Anh nhận định.

TS. Nguyễn Xuân Anh, Viện trưởng Viện Vật lý Địa cầu, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
TS Nguyễn Xuân Anh, Viện trưởng Viện Vật lý Địa cầu, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Ảnh: Thuận Thiên

Do đó, phải có giải pháp căn cơ, lâu dài cần có giải pháp kháng chấn động đất, không chỉ cho các công trình thủy điện, thủy lợi, kẻ cả nhà dân, khu đô thị… Bởi, nhiều công trình hạ tầng, nhà ở có thiết kế chống động đất ở mức thấp.

Chia sẻ về các kỹ năng cơ bản trong phòng tránh rủi ro do động đất, TS. Nguyễn Xuân Anh nhấn mạnh, mọi người cần nhớ nguyên tắc: Trước động đất cần chuẩn bị sẵn sàng, trong động đất cần bình tĩnh, và sau động đất cần phải thận trọng.

Theo đó, trước động đất, cần kiểm tra và sửa chữa nhà an toàn, dự trữ vật dụng thiết yếu như nước uống, thuốc, đèn pin. Lập kế hoạch cho cả gia đình về nơi gặp nhau sau động đất, danh sách số điện thoại quan trọng, người liên lạc của gia đình; học cách bật, tắt gas, điện, nước..

Trong động đất, nếu ở trong nhà, hãy quỳ gối xuống, dùng tay hay bất cứ vật gì có thể che đầu, ẩn nấp dưới cái bàn lớn, chắc chắn. Nếu không có bàn hoặc đồ vật có thể trú bên dưới, ít nhất hãy tránh xa các cửa sổ có kính, tới góc tường và ở nguyên vị trí đó, cúi xuống nhiều nhất có thể để bảo vệ các bộ phận quan trọng của cơ thể.

Trận động đất 4,9 độ richter xảy ra tại Lai Châu khiến một số nhà cửa, công trình trình bị hư hỏng.
Trận động đất 4,9 độ xảy ra tại Lai Châu khiến một số nhà cửa, công trình trình bị hư hỏng. Ảnh: Thuận Thiên

Nếu động đất xảy ra khi đang ngủ, hãy ở yên trên giường; bảo vệ đầu bằng gối và nằm úp mặt xuống. Nếu kệ trên giường hoặc đèn treo trên trần nhà có thể rơi xuống đầu, hãy chui xuống gầm giường hoặc là di chuyển tới địa điểm an toàn khác như góc phòng và khi đã an toàn thì ra ngoài.

Trong động đất, không sử dụng thang máy, hãy ở yên trong nhà, hoặc sử dụng cầu thang bộ nếu cần thiết. Nếu không may đang trong thang máy thì nằm xuống sàn, bảo vệ đầu bằng tay, đợi cho đến khi thang máy bắt đầu làm việc trở lại, ra khỏi thang máy ở tầng tiếp theo và sử dụng cầu thang bộ.

Nếu đang ở ngoài đường, cần tránh xa các tòa nhà cao tầng, đường dây điện, đường hầm, các cây cầu. Nếu đang lái xe, cần dừng xe bên lề đường, không ra khỏi xe cho đến khi động đất dừng lại, không cố chui qua hoặc vượt qua những cây cầu vì có thể bị sập. Nếu ở gần một quả đồi nghiêng dốc, hãy tránh xa chỗ dốc đứng vì chỗ đó có thể bị lở đất. Nếu ở gần bờ biển, ngồi xuống, bảo vệ đầu bằng tay, khi hết rung lắc chạy thật nhanh tới vùng đất cao hơn và vào sâu trong đất liền.

Sau động đất, cần tránh xa các bức tường bằng gạch vì chúng có thể bị suy yếu và có thể lật đổ trong các đợt dư chấn. Đặc biệt, không bao giờ chạm vào đường dây điện bị rơi hoặc bất kỳ vật thể nào tiếp xúc với chúng và coi chừng đồ nặng rơi khỏi trần, kệ.

Thuận Thiên
TIN LIÊN QUAN

Khách du lịch tới Thổ Nhĩ Kỳ sau động đất cần lưu ý điều gì?

Chí Long |

Sau trận động đất kinh hoàng xảy ra ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria hôm 6.2, sẽ có nhiều câu hỏi dành cho những người dự định đi du lịch đến khu vực này trong thời gian tới.

