Ứng phó với bão số 10: Sơ tán khẩn cấp hàng chục ngàn hộ dân

NHÓM PHÓNG VIÊN |

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn T.Ư, đến 1h hôm nay (15.9), vị trí tâm bão ở vào khoảng 17,2 độ Vĩ Bắc; 108,8 độ Kinh Đông, trên vùng biển các tỉnh từ Nghệ An - Quảng Trị. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12-13 (115-150km/giờ), giật cấp 15. Trước tình thế khẩn cấp, các địa phương đã huy động toàn lực phòng chống, nhằm bảo đảm tuyệt đối an toàn tính mạng, tài sản của dân và Nhà nước.

Tuyệt đối không được chủ quan

Sau khi chủ trì phiên họp trực tuyến, chiều 14.9, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã vào Quảng Bình chỉ đạo tình hình phòng chống bão số 10. Đến cảng Gianh (huyện Bố Trạch) và cảng Hòn La (huyện Quảng Trạch), Phó Thủ tướng nắm tình hình chuẩn bị đối phó với bão của các ngư dân địa phương và ngư dân các tỉnh về neo đậu tàu thuyền trú tránh bão tại đây.

Phó Thủ tướng đánh giá cao sự chủ động của địa phương trong triển khai các biện pháp ứng phó, tuy nhiên tuyệt đối không được chủ quan. Phó Thủ tướng chỉ đạo kiên quyết sơ tán triệt để người dân tại các khu vực nguy hiểm; bảo vệ các tuyến đê biển, đê cửa sông, đặc biệt là các khu vực xung yếu, công trình đang thi công, hoàn thành trước khi bão đến.

Sáng 14.9, Ban Chỉ huy TKCN-PCTT tỉnh Quảng Bình cho biết, hiện vẫn còn 569 tàu cá với 4.641 lao động vẫn đang hoạt động trên biển. Trước đó, đã kêu gọi gần 4.000 tàu thuyền của toàn địa bàn vào các khu neo đậu trú tránh bão an toàn.

Tại Quảng Trị, người dân sử dụng dây, bao cát để chằng chống nhà cửa. Các tàu thuyền đang neo đậu ở bờ, hoặc đánh bắt ở ngoài khơi đều di chuyển, đến neo đậu các khu tránh trú bão. Khu tránh trú bão Nam Cửa Việt (huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị), có hàng trăm chiếc tàu được buộc dây, neo vào các cọc sắt, chạy thành hàng dài.

Ngoài tàu thuyền của ngư dân tỉnh Quảng Trị, tàu ở các tỉnh Nghệ An, Bình Định, Quảng Bình... cũng vào đây trú bão. Đến sáng 14.9, 2.258 chiếc tàu thuyền đã vào nơi neo đậu an toàn, hiện còn 54 tàu vẫn hoạt động xung quanh đảo Cồn Cỏ và khu vực Vịnh Bắc Bộ.

Quảng Trị đã tổ chúc họp khẩn, và lên kế hoạch sơ tán 139.000 người dân thuộc 141 xã, phường, thị trấn ở ven biển. Ông Nguyễn Đức Chính - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị - yêu cầu các địa phương triển khai công tác phòng chống bão lụt ngay từ bây giờ phải hết sức khẩn trương.

“Lực lượng công an, lực lượng biên phòng, lực lượng quân sự trực sẵn sàng, rà soát lại tất cả phương tiện để khi bão lũ xảy ra sẽ có cứu hộ cứu nạn kịp thời. Cố gắng không xảy ra thiệt hại về tính mạng của người dân” - ông Nguyễn Đức Chính nói.

Cũng trong chiều 14.9, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An kiểm tra công tác chống ngập úng và di dân ở thành phố Vinh, chỉ đạo: Các phường, xã tích cực kiểm tra tình hình, chủ động trong công tác phòng chống bão. Từng gia đình, khối phố phải cùng thành phố chống bão nhằm đảm bảo an toàn cho chính gia đình mình.

Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu: Chống bệnh chủ quan, lơ là, chung chung trong công tác phòng chống bão. Rút kinh nghiệm các cơn bão trước để phòng chống bão số 10 thật tốt, không để xảy ra những tai nạn đáng tiếc như những cơn bão trước.

vcb
Người dân Hà Tĩnh chằng chống nhà cửa để ứng phó với bão số 10. Ảnh: TRẦN TUẤN

Chuẩn bị sẵn sàng “đón” bão

Cũng trong chiều 14.9, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đến Hà Tĩnh, kiểm tra thực tế tiến độ thi công tuyến đê Kỳ Ninh. Đây là tuyến đê có vị trí xung yếu, phía trong đê có nhiều hộ dân sinh sống và nhiều diện tích nuôi trồng thủy sản của bà con. Hiện dự án đang trong quá trình thi công, đặc biệt có 2 điểm cống xung yếu chưa hoàn thiện.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng lưu ý, địa phương cần tập trung chỉ đạo đơn vị thi công triển khai các biện pháp xử lý 2 điểm cống trước khi bão đổ bộ, ngăn nước tràn vào trong, đảm bảo an toàn cho cho người dân và diện tích nuôi trồng thủy sản. Trong ngày 14.7, Hà Tĩnh đã di dời 47.000 dân đến nơi an toàn.

