Bão số 10 tiếp tục gây mưa lớn, triều cường, nước dâng cao

Nhóm PV |

Tại nhiều địa phương, nước sông và biển đang có hiện tượng tràn đê khiến nhiều người dân lo lắng. Lao Động liên tục cập nhật...

• Hà Tĩnh: Bão số 10 quần thảo, 63.000 nhà bị tốc mái 

Hà Tĩnh là vùng đổ bộ trực tiếp của bão số 10, bị thiệt hại nghiêm trọng. Đến chiều 15.9, theo thống kê của UBND tỉnh Hà Tĩnh, địa phương có 63.000 ngôi nhà bị tốc mái, 4.700 hộ ven biển, sông bị ngập.

Những hình ảnh PV Lao Động ghi lại từ tâm bão, tại thị xã Kỳ Anh, cho thấy mức độ tàn phá khủng khiếp của bão.

Mưa lớn, gây ngập nặng ở nhiều nơi, trên 3.100ha diện tích nuôi trồng thủy sản, trong đó có hơn 2.000 ha nước ngọt và 1.100ha mặn lợ (800ha tôm và 300ha nhuyễn thể) bị ngập. Ảnh: QĐ
Mưa lớn, gây ngập nặng ở nhiều nơi, trên 3.100ha diện tích nuôi trồng thủy sản, trong đó có hơn 2.000ha nước ngọt và 1.100ha mặn lợ (800ha tôm và 300ha nhuyễn thể) bị ngập. Ảnh: QĐ
Hà Tĩnh đã sơ tán 47 nghìn dân đến nơi an toàn. Người dân trở về sau bão ở thị xã Kỳ Anh. Ảnh: Trần Tuấn
Hà Tĩnh đã sơ tán 47 nghìn dân đến nơi an toàn. Người dân trở về sau bão ở thị xã Kỳ Anh. Ảnh: Trần Tuấn
Lực lượng chức năng ứng phó bão ở ven biển thị xã Kỳ Anh. Ảnh: QĐ
Lực lượng chức năng ứng phó bão ở ven biển thị xã Kỳ Anh. Ảnh: QĐ
Cận cảnh một nhà dân bị sập tại thị xã Kỳ Anh. Ảnh: Quang Đại
Cận cảnh một nhà dân bị sập tại thị xã Kỳ Anh. Ảnh: Quang Đại
Gió lớn “bốc” một mái tôn bay ra mặt đường quốc lộ 1A. Ảnh: Quang Đại
Gió lớn “bốc” một mái tôn bay ra mặt đường quốc lộ 1A. Ảnh: Quang Đại
Một mái nhà bị tốc ở thị xã Kỳ Anh. Địa phương này có khoảng 17 nghìn nhà bị tốc mái. Ảnh: QĐ
Một mái nhà bị tốc ở thị xã Kỳ Anh. Địa phương này có khoảng 17 nghìn nhà bị tốc mái. Ảnh: QĐ
Mái tôn bay tứ tung. Ảnh: Quang Đại
Mái tôn bay tứ tung. Ảnh: Quang Đại
Cây lớn đổ ngan ngát, chặn đường tại thị xã Kỳ Anh. Ảnh: Quang Đại
Cây lớn đổ ngan ngát, chặn đường tại thị xã Kỳ Anh. Ảnh: Quang Đại

• Sầm Sơn ngổn ngang sau bão

17h ngày 15.9, bão ngớt, cả đoạn đường Hồ Xuân Hương ở TP. Sầm Sơn bị sóng đánh tan hoang. Rất lâu rồi, Sầm Sơn mới có sóng dữ và sự tan hoang như thế. 

Dưới đây là những hình ảnh bão ở đường Hồ Xuân Hương, TP. Sầm Sơn:
 
 
 Sóng biển đập mạnh vào bờ kè, những cây phi lao còn sót lại căng mình che chở. Ảnh: X.H
 
 Bốt bảo vệ bãi biển bị sóng, gió xô ra giữa đường. Ảnh: X.H
 
 Một số gian hàng giải khát ven biển bị sóng đẩy đá đập vỡ cửa kính. Ảnh: X.H
 
 Những gốc phi lao căng mình chống bão ngày nào giờ trơ trọi, bất lực. Ảnh: X.H
 
 Sóng, gió đánh tan bờ kè...
  Nhiều con đường  bị xâm thực mạnh. Theo nhiều người dân, hiếm khi thấy gió, sóng bão lại trực diện như lần này.  Ảnh: X.H
 
 Chỉ còn là một đống ngổn ngang.

• Quảng Trị: Hơn 2.000ha caosu bị gãy đổ, 1.500 ngôi nhà bị tốc mái

20h tối 15.9, tỉnh Quảng Trị đã có số liệu tổng hợp về thiệt hại do bão số 10 gây ra tại địa bàn. Theo đó, dù chỉ ở phần rìa của cơn bão, nhưng do mưa to, gió giật mạnh nên tỉnh Quảng Trị cũng chịu thiệt hại nặng. 

Đường vào tuyến Lìa, huyện Hướng Hóa, Quảng Trị bị ngập cục bộ vào chiều 15.9. Ảnh: HT.
Đường vào tuyến Lìa, huyện Hướng Hóa, Quảng Trị bị ngập cục bộ vào chiều 15.9. Ảnh: HT.
Cụ thể, hơn 1.500 ngôi nhà bị tốc mái, 4 người bị thương, hơn 2.000 ha caosu bị gãy đổ cùng hàng trăm ha hoa màu bị thiệt hại. 

Huyện Vĩnh Linh là địa phương bị ảnh hưởng nặng nhất. Chiều 15.9 ông Nguyễn Đức Chính - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị và ông Hà Sỹ Đồng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã đi kiểm tra thiệt hại, động viên nhân dân khắc phục, ổn định cuộc sống.

Tại các huyện miền núi Hướng Hóa và Đak Rông, nhiều bản làng bị chia cắt vì nước ở các sông suối dâng cao. Ở tuyến vùng Lìa (7 xã của huyện Hướng Hóa), giao thông bị chia cắt, nước ở các cầu tràn chảy xiết, rất nguy hiểm. 