Công an Việt Nam xuyên đêm cứu hộ sau thảm hoạ động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ

Việt Dũng |

Ngay sau khi sang tới Thổ Nhĩ Kỳ, cán bộ, chiến sĩ Công an Việt Nam bắt tay vào công tác cứu nạn, cứu hộ sau thảm hoạ động đất ở nước này.

Khoan tường, đục trần nhà tìm kiếm nạn nhân vụ động đất Thổ Nhĩ Kỳ

BẢO BÌNH (NGUỒN ĐSQ ISRAEL TẠI VIỆT NAM - LỰC LƯỢNG PHÒNG VỆ ISRAEL) |

Các lực lượng cứu hộ Israel gồm hơn 400 người trong Chiến dịch Cành Ô liu đã có mặt ở Thổ Nhĩ Kỳ nhiều ngày qua nhằm hỗ trợ giải cứu nạn nhân của vụ động đất mạnh 7,8 độ Richter ngày 6.2.

Hai cha con đoàn tụ sau ba ngày từ khi trận động đất kinh hoàng xảy ra

Nhật Minh |

Ba ngày kể từ khi trận động đất gây chết người ở Thổ Nhĩ Kì và Syria diễn ra, một người đàn ông Syria đã được gặp lại đứa con trai một tuổi rưỡi của mình ở Azaz.

TPHCM sắp khởi công di dời hạ tầng kỹ thuật để làm tuyến Metro số 2

MINH QUÂN |

TPHCM – Metro số 2 (Bến Thành – Tham Lương) dự kiến khởi công di dời, tái lập hạ tầng kỹ thuật trong quý 2 năm nay, hoàn thành năm 2024 để bàn giao mặt bằng sạch cho nhà thầu thi công trong năm 2025.

Công an khám xét 2 trung tâm đăng kiểm ở Lạng Sơn

Vân Trường |

Chiều nay 21.3, lực lượng công an đã khám xét 2 trung tâm đăng kiểm tại Lạng Sơn là 12D01 có địa chỉ ở 52 Lê Đại Hành phường Vĩnh Trại, thành phố Lạng Sơn và 12D02 có địa chỉ ở Hợp Thành huyện Cao Lộc.

CDC Cần Thơ áp dụng gói giữ vaccine để tránh tình trạng thiếu hàng

PHONG LINH |

Không phải lúc nào cũng có đủ 100% các loại vaccine nhưng Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Cần Thơ cơ bản vẫn đáp ứng đủ vaccine cho người dân.

Huyện Dầu Tiếng: Hàng trăm hộ dân ở hồ Cần Nôm bức xúc vì bị treo quyền lợi

Bảo Chương |

Bình Dương - Việc cắm mốc cao trình khu vực hồ Cần Nôm, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương, nhiều năm qua đã làm ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của người dân, dù kiến nghị nhiều lần vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng.

Khách du lịch tới Thổ Nhĩ Kỳ sau động đất cần lưu ý điều gì?

Chí Long |

Sau trận động đất kinh hoàng xảy ra ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria hôm 6.2, sẽ có nhiều câu hỏi dành cho những người dự định đi du lịch đến khu vực này trong thời gian tới.

Công an Việt Nam xuyên đêm cứu hộ sau thảm hoạ động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ

Việt Dũng |

Ngay sau khi sang tới Thổ Nhĩ Kỳ, cán bộ, chiến sĩ Công an Việt Nam bắt tay vào công tác cứu nạn, cứu hộ sau thảm hoạ động đất ở nước này.

Khoan tường, đục trần nhà tìm kiếm nạn nhân vụ động đất Thổ Nhĩ Kỳ

BẢO BÌNH (NGUỒN ĐSQ ISRAEL TẠI VIỆT NAM - LỰC LƯỢNG PHÒNG VỆ ISRAEL) |

Các lực lượng cứu hộ Israel gồm hơn 400 người trong Chiến dịch Cành Ô liu đã có mặt ở Thổ Nhĩ Kỳ nhiều ngày qua nhằm hỗ trợ giải cứu nạn nhân của vụ động đất mạnh 7,8 độ Richter ngày 6.2.

Hai cha con đoàn tụ sau ba ngày từ khi trận động đất kinh hoàng xảy ra

Nhật Minh |

Ba ngày kể từ khi trận động đất gây chết người ở Thổ Nhĩ Kì và Syria diễn ra, một người đàn ông Syria đã được gặp lại đứa con trai một tuổi rưỡi của mình ở Azaz.