Tại Thừa Thiên - Huế, ông Phạm Văn Hùng - GĐ Sở GDĐT tỉnh Thừa Thiên - Huế - cho biết, ngay từ chiều 14.9, toàn bộ học sinh từ mầm non đến THPT trên địa bàn tỉnh sẽ được cho nghỉ học đến hết ngày 15.9. các địa phương khác cũng đã cho toàn bộ học sinh nghỉ học.

Một số trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế cũng đang lên kế hoạch cho sinh viên nghỉ học từ chiều 14.9 để đảm bảo an toàn trước cơn bão lớn đang đổ bộ vào miền Trung.

Thừa Thiên - Huế đã triển khai công tác di dời người dân đi tránh bão. Theo đó, tiến hành sơ tán dân tại các vùng nguy hiểm với khoảng 26.977 nhân khẩu. Đến 19 giờ ngày 14.9, hoàn thành việc sơ tán, di dời dân ở vùng ven biển, cửa sông và đầm phá đến nơi an toàn. Hơn 100 tấn gạo, 100 tấn mì tôm, 100.000 lít xăng, 100.000 lít dầu diesel và 30.000 lít dầu hỏa cũng đã được dự trữ để đối phó với mưa bão.

Hiện 100% tàu thuyền hoạt động trên biển của Thừa Thiên - Huế đã vào bờ tránh trú bão.

Tâm bão gió mạnh giật cấp 15

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, đến 1h hôm nay (15.9), sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12-13 (115-150km/giờ), giật cấp 15. Do ảnh hưởng của bão, vùng biển phía tây khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có gió mạnh cấp 11-12, vùng gần tâm bão đi qua cấp 12-13, giật cấp 15. Biển động dữ dội. Dự báo trong 12-24 giờ tiếp theo, bão tiếp tục di chuyển theo hướng tây-tây bắc, mỗi giờ đi được 20-25km; khoảng trưa đến chiều ngày 15.9, bão số 10 sẽ đi vào đất liền các tỉnh từ Nghệ An - Quảng Trị gây gió mạnh cấp 11-12, giật cấp 15, sau đó suy yếu dần. Đến 13h ngày 15.9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 17,9 độ Vĩ Bắc; 106,2 độ Kinh Đông, trên đất liền các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Trị. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-12 (100-135km/giờ), giật cấp 15. Trong 24-36 giờ tiếp theo, bão tiếp tục di chuyển theo hướng tây-tây bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km, đi sâu vào đất liền và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới trên khu vực Trung Lào. Từ sáng nay có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9, biển động mạnh. Sóng ngoài khơi vùng tâm bão cao trên 10m, vùng ven bờ 5-6m. Ven biển từ Hải Phòng tới Quảng Bình nước dâng bão có khả năng cao trên 1m, riêng khu vực ven biển Thanh Hóa - Hà Tĩnh khoảng 2m.

Cảnh báo gió mạnh trên đất liền: Từ sáng 15.9, trên đất liền ven biển các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị có gió mạnh dần lên cấp 7-8, gần trưa và chiều tăng lên cấp 9-10, vùng gần tâm bão đi qua cấp 11-12, giật cấp 15 (cấp độ rủi ro thiên tai: Cấp 4); các khu vực sâu hơn trong đất liền có gió mạnh cấp 8-9, giật cấp 12. Khu vực ven biển các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Thừa Thiên - Huế và Đà Nẵng có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9; ven biển các tỉnh Thái Bình, Ninh Bình, Nam Định, Thanh Hóa có gió mạnh cấp 8, giật cấp 11. Cảnh báo mưa lớn: Từ 15.9, ở các tỉnh từ Quảng Ngãi - Nghệ An có mưa to đến rất to (100-300mm), riêng Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị có nơi trên 400mm; Từ ngày 15 đến hết ngày 16.9, ở Thanh Hóa, các tỉnh nam Đồng bằng Bắc Bộ, Hòa Bình và Sơn La có mưa vừa, mưa to đến rất to (50-150mm, có nơi trên 200mm). Cảnh báo lũ, lũ quét, sạt lở đất, ngập úng: Từ ngày 15-17.9, trên các sông từ Thanh Hóa - Quảng Ngãi sẽ xuất hiện 1 đợt lũ. Nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất, ngập úng cục bộ tại các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế.                                            KH.VŨ