Nhà bị tốc mái do ảnh hưởng bão số 10. Ảnh: HT.
Nhà bị tốc mái do ảnh hưởng bão số 10. Ảnh: HT.
Toàn tỉnh Quảng Trị có hơn 2.000ha caosu bị hư hại. Ảnh: HT.
Toàn tỉnh Quảng Trị có hơn 2.000ha caosu bị hư hại. Ảnh: HT.
Lãnh đạo tỉnh Quảng Trị thăm hỏi, trao tiền hỗ trợ cho người dân nhà bị tốc mái. Ảnh: HT.
Lãnh đạo tỉnh Quảng Trị thăm hỏi, trao tiền hỗ trợ cho người dân nhà bị tốc mái. Ảnh: HT.

• Quảng Bình: Thiệt hại tạm thời ước tính gần 3.500 tỉ đồng

Tối 15.9, Ban Chủ huy PCTT và TKCN tỉnh Quảng Bình cho biết, thống kê thiệt hại do bão số 10 gây ra tạm thời ước tính gần 3.500 tỉ đồng. Con số thiệt hại sẽ còn tăng cao do chưa có thống kê đầy đủ.

Theo thống kê mới nhất, tại Quảng Bình đã có 11 người thương vong, trong đó có 1 người chết là ông Nguyễn Văn Hoa (50 tuổi, ở thôn Minh Tiến, Quảng Minh, thị xã Ba Đồn). Ông Hoa gặp nạn vào sáng 15.9 trong lúc chằng chống nhà cửa).

Toàn tỉnh có 10 người bị thương (trong đó huyện Tuyên Hoá có 2 người, huyện Bố Trạch có 4 người, huyện Lệ Thủy có 3 người và TP.Đồng Hới có 1 người); có 14 nhà bị sập hoàn toàn; 51.124 nhà bị tốc mái; 1.500 nhà bị ngập…

Đến tối 15.9, ở Quảng Bình tiếp tục có mưa to đến to trên diện rộng với tổng lượng mưa phổ biến từ 200 - 300mm/đợt, có nơi lớn hơn 400mm. Từ nay đến hết ngày 16.9, trên các sông khu vực Quảng Bình khả năng xuất hiện một đợt lũ. Đỉnh lũ trên các sông phổ biến ở mức báo động đến báo động 3.

Nhiều tuyến đường ở TP.Đồng Hới vẫn đang ngập sâu. Ảnh: Lê Phi Long
Nhiều tuyến đường ở TP.Đồng Hới vẫn đang ngập sâu. Ảnh: Lê Phi Long

Hiện tại tuyến đường sắt qua địa bàn tỉnh Quảng Bình vẫn đang ngừng hoạt động, Quốc lộ 1A đang bị tắc ngay tại trung tâm TP.Đồng Hới, quốc lộ 15 ngập 0.5m tại ngầm Bùng (xã Hưng Trạch, huyện Bố Trạch), ngầm Ki Định, bản Hà Noon xã Dân Hoá và ngầm Cabi xã Đồng Hoá bị ngập từ 0.6-1m, chiều dài ngập 30m.

Trong ngày 15.9 tại Quảng Bình đã có mưa to đến rất to, tổng lượng mưa đạt từ 200 - 300 mm, gió giật tại Đồng Hới cấp 12-13. Mực nước trên các sông đang lên nhanh, nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét trên các sông suối nhỏ; sạt lở đất ở vùng núi, ngập úng tại vùng trũng.

• Nghệ An: Nguy cơ vỡ đập tràn, 1 người chết, 1 người trọng thương

Đến thời điểm hiện tại, ở Nghệ An đã có 1 người chết và 1 người bị thương. Một số đập tràn ở huyện Diễn Châu nguy cơ bị vỡ.

Theo đó, vào chiều 15.9, triều cường do bão số 10 đã dâng cao, nước mặn vượt đập tràn Diễn Kỷ, nhiều nguy cơ vỡ đập, đe dọa nhiều diện tích sản xuất ở 2 huyện Diễn Châu và Yên Thành (Nghệ An). Hiện các lực lượng chức năng Diễn Châu đã tập trung dồn lực khắc phục sự cố.

Tính đến 16h ngày 15.9, trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã có 1 người bị chết, 1 người bị thương do cơn bão số 10 gây ra.

Trường hợp bị chết là bà Đào Thị Thức (84 tuổi, trú phường Nghi Hải, thị xã Cửa Lò). Nguyên nhân là vì gió mạnh do bão số 10 đã làm bay tấm lợp proximang của gia đình, rơi trúng người khiến bà bị thương nặng, dẫn đến tử vong sau đó.

Người bị thương nặng là ông Ngụy Đình Ân (60 tuổi, trú Hùng Cường 1, xã Kỳ Sơn, huyện Tân Kỳ).

Hiện bão số 10 vẫn đang gây mưa lớn và triều cường ở các con sông ở Nghệ An đang lên rất nhanh.

• Hà Tĩnh: Hơn 63.000 nhà dân bị đổ, tốc mái

PV báo Lao Động có mặt tại thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) ghi nhận tại các xã Kỳ Trinh, Kỳ Thịnh, Kỳ Long, Kỳ Liên, Kỳ Phương, Kỳ Nam..., nhà tốc mái hàng loạt, nhiều cột điện, cây xanh đổ nghiêng ngả, chắn khắp đường làng ngõ xóm.

Clip Thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh tan hoang sau bão số 10

Đáng nói, cột ăng ten của Đài Phát thanh - Truyền hình thị xã Kỳ Anh cao khoảng 100m đã đổ gãy. Được biết, cột truyền hình này trị giá khoảng 10 tỉ đồng. Trong chiều 15.9, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã kiểm tra tình hình thiệt hại sau bão và chỉ đạo công tác khắc phục tại thị xã Kỳ Anh.

