Tư vấn thổi phồng công dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe

LỆ HÀ |

Các vi phạm quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe đang rất phổ biến trên mạng xã hội và các website có máy chủ đặt tại nước ngoài. Cơ quan chức năng thậm chí không xác định được chủ thể quảng cáo, không có cơ sở để xử lý hoặc không xử lý được.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe hại… sức khỏe

5 trường hợp tử vong và hơn 110 người nhập viện nghi liên quan đến sản phẩm bổ sung men gạo đỏ có tên “beni-koji choleste help” của Công ty Dược phẩm Kobayashi ở Nhật Bản.

Tại Việt Nam, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết: đơn vị chưa cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm hay Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm cho 4 sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe của Công ty Dược phẩm Kobayashi, gồm Beni-koji choleste-help; Naishi-help plus cholesterol; Natto-kinase sarasara-tsubu gold và Kobayashi Naishi Help 30

Cục An toàn thực phẩm cảnh báo và đề nghị người tiêu dùng không mua, không sử dụng sản phẩm có các thông tin như nêu trên. Trường hợp phát hiện các sản phẩm này lưu hành trên thị trường, đề nghị thông báo cho cơ quan chức năng để xử lý theo quy định của pháp luật.

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) liên tục phát hiện, xử phạm các sai phạm trong việc quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe nhưng chưa thể ngăn chặn triệt để. Ảnh: Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế)
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) liên tục phát hiện, xử phạm các sai phạm trong việc quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe nhưng chưa thể ngăn chặn triệt để. Ảnh: Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế)

Tìm mọi cách ngăn chặn

TS Trần Việt Nga, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết: Hiện nay, việc quảng cáo, bán thực phẩm bảo vệ sức khỏe qua hình thức online, gọi điện thoại cho người tiêu dùng rất phổ biến. Tuy nhiên một số tổ chức, cá nhân lợi dụng hình thức bán hàng này để tư vấn thổi phồng công dụng sản phẩm sai quy định của pháp luật.

Nhiều trường hợp sản phẩm không có địa chỉ công ty, không có nơi bán hàng cố định..., do vậy không rõ nguồn gốc sản phẩm để có thể truy cứu trách nhiệm khi sản phẩm không đúng như quảng cáo.

Ngoài ra, tình trạng giả mạo giáo sư, bác sĩ, lãnh đạo bệnh viện có uy tín, thậm chí giả mạo cả thầy lang và người bệnh để giới thiệu, quảng cáo bán thực phẩm bảo vệ sức khỏe xuất hiện chủ yếu trên mạng xã hội. Đây không chỉ là vi phạm về an toàn thực phẩm, mà xa hơn còn là hành vi giả mạo, lừa đảo người tiêu dùng.

“Nhiều người tiêu dùng đã chi khoản tiền rất lớn để mua thực phẩm bảo vệ sức khỏe, có người ngoài khả năng chi trả phải vay mượn. Bên cạnh thiệt hại về kinh tế, thì thiệt hại về sức khỏe và tính mạng là vô cùng nguy hiểm”, TS Trần Việt Nga nói.

Với các mối nguy hại nêu trên, theo bà Trần Việt Nga, Cục An toàn thực phẩm đã chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan như Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao, Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông để ngăn chặn tình trạng giả mạo này.

Bên cạnh đó, Bộ Y tế tổ chức các cuộc hội thảo trực tuyến, có các buổi làm việc giữa Cục An toàn thực phẩm và các Cục nghiệp vụ của Bộ Công an để có biện pháp ngăn chặn quảng cáo giả mạo, cũng như cung cấp những nguồn tin có giá trị cho cơ quan công an để điều tra, xử lý.

Ngoài ra, Cục An toàn thực phẩm còn phối hợp chặt chẽ với Cục Thương mại điện tử, Bộ Công Thương để kiểm soát các website thương mại điện tử và yêu cầu gỡ bỏ các website vi phạm.

Bộ Y tế cảnh báo, người dân cần lưu ý trước khi mua và sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Trong trường hợp có bệnh, người dân cần tới cơ sở y tế để khám và được điều trị kịp thời; Tra cứu thông tin liên quan đến công bố và quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe qua địa chỉ https://congkhaiyte.moh.gov.vn/ và https://nghidinh15.vfa.gov.vn/ trước khi quyết định chọn mua sản phẩm; Mua sản phẩm phải có hóa đơn/đơn hàng của người bán để làm bằng chứng cho việc mua bán hàng hóa giữa hai bên.

Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người tiêu dùng cảnh giác với các hành vi sau:

Quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe có sử dụng hình ảnh, thiết bị, trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế, thư cảm ơn của người bệnh, bài viết của bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế; Gọi điện thoại tự xưng là bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế tư vấn, “bắt bệnh” và giới thiệu để bán thực phẩm bảo vệ sức khỏe; Gọi điện thoại tự xưng là bệnh nhân đã khỏi bệnh sau khi sử dụng sản phẩm để giới thiệu và bán thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

LỆ HÀ
TIN LIÊN QUAN

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe có nguy cơ làm tổn thương thận nguy hiểm thế nào

hà lê |

Đã có 2 người tử vong, 100 người nhập viện sau khi dùng sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe có nguy cơ làm tổn thương thận của Công ty Dược phẩm Kobayashi.

Bẫy thực phẩm bảo vệ sức khỏe rình rập người tiêu dùng

Lệ Hà |

Thị trường thực phẩm bảo vệ sức khoẻ khá đa dạng, bên cạnh những sản phẩm tốt cũng xuất hiện tình trạng doanh nghiệp quảng cáo thổi phồng công dụng của sản phẩm, gây ngộ nhận cho người tiêu dùng. Các cơ sở y tế đã tiếp nhận nhiều trường hợp ngộ độc nghiêm trọng do sử dụng các loại thực phẩm bảo vệ sức khoẻ chứa chất cấm, chất nguy hiểm.

Bộ Y tế cảnh báo nhiều thực phẩm bảo vệ sức khỏe vi phạm quảng cáo

Hà Lê |

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cảnh báo hàng loạt thực phẩm bảo vệ sức khỏe vi phạm quảng cáo.

Lãnh đạo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trao hỗ trợ cho công nhân bị thương do cháy khí mê-tan

Hà Anh - Tô Thế |

Trưa 3.4, đoàn công tác của Tổng LĐLĐVN do Phó Chủ tịch Phan Văn Anh làm trưởng đoàn đã tới động viên, thăm hỏi, trao hỗ trợ cho các công nhân Công ty Than Thống Nhất, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh bị thương do sự cố cháy khí mê-tan khi đang làm việc dưới hầm lò vào rạng sáng 3.4.

Thiếu tướng công an nói về ma túy gắn định vị trôi dạt vào bờ biển Việt Nam

Việt Dũng |

Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Quang, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy có những chia sẻ về các gói cocain trôi dạt vào bờ biển Việt Nam có gắn định vị và cho hay đây là "thủ đoạn mới".

Lấp ruộng, bạt đồi làm tuyến đường trăm tỉ tại Tuyên Quang

Nguyễn Tùng |

Sau hơn 2 năm bạt đồi, lấp ruộng thi công tuyến đường từ Quốc lộ 2D kết nối với cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ dài gần 9 km, tổng mức đầu tư 487 tỉ đồng đang dần hình thành.

Tài xế xe taxi kể lại giây phút chạm trán đối tượng trốn trại giam, cướp xe bỏ chạy

DU HÙNG |

Thanh Hóa - Trong quá trình trốn khỏi trại giam, đối tượng đã thuê xe taxi, sau đó cướp luôn xe để tiếp tục bỏ trốn. Sau khi xảy ra vụ việc, tài xế taxi vẫn chưa khỏi bàng hoàng, vì sự việc diễn ra khá nhanh.

Thủ phạm hack kênh Quang Linh Vlog và Độ Mixi để quảng cáo?

Anh Vũ |

Một trong những điều đáng chú ý nhất trong vụ hack hai kênh Youtube nổi tiếng Độ Mixi và Quang Linh Vlog là cả hai đều bị đổi tên thành Ripple, một công ty blockchain ở Mỹ.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe có nguy cơ làm tổn thương thận nguy hiểm thế nào

hà lê |

Đã có 2 người tử vong, 100 người nhập viện sau khi dùng sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe có nguy cơ làm tổn thương thận của Công ty Dược phẩm Kobayashi.

Bẫy thực phẩm bảo vệ sức khỏe rình rập người tiêu dùng

Lệ Hà |

Thị trường thực phẩm bảo vệ sức khoẻ khá đa dạng, bên cạnh những sản phẩm tốt cũng xuất hiện tình trạng doanh nghiệp quảng cáo thổi phồng công dụng của sản phẩm, gây ngộ nhận cho người tiêu dùng. Các cơ sở y tế đã tiếp nhận nhiều trường hợp ngộ độc nghiêm trọng do sử dụng các loại thực phẩm bảo vệ sức khoẻ chứa chất cấm, chất nguy hiểm.

Bộ Y tế cảnh báo nhiều thực phẩm bảo vệ sức khỏe vi phạm quảng cáo

Hà Lê |

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cảnh báo hàng loạt thực phẩm bảo vệ sức khỏe vi phạm quảng cáo.