Huỷ nhiều chuyến bay vì bão số 10

Do ảnh hưởng của cơn bão số 10 (có tên quốc tế là Doksuri) tại các khu vực Trung bộ và Bắc Trung bộ, ngày 15.9, Vietnam Airlines không khai thác 13 chuyến bay trên các đường bay giữa Hà Nội/TPHCM - Huế/Đà Nẵng (VN105,110,112,113,117,122,125,140,160,161,163,170,187; 2 chuyến bay giữa Đà Nẵng và Đà Lạt (VN1954/55). Ngoài ra, một số chuyến bay nội địa của hãng cũng sẽ bị chậm do ảnh hưởng dây chuyền. Tương tự, Jetstar Pacific thông báo trong ngày 15.9, có 12 chuyến bay ngừng khai thác bao gồm BL482 / BL483 / BL582 / BL583 / BL233 / BL232 / BL520 / BL521 / BL350 / BL351 / BL431 / BL430, giữa TPHCM - Thanh Hóa / Huế / Vinh / Đồng Hới và giữa Huế - Đà Lạt, Đồng Hới - Chiang Mai.                                                                LÂM ANH

Tích cực giúp dân chống bão

Ngày 14.9, Công an huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã huy động 52 cán bộ chiến sĩ giúp dân 2 xã Sơn Ninh, Sơn Lễ thu hoạch xong 10ha lúa vụ Đông. Bộ đội Biên phòng Quảng Trị giúp người dân gia cố mái nhà, đưa tàu thuyền vào nơi an toàn.

* Theo báo cáo của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, tính đến 6h ngày 14.9, đã thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn cho 69.547 tàu/287.359 lao động biết vị trí, diễn biến, hướng di chuyển của bão để chủ động di chuyển hoặc thoát khỏi vùng nguy hiểm. Trong đó, có 4.679 tàu/27.864 lao động đang hoạt động trong khu vực từ 13,0-19,0 độ Vĩ Bắc (bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa) đã được thông tin về cơn bão và đang chủ động di chuyển, trú tránh. Tại các khu vực khác, có 7.344 tàu/45.434 lao động cũng đã nhận được thông tin. Hiện tại, đã có 57.524 tàu/214.061 lao động neo đậu tại các bến.

Về hồ chứa thủy lợi các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, có 266 hồ chứa xung yếu cần được đặc biệt lưu ý. Trong đó, Bắc Bộ có 14 hồ; Trung Bộ: 12 hồ. Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT Nguyễn Xuân Cường cũng yêu cầu các địa phương, thực hiện cấm biển, kể cả các tàu vận tải và du lịch xong trước 7h ngày 15.9.2017.

* Theo ông Nguyễn Xuân Đường - Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An - đến 7h ngày 14.9, vẫn còn 887 phương tiện đang hoạt động trên vùng biển Nghệ An; có trên 2.900 phương tiện neo đậu.

* Ông Lê Đình Sơn - Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh - cho biết, tỉnh đã sơ tán trên 10.000 hộ dân với trên 47.000 người tại các vùng trọng điểm cửa sông, ven biển, vùng lũ quét có khả năng xảy ra.

* Tại Quảng Bình, hiện còn 298 tàu đang đánh bắt trên biển, tỉnh đã liên lạc và yêu cầu các tàu vào bờ an toàn; di dời trên 20.000 hộ dân đến nơi an toàn.                    KHÁNH VŨ

Cứu nhiều tàu thuyền gặp nạn do ảnh hưởng cơn bão số 10

Cơn bão số 10 đã gây ra một số tai nạn, sự cố đối với các tàu đang di chuyển tránh bão. Từ chiều 13.9 đến nay, Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam đã xử lý 3 vụ tìm kiếm cứu nạn, cứu 11 thuyền viên.

Hiện nay, tàu SAR 411 trực tại khu vực Vịnh Bắc Bộ; tàu SAR 273 trực tại khu vực biển Nghệ An - Hà Tĩnh, tàu SAR 412 trực tại khu vực biển Thừa Thiên-Huế - Đà Nẵng; tàu SAR 274 trực tại khu vực biển Nam Trung Bộ.                                K.HOÀ

Kêu gọi 162 phương tiện đang hoạt động trên biển khẩn trương trú bão

Trước tình hình bão số 10, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn TP.Đà Nẵng đã có Công văn gửi Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố đề nghị yêu cầu 162 phương tiện đang hoạt động trên biển khẩn trương thoát ra vùng nguy hiểm và tìm nơi trú tránh an toàn và nghiêm cấm tàu thuyền ra khơi.                                                            THUỲ TRANG

Đường sắt khuyến cáo nguy cơ dừng tàu, chuyển tải vì bão số 10

Ngày 14.9, ngành đường sắt thông báo vẫn tiếp tục duy trì việc tổ chức chạy tàu nhưng khuyến cáo các hành khách đi các tàu SE7, SE5, SE9 xuất phát Hà Nội ngày 15.9.2017; các tàu SE8, SE6, SE10 xuất phát Sài Gòn ngày 15.9.2017; tàu SE20 xuất phát Đà Nẵng ngày 15.9.2017 có hành trình đi qua khu vực bão đổ bộ cần cân nhắc trước khi đi tàu vì các tàu trên có thể phải dừng hoặc chuyển tải dọc đường do ảnh hưởng của bão.                                                                                                  K.H

NHÓM PHÓNG VIÊN
TIN LIÊN QUAN

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.