Theo báo cáo sơ bộ được tổng hợp từ các địa phương, toàn tỉnh Hà Tĩnh có hơn 63.000 nhà dân bị đổ, tốc mái; trong đó thị xã Kỳ Anh 17.500 nhà, huyện Kỳ Anh 23.500 nhà, huyện Cẩm Xuyên 20.000 nhà, huyện Lộc Hà 749 nhà, huyện Nghi Xuân 50 nhà, huyện Thạch Hà 570 nhà, thành phố Hà Tĩnh 640 nhà, Can Lộc gần 500 nhà, Đức Thọ 3 nhà, Hương Khê 1 nhà; nhiều trường học, trạm y tế và một số đơn vị, cơ quan bị tốc mái chưa thống kê hết.

Sau đây là một số hình ảnh về thiệt hại ở thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh mà PV ghi lại:

 
 Cột điện đổ gãy. Ảnh: Trần Tuấn
 
 Mái tôn bị hất chỏng chơ xuống đất. Ảnh: Trần Tuấn
 
Mái nhà bị xé nát. Ảnh: Trần Tuấn
 
Trường học ở xã Kỳ Nam bị tốc mái. Ảnh: Trần Tuấn 
 
Một gara ôtô bị sập hoàn toàn. Ảnh: Trần Tuấn 
 
 Người dân xã Kỳ Nam khốn khổ trở về nhà sau bão. Ảnh: Trần Tuấn
 
 
 Cây xanh ở xã Kỳ Nam bật gốc. Ảnh: Trần Tuấn
 
 Nhà tốc mái, người dân nghẹn ngào. Ảnh: Trần Tuấn
 
Chiều  15.9, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng kiểm tra thiệt hại sau bão tại thị xã Kỳ Anh. Ảnh: Trần Tuấn 

• Hải Phòng: Huyện Cát Hải và các tuyến đường thành sông

Do ảnh hưởng của bão số 10, thành phố Hải Phòng có mưa lớn kết hợp triều cường dâng cao đã gây ngập lụt tại huyện Cát Hải và biến một số tuyến đường trong nội thành thành sông.

Cụ thể, tại huyện Cát Hải có gió giật cấp 8, cấp 9 kết hợp với triều cường dâng, có nơi sóng đánh cao từ 3-6m, tràn qua tuyến đê biển ở thị trấn Cát Hải, gây ngập lụt toàn bộ tuyến đường 2B, 2A và các khu dân cư Tiến Lộc, Hải Lộc. Nhiều nơi nước dâng cao gần 1m khiến giao thông ngưng trệ.

Huyện Cát Hải sóng đánh tràn đê biển gây ngập lụt tại một số xã - Ảnh CTV
Huyện Cát Hải sóng đánh tràn đê biển gây ngập lụt tại một số xã - Ảnh CTV

Các lực lượng bộ đội, công an và chính quyền địa phương đang nỗ lực giúp đỡ dân và khắc phục hậu quả. Các tàu thuyền đã vào nơi tránh trú an toàn.

Còn tại huyện đảo Bạch Long Vỹ, gió giật cấp 10 cấp 11. Cán bộ và nhân dân huyện đảo đang tích cực đối phó với bão. Hiện theo thống kê chưa có thiệt hại nào lớn về người và của.

Còn tại Đồ Sơn, sóng cao từ 2-3m, một số tuyến đường ven biển đã ngập lụt hoàn toàn, lực lượng bộ đội, công an đã được tăng cường đảm bảo an toàn cho du khách và nhân dân.

Tại các huyện ngoại thành như Thủy Nguyên, Vĩnh Bảo, Tiên Lãng…, lượng mưa lớn kết hợp với triều cường dâng cao cũng ảnh hưởng nhiều đến sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, được sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo các cấp, tất cả các địa phương đều sẵn sàng đối phó với các sự cố có thể xảy ra.

Mưa lớn biến một số tuyến đường nội thành thành sông - Ảnh TN
Mưa lớn biến một số tuyến đường nội thành Hải Phòng thành sông - Ảnh TN

Còn tại các quận nội thành, mưa lớn đã làm một số tuyến đường bị ngập, khiến các phương tiện lưu thông gặp khó khăn, nhiều phương tiện đã chết máy giữa đường…

Một số hình ảnh mưa bão tại Hải Phòng:

 
 
 Quận Đồ Sơn ngập trong biển nước - Ảnh CTV
Quận Đồ Sơn ngập trong biển nước - Ảnh CTV
Đường Bến Bính ngập nước, các phương tiện lưu thông chết máy - Ảnh CTV
Đường Bến Bính ngập nước, các phương tiện lưu thông chết máy - Ảnh CTV
Ngập tại đường Cầu Đất (Ngô Quyền, Hải Phòng) - Ảnh TN
Ngập tại đường Cầu Đất (Ngô Quyền, Hải Phòng) - Ảnh TNĐường Lương Khánh Thiện cũng biến thành sông - Ảnh TN
Đường Lương Khánh Thiện cũng biến thành sông - Ảnh TN
Nước ngập khiến lợn “bơi” tại một công trường - Ảnh CTV
Nước ngập khiến lợn “bơi” tại một công trường - Ảnh CTV

• 80 - 90 nghìn nóc nhà bị tốc mái, hàng nghìn cột điện bị đổ

Đang dầm mình trong “rốn bão” và chỉ đạo ứng phó bão số 10 tại huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh), ông Nguyễn Xuân Cường - Bộ trưởng Bộ NNPTNT, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai vẫn dành cho PV Báo Lao Động cuộc trao đổi ngắn gọn.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, cơn bão số 10 rất “đặc biệt”: Cường độ rất lớn từ cấp 10-11, giật cấp 13-14, đổ bộ thẳng vào đèo Ngang, ảnh hưởng lớn nhất là tỉnh Hà Tĩnh.

Cơn bão số 10 kéo dài 6 giờ từ 9h sáng nay, đến thời điểm này vẫn chưa dứt. Mặc dù cơn bão hoành hành dữ dội và trên diện rộng như vậy nhưng con số thiệt hại về người rất thấp - 3 người thiệt mạng, gồm: 1 người ở Hà Tĩnh, 1 người ở Quảng Bình và 1 người ở Huế; 6 người bị thương ở Quảng Bình. Tuy nhiên, số lượng nhà bị thiệt hại rất lớn, hiện có 80 - 90 nghìn nhà bị tốc mái, hàng nghìn cột điện bị đổ.

