Vận tải công cộng tại Hà Nội: Hạ tầng yếu, vẫn đặt mục tiêu cao

PHẠM ĐÔNG - HỮU CHÁNH |

Thành phố Hà Nội vừa ban hành kế hoạch số 235/KH-UBND thực hiện Nghị quyết số 48/NQ-CP của Chính phủ về “Tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2022-2025”. Hà Nội đặt mục tiêu vận tải hành khách công cộng đạt 30% - 35% vào năm 2025.

Mục tiêu cao

Theo Kế hoạch số 235/KH-UBND thực hiện Nghị quyết số 48/NQ-CP ngày 5.4.2022 của Chính phủ, Hà Nội đặt mục tiêu tiếp tục mở rộng và nâng cao chất lượng, hiệu quả hệ thống vận tải hành khách công cộng, hạn chế phương tiện giao thông cá nhân nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường; phấn đấu đạt chỉ tiêu tỉ lệ đảm nhận vận tải hành khách công cộng đến năm 2025 đạt 30% - 35%.

Mục tiêu là vậy, tuy nhiên trên thực tế nhiều năm nay, việc tăng trưởng tỉ lệ đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách bằng vận tải hành khách công cộng, đặc biệt là xe buýt vẫn chỉ xấp xỉ 15 - 16%. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến kế hoạch hạn chế phương tiện cá nhân của thành phố.

Thống kê của Trung tâm Quản lý giao thông công cộng Hà Nội cho hay, đến tháng 5.2022 mạng lưới vận tải khách công cộng bằng xe buýt đã tiếp cận đến 30/30 quận, huyện, thị xã, đạt 100%, 510/579 xã, phường, thị trấn đạt 88,1%; 65/75 bệnh viện, đạt 87%; 192/286 trường đại học, cao đẳng, trung học phổ thông, đạt 70%; 33/37 khu đô thị, đạt 89%.

Từng có thời gian sử dụng vé tháng xe buýt liên tục trong 3 năm, chị Nguyễn Thu Hà (SN 2002, sinh viên trường Đại học Hà Nội) đến giờ cho rằng, loại hình xe buýt chỉ phù hợp với những người chủ động được thời gian. Vì lo lắng về vấn đề tắc đường nên hiện tại nhiều người như chị đã phải chuyển sang di chuyển bằng phương tiện cá nhân.

Cũng theo chị Hà, việc người dân phải đi bộ khá xa mới tiếp cận được xe buýt là nguyên nhân khiến nhiều người “ngại” sử dụng loại hình này. Để cải thiện tỉ lệ hành khách sử dụng xe buýt, không còn cách nào khác, cần chú trọng đúng đối tượng khách hàng tiềm năng - cư dân ở các khu đô thị, tòa nhà cao tầng.

Lái xe buýt đã nhiều năm nay, ông Nguyễn Tiến Hải (SN 1980, quê ở Nam Định) cho biết, tình trạng sụt giảm hành khách đã khiến cho doanh nghiệp và nhân viên công ty vận hành xe buýt cũng khốn đốn. Nhiều chuyến xe buýt hiện tại ở bến xe Giáp Bát đã phải cắt giảm chuyến, tần suất hoạt động vì không đạt chỉ tiêu theo yêu cầu. Ông Hải cho rằng, vì sự thuận tiện nên nhiều hành khách đã chuyển sang sử dụng xe buýt điện, dịch vụ xe công nghệ đưa đón tận nơi, trong khi mức giá cũng không chênh lệch nhiều.

Cũng theo ghi nhận, thời gian gần đây, lượng hành khách lựa chọn tàu Cát Linh - Hà Đông làm phương tiện di chuyển ngày càng tăng. Vào giờ cao điểm, cứ 6 phút lại có một đoàn tàu cập ga, với sức chở lớn. Tuy nhiên, vào khung giờ bình thường, số lượng hành khách sử dụng tàu chưa được như kỳ vọng.

Gỡ khó cho vận tải hành khách công cộng thế nào?

Ông Thái Hồ Phương, Phó Giám đốc Trung tâm Quản lý giao thông công cộng Hà Nội cho biết, hiện vận tải hành khách công cộng đã đáp ứng trên 15% nhu cầu đi lại của hành khách. Cùng với việc nâng cao chất lượng dịch vụ, hằng năm Sở GTVT Hà Nội đều thực hiện việc rà soát để mở rộng mạng lưới tuyến xe buýt.

Theo chuyên gia giao thông Từ Sỹ Sùa, giảng viên Trường Đại học GTVT, để tăng tính hấp dẫn của vận tải hành khách công cộng thì cần ưu tiên phương tiện vận tải công cộng có sức chứa lớn và hạn chế phương tiện cá nhân. Đây chính là giải pháp trọng tâm để giảm ùn tắc giao thông.

Ông Từ Sỹ Sùa cũng chia sẻ, hiện việc phát triển phương tiện giao thông công cộng ở Việt Nam đang còn rất chậm. Hiện nay, loại hình phương tiện công cộng được phát triển đáng kể nhất chỉ có xe buýt. Trong khi đó, ở chiều ngược lại, phương tiện cá nhân, nhất là xe máy lại đang phát triển bùng nổ. Đây là vấn đề đáng lo ngại.

