Ứng phó với việc hàng loạt nhân viên y tế nghỉ việc: Giải bài toán về cải thiện môi trường làm việc, thu nhập

Phạm Đông |

Làn sóng nhân viên y tế ở bệnh viện công, trạm y tế ồ ạt nghỉ việc sau dịch COVID-19 là thách thức buộc ngành y tế Hà Nội phải đối mặt. Nguyên nhân của tình trạng này là do những bất cập về chính sách đãi ngộ và thu hút cán bộ, nhất là với cán bộ y tế tại cơ sở. Nhiều ý kiến cho rằng, ngành y tế cần cải thiện ngay môi trường làm việc, thu nhập cho nhân viên y tế, về lâu dài rất cần nhiều chính sách mang tầm chiến lược.

“Làn sóng” nhân viên y tế ồ ạt nghỉ việc 

Dù là điều dưỡng đã được biên chế nhưng anh Đinh Hoàng Sơn (Long Biên, Hà Nội) đã đưa ra quyết định nghỉ việc sau 6 năm gắn bó với trạm y tế phường Vĩnh Tuy (Hai Bà Trưng). Với thu nhập hơn 4 triệu đồng/tháng, số tiền này không đủ cho anh Sơn đóng lãi ngân hàng.

Khó khăn hơn là khi gia đình anh vừa chào đón thêm thành viên mới, việc chi trả và trang trải cho cuộc sống quá lớn nên anh không đủ sức để mà gắn bó thêm được nữa. Riêng với gia đình anh, khi đại dịch căng thẳng, vợ anh không mở cửa hàng kinh doanh, đồng nghĩa với không có thu nhập. Khó khăn chồng chất, dù yêu nghề nhưng anh Sơn cũng quyết định nghỉ việc để cùng vợ gánh vác việc gia đình.

Nghĩ lại khoảng thời gian chống dịch, anh Sơn cho biết, các y bác sĩ đang làm việc tại trạm y tế phường Vĩnh Tuy đều cảm thấy ám ảnh, sợ hãi và khó kìm nổi nước mắt. Hầu hết họ đều phải tự đấu tranh tư tưởng với chính bản thân để vượt qua và tiếp tục gắn bó với nghề đã chọn.

Thời gian cao điểm nhất, trạm chỉ có 2 cán bộ y tế được hưởng tiền trực dịch là 121.000 đồng, còn lại các cán bộ, y, bác sĩ khác vẫn đi làm đầy đủ. Sau trung tuần tháng 4 thì được 1 cán bộ y tế/1 ngày, tiền trực dịch với mức hỗ trợ như vậy thì không thể đảm bảo được đời sống của cán bộ y tế.

Hiện tại, Trạm Y tế phường Vĩnh Tuy chỉ có 9 y, bác sĩ biên chế và 1 nhân viên hợp đồng, trong khi đó phải chăm sóc sức khỏe cho hơn 50.000 người dân sinh sống trên địa bàn là một áp lực rất lớn. Tình trạng lương thấp kéo dài có lẽ là nguyên nhân khiến vài năm nay, trạm không tuyển được thêm nhân viên y tế nào.

Tương tự, gắn bó 10 năm ở bệnh viện đa khoa tuyến huyện tại Hà Nội, anh Nguyễn Văn Cường  (Hà Nội) vẫn quyết định nộp đơn xin nghỉ việc để bán hàng online, mặc dù bản thân anh chưa từng nghĩ sẽ làm công việc này. Với thu nhập chỉ 4 triệu đồng/tháng, thời điểm tăng thêm cao nhất khoảng 6 triệu đồng/tháng. Cả 2 vợ chồng cùng nghề tính ra trên dưới 10 triệu đồng/tháng, không đủ chi tiêu, trang trải cuộc sống và lo cho các con ăn học. Có đêm, 2 vợ chồng cùng ca trực, con nhỏ phải gửi ông, bà chăm sóc. Sau nhiều đêm trăn trở, anh rời bỏ “vùng an toàn” để đi tìm công việc mới với mong muốn có nguồn thu nhập tốt hơn để lo cho gia đình.