“Rất may 155 nghìn ha lúa hè thu đã thu hoạch được 85% không bị ảnh hưởng. Các tỉnh cũng tổ chức di dời được cho 18 nghìn tàu thuyền an toàn nên không có người bị thương vong trên biển; tổ chức di dời cho 30 nghìn hộ; 155 khẩu được sơ tán đến nơi an toàn nên không bị thiệt hại về người” - Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết.

Đến thời điểm này, do triều cường cao, nên tại 3 địa phương, nhiều đoạn đê biển bị sạt trượt, nước biển tràn vào. Tại Hà Tĩnh có khoảng 29 thôn khu vực dân cư ven biển bị nước ngập khoảng 60 - 70cm, nhưng không ảnh hưởng đến tính mạng người dân.

• Quảng Bình: 7 người thương vong, 1.500 nhà bị ngập

Theo báo cáo nhanh của Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, ngày 15.9, Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng, Hải quân vùng 3 đã phối hợp với Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) các tỉnh Đà Nẵng Quảng Ngãi, Bình Định triển khai lực lượng, phương tiện tiếp cận, lai dắt 1 tàu với 8 lao động về nơi an toàn và cứu vớt đưa 12 người trên 3 tàu bị chìm, gồm: QNg 98687TS: 2 người, QNg 94628TS: 7 người và QNg 44011TS: 3 người. 

Công tác khắc phục hậu quả tại Quảng Bình đang được triển khai khẩn trương. Ảnh: Lê Phi Long
Công tác khắc phục hậu quả tại Quảng Bình đang được triển khai khẩn trương. Ảnh: Lê Phi Long

Chiều 15.9, Ban Chủ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Bình cho biết, bão số 10 đã gây hậu quả nặng nề tại tỉnh Quảng Bình. Tại Quảng Bình, đã có 1 người chết là ông Nguyễn Văn Hoa (50 tuổi, ở thôn Minh Tiến, Quảng Minh, thị xã Ba Đồn). Ông Hoa gặp nạn vài sáng ngày 15.9 trong lúc chằng chống nhà cửa).

Toàn tỉnh có 6 người bị thương (trong đó huyện Tuyên Hoá có 2 người và huyện Bố trạch có 4 người); có 13 nhà bị sập hoàn toàn; 49.155 nhà bị tốc mái; 1.500 nhà bị ngập; ước tính thiệt hại sơ bộ đến chiều ngày 15.9 tại Quảng Bình là khoảng 1.743.915 tỉ đồng.

Tuyến Quốc lộ 1A qua địa bàn TP.Đồng Hới đang bị tắc do cổng chào bị sập, nằm chắn ngang đường, công tác khắc phục đang được triển khai khẩn trương. Ảnh: Lê Phi Long
Tuyến Quốc lộ 1A qua địa bàn TP.Đồng Hới đang bị tắc do cổng chào bị sập, nằm chắn ngang đường, công tác khắc phục đang được triển khai khẩn trương. Ảnh: Lê Phi Long

Hiện tại tuyến đường sắt qua địa bàn tỉnh Quảng Bình đã ngừng hoạt động, Quốc lộ 1A đang bị tắc ngay tại trung tâm TP.Đồng Hới, quốc lộ 15 ngập 0.5 m tại ngầm Bùng (xã Hưng Trạch, huyện Bố Trạch), ngầm Ki Định, bản Hà Noon xã Dân Hoá và ngầm Cabi xã Đồng Hoá bị ngập từ 0.6-1 m, chiều dài ngập 30m.

• Thừa Thiên-Huế: 608 ngôi nhà bị hưng hỏng do bão số 10

Tại tỉnh Thừa Thiên-Huế, hiện tại mưa gió đã giảm. Theo thống kê, toàn tỉnh có 608 ngôi nhà bị hư hỏng do gió bão. Chính quyền đã huy động các lực lượng tham gia giúp dân sửa lại nhà cửa. UBND tỉnh đã đi thăm hỏi, động viên các gia đình, nạn nhân bị thương, thiệt hại về tài sản.

Tại huyện miền núi Nam Đông, đất đá ở đường cao tốc La Sơn - Túy Loan sạt lở rơi xuống ảnh hưởng đến 12 hộ dân tại khu vực thị trấn Khe Tre.

Một nhà dân bị tốc mái tại Thừa Thiên-Huế.
Một nhà dân bị tốc mái tại Thừa Thiên-Huế. Ảnh: Đắc Thành

Ông Trịnh Đức Hùng - Chủ tịch UBND huyện Phong Điền - thông tin, tính đến thời điểm hiện tại, mưa và gió trên địa bàn huyện đã hết. 35 ngôi nhà bị hư hỏng đã được sửa chữa kịp thời cho dân vào sinh sống. Riêng trường hợp cháu bé bị mất tích trên biển, lực lượng chức năng và người nhà vẫn đang tìm kiếm. 

Những người dân này đang thu gom ngói mà bão thổi bay để sửa chữa nhà.
Những người dân này đang thu gom ngói mà bão thổi bay để sửa chữa nhà. Ảnh: Đắc Thành

• Nghệ An: Nước tràn đê, thủy điện chuẩn bị xã lũ, dân di dời khẩn cấp

Chiều 15.9, tại xã Quỳnh Long, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An, những đợt sóng to, cao khoảng 2-4m đánh vào chân đê thôn Cộng Hòa, xã Quỳnh Long, Quỳnh Lưu, Nghệ An, rồi tràn qua đê, chảy vào các nhà dân ven biển.

Nước biển dâng cao, sóng đánh mạnh (ảnh Q.H)
Nước biển dâng cao, sóng đánh mạnh (ảnh Q.H)

Người dân xã Quỳnh Long đang túc trực và cố gắng khắc phục sự cố đê, đồng thời di dân khẩn cấp ra khỏi vùng xung yếu nguy hiểm.