Chung quan điểm trên, ông Nguyễn Trọng Thông - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải hành khách công cộng Thành phố Hà Nội - cho biết, vừa qua đơn vị đã có văn bản kiến nghị tới Thành phố và Sở Giao thông Vận tải Hà Nội kiên trì chủ trương ưu tiên phát triển vận tải hành khách công cộng sao cho hành khách khi sử dụng phương tiện công cộng được thuận tiện, tiếp cận an toàn và đi nhanh hơn khi sử dụng xe cá nhân…

“Nếu vận tải công cộng phục vụ tốt nhu cầu của người dân thì họ sẽ tự từ bỏ xe cá nhân mà không cần thu phí phương tiện đi vào nội đô” - ông Thông nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Xuân Thủy - nguyên Giám đốc Nhà xuất bản Giao thông Vận tải - cho rằng, TPHCM, Hà Nội vẫn chỉ có một vài tuyến đường sắt đô thị, metro và thiếu tính kết nối, trong khi xe buýt vẫn chưa đáp ứng đủ số lượng khi hạn chế phương tiện cá nhân. Vì thế, xe máy, ôtô vẫn là phương tiện chính mà người lựa chọn làm phương tiện để đi lại. Ông Thủy cho rằng, đối với những đầu mối giao thông như bến xe, nhà ga, trường đại học, trung tâm thương mại, đặc biệt là các khu đô thị mới, tòa nhà cao tầng cần được đặc biệt chú trọng, tạo các tuyến đi thẳng để rút ngắn thời gian đi lại, thì xe buýt hiện nay lại đi vòng, tốn nhiều thời gian của hành khách:

Ông Thủy cho rằng, chỉ khi nào phương tiện công cộng phát triển tốt hơn, hạ tầng giao thông hiện đại lên thì người dân mới từ bỏ phương tiện cá nhân. Nhà nước và các doanh nghiệp phải tăng cường xây dựng hệ thống giao thông công cộng để phục vụ người dân.

Theo chuyên gia, mạng lưới tuyến xe buýt của cả Hà Nội và TPHCM đều không còn phù hợp, không đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách. Chuyên gia cho rằng, chính quyền các Thành phố cần mạnh dạn “rũ ra làm lại”, vì hiện nay rất nhiều khu đô thị đã được hình thành và xe buýt không vươn tới được.

"Khối lượng dân cư một tòa chung cư hoặc một khu chung cư bằng hẳn một phường ngày xưa dẫn đến kết nối bằng phương tiện công cộng không phù hợp được. Để tăng cường tỉ lệ vận tải hành khách công cộng trong khu vực thì chúng ta phải rà soát lại, nghiên cứu lại rất kỹ, hoạch định lại thành một bài toán tổng thể, phù hợp với nhu cầu phát triển" - vị chuyên gia nói.

PHẠM ĐÔNG - HỮU CHÁNH
TIN LIÊN QUAN

Phân vùng hạn chế xe máy ở Hà nội: Vận tải công cộng ỳ ạch, đi lại ra sao?

Phạm Đông |

Nhiều ý kiến cho rằng cơ quan chức năng muốn hạn chế xe máy thì trước hết, nguồn lực về phương tiện công cộng phải được đảm bảo.

Giá xăng tăng, vận tải công cộng đường sắt Cát Linh-Hà Đông vẫn vắng khách

Tùng Giang - Đinh Thiện |

Hà Nội - Mặc dù giá xăng cao kỷ lục, nhưng lượng hành khách sử dụng dịch vụ vận tải công cộng đường sắt Cát Linh – Hà Đông vẫn khá thấp.

Hà Nội sớm cấm xe máy: Đi lại thế nào khi vận tải công cộng ì ạch?

Phạm Đông |

Hà Nội - Hà Nội sẽ đẩy sớm lộ trình hạn chế, tiến tới cấm xe máy trong các quận nội đô. Tuy nhiên, nhiều dự án vận tải công cộng đang ì ạch tiến độ, các phương tiện giao thông công cộng mới đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân ở mức rất thấp. Vậy người dân sẽ đi lại như thế nào?

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Phân vùng hạn chế xe máy ở Hà nội: Vận tải công cộng ỳ ạch, đi lại ra sao?

Phạm Đông |

Nhiều ý kiến cho rằng cơ quan chức năng muốn hạn chế xe máy thì trước hết, nguồn lực về phương tiện công cộng phải được đảm bảo.

Giá xăng tăng, vận tải công cộng đường sắt Cát Linh-Hà Đông vẫn vắng khách

Tùng Giang - Đinh Thiện |

Hà Nội - Mặc dù giá xăng cao kỷ lục, nhưng lượng hành khách sử dụng dịch vụ vận tải công cộng đường sắt Cát Linh – Hà Đông vẫn khá thấp.

Hà Nội sớm cấm xe máy: Đi lại thế nào khi vận tải công cộng ì ạch?

Phạm Đông |

Hà Nội - Hà Nội sẽ đẩy sớm lộ trình hạn chế, tiến tới cấm xe máy trong các quận nội đô. Tuy nhiên, nhiều dự án vận tải công cộng đang ì ạch tiến độ, các phương tiện giao thông công cộng mới đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân ở mức rất thấp. Vậy người dân sẽ đi lại như thế nào?