Không chỉ các cán bộ y tế cơ sở đấu tranh tư tưởng trước việc ở lại hay tìm cho mình cơ hội công việc mới. Mà thực tế trong 2 năm vừa qua, tại các bệnh viện lớn trên địa bàn thành phố đã có hàng trăm bác sĩ xin nghỉ việc và chuyển công tác. Anh Sơn và anh Cường chỉ là một trong gần 900 nhân viên y tế, bác sĩ ở Hà Nội xin nghỉ việc hoặc chuyển công tác trong hai năm qua.

Do nhân lực thiếu nên các bệnh viện gặp rất nhiều khó khăn khi triển khai khám chữa bệnh và phòng, chống dịch. Và tình trạng cán bộ, nhân viên y tế của các cơ sở y tế công lập nghỉ việc, bỏ việc chuyển ra các cơ sở ngoài công lập không còn là chuyện lạ.

Cần chính sách lâu dài

Con số gần 900 nhân viên y tế tại Hà Nội xin nghỉ việc, chuyển công tác trong 18 tháng qua đã nói lên tất cả những khó khăn, thiếu thốn mà cán bộ, y tế trải qua, nhất là trong thời điểm dịch bệnh kéo dài. Điều này khiến ngành y tế thủ đô thiếu hụt nhân lực, ảnh hưởng đến công tác khám chữa bệnh.

Nguyên nhân của tình trạng này được lý giải là do ngành y tế thành phố đã dồn mọi nguồn lực phòng chống dịch trong gần 2 năm qua, số lượng nhân viên y tế còn thiếu, song phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ, làm thêm ngoài giờ không kể ngày đêm. Tuy nhiên, chế độ đãi ngộ và mức thu nhập còn hạn chế so với các doanh nghiệp, các đơn vị y tế ngoài công lập hoặc cơ sở y tế thuộc các bộ, ngành nên nhiều nhân viên y tế xin nghỉ hoặc chuyển công tác về nơi có mức thu nhập cao hơn.

Nói về vấn đề này, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương cho biết, sở đã có báo cáo lên các cấp và thực hiện ngay các giải pháp như: Căn cứ vào đề án việc làm ký kết hợp đồng tuyển dụng với nhân viên y tế ngay trong thời điểm dịch; Huy động hỗ trợ nhân lực cho các đơn vị y tế; Xây dựng kế hoạch tuyển dụng viên chức để nhân viên y tế có thể đăng ký thi tuyển.

Vì vậy, Sở Y tế Hà Nội đã có văn bản trình UBND TP về việc đề nghị xây dựng, ban hành Nghị quyết quy định chế độ hỗ trợ cho các y, bác sĩ và nhân viên y tế. Đây là giải pháp cơ bản, lâu dài nhằm giữ chân nhân viên y tế; tri ân, khích lệ, động viên đội ngũ này, từ đó nâng cao năng lực của cơ sở khám chữa bệnh.

Tuy nhiên Nghị quyết này chưa được trình tại Kỳ họp thứ 7 HĐND TP.Hà Nội như dự kiến với lý do đây là vấn đề trên rất quan trọng, cần phải được rà soát kỹ, cần rà soát, cân đối nguồn lực, thời gian thực hiện nghị quyết, nhằm bảo đảm sau khi nghị quyết ban hành tạo dư luận tốt, đi vào cuộc sống, động viên thực chất các y, bác sĩ.

Theo ông Cương, thời gian tới, sở tiếp tục thực hiện kiến nghị những chính sách thu hút cán bộ y tế. Tăng cường công tác giáo dục tư tưởng cho cán bộ nhân viên y tế để đội ngũ này tin tưởng vào sự quan tâm của đơn vị và các cấp chính quyền.