Tại huyện Diễn Châu, nước sông Bùng, sông Vích đã tràn vào một số nhà dân, trong lúc đó, trời vẫn mưa to, gió vẫn thổi lớn khiến mực nước ngày một dâng cao, nguy cơ vỡ đê rất lớn. Tại một số xã ven biển, nước biển dâng cao cuốn trôi nhiều nhà hàng. Hiện chưa có thống kê thiệt hại về người.

Người dân huyện Diễn Châu di tản tài sản, động vật (ảnh H.Q)
Người dân huyện Diễn Châu di tản tài sản, động vật (ảnh H.Q)

Vùng biển Cửa Lò, sóng biển dữ dội, những cơn sóng cao tới gần 10m. Sóng biển đánh tan nhiều quán xá ven bờ, người và tài sản của khu vực lân cận bờ biển đều phải sơ tán đến nơi an toàn.

Tại huyện Hưng Nguyên, mưa to, gió giật mạnh khiến nước sông Lam dâng cao, sự an toàn của nhiều hộ dân sinh sống ngoài đê bị đe dọa. Địa phương dọc tuyến đê Tả Lam đã di dời các hộ dân ra khỏi vùng ngập lụt.

Theo thông báo mới nhất từ Văn phòng thường trực Ban chỉ huy PCTT- TKCN Nghệ An, hiện đã có thông báo về việc vận hành hồ xả lũ hồ chứa thủy điện Khe Bố. Theo đó, thời gian xả lũ được bắt đầu vào 0h30 phút ngày 16.9. Lưu lượng xả từ 1.500m3/s đến 4.200m3/s (bao gồm lưu lượng xả qua đập tràn và lưu lượng phát điện qua tổ máy).

Nước cuốn trôi nhiều ngôi nhà hàng ven biển (ảnh H.Q)
Nước cuốn trôi nhiều ngôi nhà hàng ven biển (ảnh H.Q)

• Hà Tĩnh: 80% nhà ở thị xã Kỳ Anh tốc mái

Theo ghi nhận của phóng viên, thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) hiện đang mất điện, cây cối đổ ngổn ngang, giao thông tê liệt.

Ông Dương Tất Thắng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh - cho biết: Đến 13h ngày 15.9, 80% diện tích nuôi trồng thủy sản của tỉnh bị mất trắng. Trong đó thiệt hại nặng nhất là thị xã Kỳ Anh, 100% diện tích nuôi trồng thủy sản bị xóa sổ. 80% nhà dân ở thị xã nhà bị tốc mái.

• Thanh Hóa: Ngư dân Sầm Sơn vật vã chống chọi với sóng lớn

Đầu giờ chiều 15.9, mặc dù bão số 10 vào Thanh Hoá với cường độ không lớn. Tuy nhiên, sóng lớn cộng với sự thay đổi môi trường bờ biển khiến ngư dân không khỏi bất ngờ, vật lộn với những con sóng dữ để giữ thuyền và tài sản. 

Tại điểm có bờ chắn như khu vực du lịch FLC hay Vạn Chài (Sầm Sơn, Thanh Hóa), sóng đập vào bờ cao hơn 10m.  Ảnh: X.H
Tại điểm có bờ chắn như khu vực du lịch FLC hay Vạn Chài (Sầm Sơn, Thanh Hóa), sóng đập vào bờ cao hơn 10m. Ảnh: X.H
 
Tại khu vực các bãi tắm không có đê kè, sóng hung hãn tung thẳng lên đường Hồ Xuân Hương rồi tràn vào các nhà dân. Cả con đường Hồ Xuân Hương biến thành sông.
 
Tại bãi biển Sầm Sơn, nước biển dâng thẳng lên bờ, trực chờ lôi thuyền và tài sản ngư dân xuống biển. 
 
 Ngư dân khá bất ngờ vì bão không lớn nhưng sóng đã lên cao, đánh mạnh vào bờ khiến thuyền dù đã neo đậu trên đường cũng có nguy cơ bị trôi ra biển. 
 
 Cả con đường Hồ Xuân Hương như một bãi chiến trường do sóng đánh tung rác và vật liệu xây dựng của Tập đoàn FLC đang thi công kè biển. 
 
 Ông Phạm Văn Tuấn - Phó Chủ tịch UBND TP. Sầm Sơn - có mặt tại hiện trường chỉ đạo các lực lượng dọn rác, vật liệu tràn lên đường và di dời dân ven phía tây đường Hồ Xuân Hương đến nơi an toàn. Theo ông Tuấn, những ngày qua, TP đã rất chủ động các phương án ứng phó với bão số 10.
 
 Công nhân Cty môi trường đô thị Sầm Sơn tích cực dọn rác do sóng đánh dạt lên đường. 
Clip cảnh sóng Sầm Sơn đánh vào bờ tan hoang:

• Quảng Trị: Lượng mưa giảm, gió vẫn giật mạnh

Ghi nhận của phóng viên tại hiện trường, đến 12h30, tại huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) mưa đã ngớt, nhưng gió vẫn giật mạnh. Thông tin ban đầu, huyện Vĩnh Linh là nơi bị ảnh hưởng nặng nhất do bão số 10. Rất nhiều cây xanh dọc các tuyến đường bị gãy đỗ.

Mái nhà bị hất tung, hư hại ở thị trấn Cửa Tùng (Quảng Trị). Ảnh: Hưng Thơ.
Mái nhà bị hất tung, hư hại ở thị trấn Cửa Tùng (Quảng Trị). Ảnh: Hưng Thơ.
Hàng trăm hécta cây caosu bị gãy đổ ở huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị). Ảnh: Hưng Thơ
Hàng trăm hécta cây caosu bị gãy đổ ở huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị). Ảnh: Hưng Thơ
Ở huyện miền núi Hướng Hóa, Đak Rông (Quảng Trị) nhiều đoạn đường bị nước lũ chia cắt, nhiều bản làng bị cô lập. Ảnh: Hưng Thơ
Ở huyện miền núi Hướng Hóa, Đak Rông (Quảng Trị) nhiều đoạn đường bị nước lũ chia cắt, nhiều bản làng bị cô lập. Ảnh: Hưng Thơ

• Hà Tĩnh: Tháp truyền hình tại thị xã Kỳ Anh đổ gục, vùng nuôi trồng thủy sản bị xóa sổ

11h trưa, ông Phan Duy Vĩnh - Phó Chủ tịch UBND thị xã Kỳ Anh - xác nhận, bão số 10 đã xóa sổ toàn bộ vùng nuôi trồng thủy sản của bà con địa phương. 

 Cận cảnh cột truyền hình hơn 100 m ở thị xã Kỳ Anh bị gãy gục. Ảnh: Quang Đại
Cận cảnh cột truyền hình hơn 100 m ở thị xã Kỳ Anh bị gãy gục. Ảnh: Quang Đại

Ghi nhận của phóng viên tại hiện trường, tháp truyền hình cao hơn 100m tại thị xã này đã đổ gục, người dân không dám ra đường vì lo gió cuốn. Toàn bộ hệ thống giao thông đô thị bị ách tắc. 

“Chưa bao giờ, thấy thiên tai ghê gớm như lúc này”, ông Phan Duy Vĩnh nói. 

Hiện chưa có thiệt hại về người.

Gió bão tại Hà Tĩnh. Clip: Trần Tuấn.

Quảng Trị: Hàng trăm ha caosu và nhà dân bị thiệt hại 

Đến 10h sáng 15.9, tại Quảng Trị mưa nặng hạt, gió giật mạnh, các huyện Vĩnh Linh, Đak Rông đã bị thiệt hại...

Theo ông Trần Hữu Hùng - Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Linh, vùng phía Đông của huyện Vĩnh Linh như Cửa Tùng, Vĩnh Thạch, Vĩnh Thái, Vĩnh Kim tàu thuyền và người không bị ảnh hưởng gì. Nhưng caosu bị gãy đổ hàng trăm ha, hơn 100 nhà dân bị tốc mái. Ở Vĩnh Thủy, Vĩnh Chấp, Thị trấn Bến Quan, Vĩnh Long cây cối bị gãy đổ rất nhiều. "Mới ảnh hưởng sơ sơ mà đã thiệt hại như thế này rồi, bão vào thì không biết mức độ ra sao" - ông Trần Hữu Hùng nói.

Người dân vào trú bão ở Đồn Biên phòng Cửa Việt. Ảnh: Hưng Thơ.
Người dân vào trú bão ở Đồn Biên phòng Cửa Việt. Ảnh: Hưng Thơ.

Tại huyện miền núi Đak Rông, mực nước sông Đak Rông đang dâng cao, gần 30 nhà dân bị tốc mái, 4 xã Ba Lòng, Hải Phúc, Ba Nang, A Vao bị nước lũ chia cắt, cô lập hoàn toàn. Huyện đã đưa 400 hộ dân sống gần khe suối đến nơi an toàn. Theo lãnh đạo huyện miền núi Hướng Hoá, hiện trên địa bàn trời mưa rất to, có hơn 200 hộ dân ở thị trấn Lao Bảo được di dời đến nơi an toàn.

Lãnh đạo tỉnh Quảng Trị kiểm tra công tác phòng chống bão.

Tại huyện Gio Linh, ông Trương Chí Trung - Chủ tịch huyện - cho biết, đã đi kiểm tra ở địa bàn, thiệt hại chủ yếu là cây gãy đổ, những nhà không kiên cố, cấp 4 bị tốc mái. "Do mưa to, gió đang lớn nên chúng tôi chưa có thống kê cụ thể" - ông Trung cho hay. 

Cây caosu bị gãy đổ ở huyện Vĩnh Linh. Ảnh: TT.
Cây caosu bị gãy đổ ở huyện Vĩnh Linh. Ảnh: TT.

• Đà Nẵng: Toàn bộ học sinh, sinh viên nghỉ học

Sáng nay 15.9, Sở GD&ĐT Đà Nẵng vừa ra thông báo khẩn về việc cho học sinh, sinh viên trên địa bàn thành phố nghỉ học, phòng tránh bão số 10. Tất cả được nghỉ học chiều hôm nay, nhất là đối tượng các học sinh học khối buổi chiều ở các trường học 1 buổi/ngày. Đối với các trường bán trú, phụ huynh đón học sinh sau buổi học sáng.

Thông báo cũng cho biết, những trường có buổi học vào ngày thứ 7(16.9) thì đi học lại bình thường. Trong trường hợp tình hình bão diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến Đà Nẵng, Sở GD&ĐT sẽ có thông báo khẩn cấp tiếp theo. 

• Thanh Hóa: Du khách Sầm Sơn háo hức chụp ảnh, ngư dân đưa thuyền… lên phố

Du khách vui chơi, chụp ảnh trước sóng lớn Sầm Sơn. Thực hiện: X.H

9h30 sáng 15.9, trên địa bàn Thanh Hoá gió bắt đầu thổi mạnh. Biển động kết hợp triều cường khiến sóng dân cao, đập mạnh vào bờ, tràn lên đường.

Ở khu vực bãi tắm Sầm Sơn A, B,C, sóng cao tràn lên các kios của Tập đoàn FLC, có đoạn sóng tràn lên đường Hồ Xuân Hương, kéo theo rác ngập đường. Khu vực có bờ kè, sóng đập cao hàng chục mét. Tuy nhiên, hàng chục người vẫn hớn hở đứng chụp ảnh.

 

 

 
 

Trước đó, trong các ngày 13-14.9, ngư dân Sầm Sơn đã kéo thuyền lên đường Hồ Xuân Hương và neo vào... cột đèn.  

 

 

 

 

 
 Hàng trăm chiếc thuyền đã được ngư dân ... đưa lên phố. Ảnh: X.H

Clip ngư dân Sầm Sơn nỗ lực đưa những con thuyền cuối cùng lên phố:

• Thừa Thiên - Huế: 700m đê kè bị sạt lở

Ông Nguyễn Thanh Minh - Phó Chủ tịch UBND TX. Hương Thủy - cho biết, hiện địa phương này vẫn đang thống kê số lượng nhà bị tốc mái vì tố lốc, đồng thời huy động lực lượng để giúp dân chằng chống nhà cửa...