Còn Giám đốc Trung tâm Y tế quận Cầu Giấy Nguyễn Quốc Tuấn cho biết, từ việc tổ chức phân công nhiệm vụ cũng cần hạn chế gây thêm bức xúc không cần thiết cho cán bộ y tế. Cần phân công làm sao cho đúng người, đúng việc, đúng sở trường để cán bộ có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ. Ngoài việc cải thiện chế độ chính sách thì cũng có sự điều chỉnh trong việc bố trí số lượng biên chế cho nó phù hợp với số lượng dân cư trên địa bàn.

* Kiến nghị giải pháp giữ chân nhân viên y tế, PGS.TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho rằng, trước mắt, các cơ sở y tế nên có sự hỗ trợ ngay cho nhân viên của mình bằng các hành động thiết thực để họ cải thiện đời sống.

Như cách làm của tỉnh Đồng Nai, trước làn sóng bác sĩ, nhân viên y tế nghỉ việc vẫn chưa dừng lại, Sở Y tế tỉnh Đồng Nai đang tham mưu UBND tỉnh xây dựng Nghị quyết về chính sách thu hút và hỗ trợ nguồn nhân lực y tế tỉnh giai đoạn 2023-2027. Theo đó, mức chi thu hút dự kiến từ 200-300 triệu đồng/người và nhận một lần. Ngoài ra, còn hỗ trợ thêm tiền thuê nhà.

Bên cạnh đó vị chuyên gia cũng đề xuất cần cắt giảm một số gánh nặng không cần thiết cho nhân viên y tế như các giấy tờ, thủ tục hành chính... tạo điều kiện để họ được làm việc đúng với chuyên môn. Còn về lâu dài, cần có những chính sách mang tầm chiến lược của Nhà nước như: Cải cách tiền lương, cải thiện thu nhập cho cán bộ y tế. Bên cạnh đó, cần tạo điều kiện, môi trường làm việc thuận lợi cho nhân viên y tế bằng việc trang bị đầy đủ trang thiết bị, máy móc, thuốc men, vật tư y tế; có định hướng phát triển rõ ràng cho những vị trí đặc thù như bác sĩ y tế dự phòng, điều dưỡng...

* “Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Thu Dung, Đoàn Thái Bình cho biết, không chỉ môi trường làm việc dịch dã bệnh tật mà các phương tiện trang thiết bị vật tư các bác sĩ làm việc cũng đang thiếu thốn. Vấn đề muốn giữ chân các bác sĩ ở lại, trước hết phải có môi trường làm việc để họ cảm thấy thoải mái yên tâm cống hiến, thứ 2 là thu nhập phải đảm bảo cho họ mà còn đảm bảo cho gia đình của họ nữa, đó là 2 vấn đề mà tôi nghĩ cần quan tâm hiện nay”. P.Đ

Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Đồng Nai chi tiền khủng ngăn bác sĩ nghỉ việc: Vẫn còn những trăn trở

HÀ ANH CHIẾN |

ĐỒNG NAI - Sở Y tế đang tham mưu UBND tỉnh Đồng Nai xây dựng Nghị quyết về chính sách thu hút và hỗ trợ nguồn nhân lực y tế tỉnh giai đoạn 2023-2027, với mức thu hút lên tới 200-300 triệu đồng/1 lần và hỗ trợ thêm từ 1,5-4 triệu đồng/tháng. Theo các y bác sĩ, lãnh đạo các bệnh viện điều này là quá tốt, tuy nhiên họ vẫn còn nhiều băn khoăn, trăn trở…

Đồng Nai chi tiền "khủng" ngăn y bác sĩ nghỉ việc: Mong sớm thành hiện thực

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai – Chia sẻ với phóng viên Báo Lao Động, các điều dưỡng, y bác sĩ và nhân viên y tế tại tỉnh Đồng Nai đều chia sẻ rằng họ rất háo hức và mong chờ Nghị quyết với mức chi "khủng" để thu hút và hỗ trợ nhân viên y tế tỉnh giai đoạn 2023-2027 sớm trở thành hiện thực, giúp cuộc sống của họ bớt khó khăn, vất vả hơn.