Theo BCH PCTT-TKCN tỉnh Thừa Thiên - Huế, trên địa bàn tỉnh có 260 nhà dân bị hư hỏng do gió bão. 63ha nuôi trồng thủy sản bị ngập do triều cường. 700m đê kè bị sạt lở do sóng biển... Tính đến 7h sáng 15.9, tỉnh đã di dời 410hộ/1424 nhân khẩu ra khỏi vùng xung yếu.

Bộ đội giúp dân di dời tài sản và giằng chống nhà cửa chuẩn bị đón bão ở Thừa Thiên-Huế. Ảnh: Đắc Thành.
Bộ đội giúp dân di dời tài sản và giằng chống nhà cửa chuẩn bị đón bão ở Thừa Thiên-Huế. Ảnh: Đắc Thành.
Công an, và cả cả người nước ngoài cũng giúp người dân đối phó với bão số 10. Ảnh: Đắc Thành.
Người nước ngoài cũng giúp dân đối phó với bão số 10. Ảnh: Đắc Thành.

Ngoài việc sơ tán dân tại vùng nguy hiểm, khoảng 26.977 nhân khẩu/106.104 hộ thì hơn 100 tấn gạo, 100 tấn mì tôm, 100.000 lít xăng, 100.000 lít dầu diezel và 30.000 lít dầu hỏa cũng đã được dự trữ để đối phó với mưa bão. Hiện 100% tàu thuyền hoạt động trên biển của Thừa Thiên-Huế đã vào bờ tránh trú bão. 

• Hà Tĩnh: Cây cối, cột điện đổ gãy hàng loạt

Lúc 9h30, tại khu vực thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh), mưa to, gió lớn khiến cây cối, cột điện đổ gãy hàng loạt. Hàng loạt biển quảng cáo, mái tôn của nhà dân bị gió bão thổi bay.

Cột điện và cây lớn đổ gãy. Ảnh chụp tại xã Kỳ Trinh, thị Xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh.
Cột điện và cây lớn đổ gãy. Ảnh chụp tại xã Kỳ Trinh, thị Xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh.

• Quảng Trị: Huyện đảo Cồn Cỏ mưa gió giật cấp 13

Tại huyện Vĩnh Linh, trời mưa rất to. Một số nhà dân bị tốc mái, nhiều cây sao su bị gãy đổ tại xã Vĩnh Thạch, Vĩnh Kim. Tại huyện miền núi Hướng Hóa, Đakrông mưa rất to, trên 300mm, nhiều tuyến đường liên xã, thôn bị nước lũ dâng cao, chia cắt. 

Ông Nguyễn Đức Chính - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị - yêu cầu lãnh đạo huyện miền núi khẩn trương di dời dân sống ở vùng thấp gần khe suối để tránh lũ ống, lũ quét; đồng thời cấm tất cả các phương tiện qua sông suối, nhất là khu vực sông Sê Pôn (biên giới với nước bạn Lào).

Ông Nguyễn Đức Chính - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị - thăm hỏi người dân sơ tán trong bão số 10.
Ông Nguyễn Đức Chính - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị - thăm hỏi người dân sơ tán trong bão số 10.
Ông Hà Sỹ Đồng - Phó Chủ tịch UBND Quảng Trị - kiểm tra tàu neo đậu không đúng quy định ở Cửa Việt.
Ông Hà Sỹ Đồng - Phó Chủ tịch UBND Quảng Trị - kiểm tra tàu neo đậu không đúng quy định ở Cửa Việt.

• Nghệ An: Nước biển và nước sông đã tràn qua đê

Đến 9h30, nước biển dâng cao phối hợp với triều cường, một số xã ở huyện Diễn Châu nước biển và nước sông đã tràn qua đê.

 
 

Một số hộ dân ở xã Diễn Vạn, huyện Diễn Châu đang dọn đồ đạc chạy bão, lụt. Riêng bờ đê xã Diễn Kim kéo dài tới huyện Quỳnh Lưu có nguy cơ bị vỡ khiến hàng nghìn hộ dân bất an.

• Quảng Bình: Cắt điện toàn tỉnh

9h15 ngày 15.9 trao đổi với PV báo Lao Động, ông Thái Hồng Quân - GĐ Công ty Điện lực Quảng Bình - cho biết, đã cắt điện 100% nhà dân để đảm bảo an toàn.

“Hiện tại đang cấp điện cho một số nhà máy và đơn vị trọng điểm, nhưng cũng sẽ cắt điện trong khoảng thời gian ngắn nữa để đảm bảo an toàn khu bão chính thức đổ bộ” – ông Quân khẳng định.

Tại TP.Đồng Hới, cây xanh gãy đổ rất nhiều, nhiều trường hợp đè lên phương tiện ô tô.

Cây xanh bị bật gốc và gãy đổ trên khắp tuyến phố. Ảnh: Lê Phi Long
Cây xanh bị bật gốc và gãy đổ trên khắp tuyến phố. Ảnh: Lê Phi Long

Đặc biệt, cổng chào TP.Đồng Hới trên tuyến đường Lý Thường Kiệt đã bị gió lớn đánh sập, rất may không có thương vong về người. Cổng chào bị gió đánh sập nằm chắn ngang đường giao thông qua đường Lý Thường Kiệt - đồng thời cũng là tuyến Quốc lộ 1A - hiện đang bị ách tắc cục bộ. Lực lượng chức năng đã có mặt tại hiện trường để xử lý hậu quả.

Quốc lộ 1A đoạn qua TP.Đồng Hới tạm thời bị ách tắc do cổng chào Thành phố bị gãy đổ nằm chắn ngang đường. Ảnh: Lê Phi Long
Quốc lộ 1A đoạn qua TP.Đồng Hới tạm thời ách tắc do cổng chào thành phố bị gãy đổ, nằm chắn ngang đường. Ảnh: Lê Phi Long

Trên các tuyến phố, nhiều bảng hiệu, mái tôn bay tung tóe khắp đường phố, người dân đang “cố thủ” trong nhà, không ai dám ra đường.

• Thừa Thiên-Huế: Tan hoang khi bão chưa vào 

Sáng 15.9, ông Phùng Hữu Trọng - Chủ tịch UBND phường Thủy Dương, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, trận gió lốc xảy ra hồi tối 14.9 đã làm hư hại hơn 100 nhà dân, cây xanh bị gãy đổ, rất may không có ai bị thương. Hiện tại, phường đang thống kê lại thiệt hại và khắc phục, sửa chữa cho người dân.

Dưới đây là một số hình ảnh nhà dân bị hư hỏng do gió bão.

Nhà bà Lê Thị Nước, tổ 11, phường Thủy Dương bị tốc mái trong đêm. Ảnh: NĐT
Nhà bà Lê Thị Nước, tổ 11, phường Thủy Dương bị tốc mái trong đêm. Ảnh: NĐT
Những căn nhà không còn mái, tường bờ rào bị gió quật đổ nghiêng ngả. Ảnh: NĐT
Những căn nhà không còn mái, tường bờ rào bị gió quật đổ nghiêng ngả. Ảnh: NĐT
Những bà già thẫn thờ bên căn nhà bị tốc mái, hư hỏng nghiêm trọng. Ảnh: NĐT
Những bà già thẫn thờ bên căn nhà bị tốc mái, hư hỏng nghiêm trọng. Ảnh: NĐT
Ông Lê Viết Bờ, tổ 11, phường Thủy Dương lượm nhặt những tấm tôn còn lại để sửa căn nhà của mình. Ảnh: NĐT
Ông Lê Viết Bờ, tổ 11, phường Thủy Dương lượm nhặt những tấm tôn còn lại để sửa căn nhà của mình. Ảnh: NĐT

• Nghệ An: Nước biển dâng cao bất thường

Vào khoảng 8h sáng 15.9, anh Lê Tuấn Anh chủ nhà hàng biển thuộc xã Diễn Kim, huyện Diễn Châu, Nghệ An cho biết: “Nước đang lên rất cao, mặc dù gió đang nhẹ và mưa nhỏ. Chuỗi nhà hàng của tôi nằm giáp biển, rất sợ nước biển cuốn trôi”.

Hiện nước biển ở huyện Diễn Châu đã dâng lên mép bờ đê phòng hộ, có nguy cơ sẽ dâng cao và vượt đê. Các sông như sông Vích, Sông Bùng nước cũng đang lên rất nhanh.

Đến 8h sáng nay, bão số 10 đang cách bờ biển Hà Tĩnh, Nghệ An khoảng 100km. Hiện tàu thuyền và người dân ở các địa phương này đã được đưa đến nơi an toàn. 

Nước biển ở khu vực huyện Diễn Châu, Nghệ An đang dâng cao bất thường. Ảnh: T.ANước biển ở khu vực huyện Diễn Châu, Nghệ An đang dâng cao bất thường. Ảnh: T.A
Nước biển ở khu vực huyện Diễn Châu, Nghệ An đang dâng cao bất thường. Ảnh: T.A

• Quảng Trị: Đã di dời hơn 20.000 dân đến nơi an toàn

Sáng 15.9, tại Quảng Trị trời mưa to, đặc biệt, tại các vùng biển như Cửa Việt, Cửa Tùng có gió giật mạnh.Theo báo cáo nhanh của UBND tỉnh Quảng Trị, trong đêm 14.9 rạng sáng 15.9, trên địa bàn tỉnh có mưa to và rất to, lượng mưa từ 100-200mm. Hiện chưa có thiệt hại về người.

Hiện ở Cửa Việt có hai tàu vận tải 3.000 tấn đang cập ở cảng Cửa Việt. Theo quy định của Luật Hàng hải, không được neo đậu vào thời điểm này, nhưng vì tình thế cấp bách, nên các đơn vị liên quan đang tìm cách tháo gỡ. 

• Quảng Bình: Mất điện trên diện rộng, nhiều cây xanh gãy đổ

Từ rạng sáng 15.9, mưa lớn và gió kéo dài, nhiều địa phương tại TP. Đồng Hới và trong tỉnh Quảng Bình đã mất điện.

Hiện tại, người dân TP.Đồng Hới đã “cố thủ” trong nhà, không dám ra ngoài đường vì sợ nguy hiểm. Trên đường phố, nhiều cây xanh gãy đổ, nhiều bảng hiệu, mái tôn bay khắp nơi, có trường hợp cây xanh gãy đổ đè lên ôtô.

Một số thiệt hại ban đầu đã xảy ra. Một số hình ảnh PV báo Lao Động ghi nhận tại TP. Đồng Hới vào sáng nay (15.9):

Cây xanh trên đường Lý Thường Kiệt (TP.Đồng Hới) gãy đổ. Ảnh: Lê Phi Long
Cây xanh trên đường Lý Thường Kiệt (TP.Đồng Hới) gãy đổ. Ảnh: Lê Phi Long
Cây xanh gãy đổ đè lên ô tô. Ảnh: Lê Phi Long
Cây xanh gãy đổ đè lên ôtô. Ảnh: Lê Phi Long
Mái tôn bay khắp đường phố Đồng Hới. Ảnh: Lê Phi Long
Mái tôn bay khắp đường phố Đồng Hới. Ảnh: Lê Phi Long

Nhắn tin theo cú pháp "BL" gửi 1407 (20.000 đồng/tin nhắn) từ ngày 15.8 - 13.10 để ủng hộ đồng bào chịu thiệt hại do bão lũ.

Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: Quỹ Xã hội từ thiện Tấm lòng vàng Lao Động, số 6 Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Điện thoại: 024.39233708.

Hoặc chuyển khoản về Quỹ Xã hội từ thiện Tấm lòng vàng Lao Động, STK: 113000000758 tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội;

Ủng hộ miễn phí qua tài khoản trực tuyến tại VietinBank, STK: 129000015204; ủng hộ miễn phí tại Vietcombank - chi nhánh Hà Nội, STK: 0021000303088.

Ủng hộ miễn phí tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Hoàn Kiếm, STK: 1240001122556. Ủng hộ miễn phí tại Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam (PVcomBank) - chi nhánh Hà Nội, STK: 104000143263.

Nhóm PV
TIN LIÊN QUAN

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.