Dự chi hỗ trợ số tiền "khủng", Đồng Nai sẽ ngăn được y bác sĩ nghỉ việc?

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai – Việc Sở Y tế đang tham mưu UBND tỉnh Đồng Nai xây dựng Nghị quyết về chính sách thu hút và hỗ trợ nguồn nhân lực y tế tỉnh giai đoạn 2023-2027, đang được các bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên y tế công lập mong chờ, bởi nó sẽ phần nào giúp nhân viên y tế tiếp tục bám trụ trước làn sóng nghỉ việc gần đây.

Đồng Nai dự chi tới 300 triệu đồng/người để ngăn làn sóng bác sĩ nghỉ việc

HÀ ANH CHIẾN |

ĐỒNG NAI - Trước làn sóng bác sĩ, nhân viên y tế nghỉ việc vẫn chưa dừng lại, Sở Y tế tỉnh Đồng Nai đang tham mưu UBND tỉnh xây dựng Nghị quyết về chính sách thu hút và hỗ trợ nguồn nhân lực y tế tỉnh giai đoạn 2023-2027. Theo đó, mức chi thu hút dự kiến từ 200-300 triệu đồng/người và nhận một lần. Ngoài ra, còn hỗ trợ thêm tiền thuê nhà…

Sinh viên ngành Y nói gì trước làn sóng y, bác sĩ nghỉ việc?

LƯƠNG HẠNH |

Trong khi các y, bác sĩ nghỉ việc liên tục thời gian gần đây vì rất nhiều nguyên do thì sinh viên ngành Y đang ngồi trên ghế nhà trường chỉ có một suy nghĩ duy nhất: Cố gắng tiếp tục học tập, tốt nghiệp với tấm bằng giỏi trên tay.

Làn sóng y bác sĩ nghỉ việc: Học sinh giỏi còn dám chọn ngành Y?

NHÓM PV |

Nhiều y bác sĩ đã phải lên tiếng đầy chua xót rằng “xin đừng gọi họ là anh hùng” bởi họ cống hiến hết mình cho nghề nghiệp, cho sức khỏe của người dân nhưng họ vẫn phải lo cơm ăn áo mặc hàng ngày. Vì thế cho dù vì bất kì lý do và hoàn cảnh nào thì quyền lợi tối thiểu của y bác sĩ nhân viên y tế cần được đảm bảo. Nếu không ngăn chặn được làn sóng y bác sĩ nghỉ việc thì khi "cơn bão" đến người dân sẽ thiệt thòi!

Nhiều biện pháp gỡ khó cho ngành Y tế trước thực trạng y bác sĩ nghỉ việc

Thành An |

Bà Rịa - Vũng Tàu - Trước thực trạng có nhiều khó khăn của ngành Y tế, cùng với tình trạng nhiều y bác sĩ nghỉ việc trong điều kiện lực lượng của ngành Y còn khá "mỏng", địa phương đã triển khai nhiều biện pháp gỡ khó.

Bác sĩ nghỉ việc, bệnh viện công chật vật đào tạo lại nhân sự

Thành Nhân |

Thu nhập thấp cộng với áp lực công việc đã khiến nhiều cơ sở y tế công lập không giữ chân được nhân viên. Trước thực tế đó, các bệnh viện phải tuyển dụng và đào tạo nhân sự lại từ đầu...

Đồng Nai chi tiền khủng ngăn bác sĩ nghỉ việc: Vẫn còn những trăn trở

HÀ ANH CHIẾN |

ĐỒNG NAI - Sở Y tế đang tham mưu UBND tỉnh Đồng Nai xây dựng Nghị quyết về chính sách thu hút và hỗ trợ nguồn nhân lực y tế tỉnh giai đoạn 2023-2027, với mức thu hút lên tới 200-300 triệu đồng/1 lần và hỗ trợ thêm từ 1,5-4 triệu đồng/tháng. Theo các y bác sĩ, lãnh đạo các bệnh viện điều này là quá tốt, tuy nhiên họ vẫn còn nhiều băn khoăn, trăn trở…

Đồng Nai chi tiền "khủng" ngăn y bác sĩ nghỉ việc: Mong sớm thành hiện thực

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai – Chia sẻ với phóng viên Báo Lao Động, các điều dưỡng, y bác sĩ và nhân viên y tế tại tỉnh Đồng Nai đều chia sẻ rằng họ rất háo hức và mong chờ Nghị quyết với mức chi "khủng" để thu hút và hỗ trợ nhân viên y tế tỉnh giai đoạn 2023-2027 sớm trở thành hiện thực, giúp cuộc sống của họ bớt khó khăn, vất vả hơn.

Dự chi hỗ trợ số tiền "khủng", Đồng Nai sẽ ngăn được y bác sĩ nghỉ việc?

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai – Việc Sở Y tế đang tham mưu UBND tỉnh Đồng Nai xây dựng Nghị quyết về chính sách thu hút và hỗ trợ nguồn nhân lực y tế tỉnh giai đoạn 2023-2027, đang được các bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên y tế công lập mong chờ, bởi nó sẽ phần nào giúp nhân viên y tế tiếp tục bám trụ trước làn sóng nghỉ việc gần đây.

Đồng Nai dự chi tới 300 triệu đồng/người để ngăn làn sóng bác sĩ nghỉ việc

HÀ ANH CHIẾN |

ĐỒNG NAI - Trước làn sóng bác sĩ, nhân viên y tế nghỉ việc vẫn chưa dừng lại, Sở Y tế tỉnh Đồng Nai đang tham mưu UBND tỉnh xây dựng Nghị quyết về chính sách thu hút và hỗ trợ nguồn nhân lực y tế tỉnh giai đoạn 2023-2027. Theo đó, mức chi thu hút dự kiến từ 200-300 triệu đồng/người và nhận một lần. Ngoài ra, còn hỗ trợ thêm tiền thuê nhà…

Sinh viên ngành Y nói gì trước làn sóng y, bác sĩ nghỉ việc?

LƯƠNG HẠNH |

Trong khi các y, bác sĩ nghỉ việc liên tục thời gian gần đây vì rất nhiều nguyên do thì sinh viên ngành Y đang ngồi trên ghế nhà trường chỉ có một suy nghĩ duy nhất: Cố gắng tiếp tục học tập, tốt nghiệp với tấm bằng giỏi trên tay.

Làn sóng y bác sĩ nghỉ việc: Học sinh giỏi còn dám chọn ngành Y?

NHÓM PV |

Nhiều y bác sĩ đã phải lên tiếng đầy chua xót rằng “xin đừng gọi họ là anh hùng” bởi họ cống hiến hết mình cho nghề nghiệp, cho sức khỏe của người dân nhưng họ vẫn phải lo cơm ăn áo mặc hàng ngày. Vì thế cho dù vì bất kì lý do và hoàn cảnh nào thì quyền lợi tối thiểu của y bác sĩ nhân viên y tế cần được đảm bảo. Nếu không ngăn chặn được làn sóng y bác sĩ nghỉ việc thì khi "cơn bão" đến người dân sẽ thiệt thòi!

Nhiều biện pháp gỡ khó cho ngành Y tế trước thực trạng y bác sĩ nghỉ việc

Thành An |

Bà Rịa - Vũng Tàu - Trước thực trạng có nhiều khó khăn của ngành Y tế, cùng với tình trạng nhiều y bác sĩ nghỉ việc trong điều kiện lực lượng của ngành Y còn khá "mỏng", địa phương đã triển khai nhiều biện pháp gỡ khó.

Bác sĩ nghỉ việc, bệnh viện công chật vật đào tạo lại nhân sự

Thành Nhân |

Thu nhập thấp cộng với áp lực công việc đã khiến nhiều cơ sở y tế công lập không giữ chân được nhân viên. Trước thực tế đó, các bệnh viện phải tuyển dụng và đào tạo nhân sự lại từ đầu...