Trường Sơn ngày trở lại - những ký ức hóa bất tử

PHI LONG - ĐỨC TUẤN |

Quảng Bình - Sau nhiều năm trời mới có dịp trở lại Trường Sơn, di chuyển trên đường 20 Quyết Thắng đến Cà Roòng (xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch), nhiều cựu chiến binh đã không khỏi xúc động bởi những ký ức lại ùa về mới như ngày hôm qua.

Trường Sơn ngày trở lại

Có dịp trở lại thăm Trường Sơn, khu vực trọng điểm Cà Roòng – ATP nhân dịp khánh thành Đền tưởng niệm liệt sĩ Trường Sơn tại Quảng Bình, nhiều cựu binh từng tham gia chiến đấu, mở đường tại đây bồi hồi cảm xúc, nhiều người không cầm được nước mắt khi chứng kiến sự đổi thay của con đường mà ngày trước mình cùng đồng đội đã đổ mồ hôi, nước mắt và cả máu để tạo nên.

Sau 52 năm, cựu binh Hồ Bá Thường (SN 1943, quê Nghệ An) mới được quay trở lại Trường Sơn - nơi mà ông cùng đồng đội đã dành cả tuổi xuân để khai đường mở lối, tạo nên đường 20 Quyết Thắng lừng danh.

Đứng trên cao nhìn xuống bạt ngàn Trường Sơn, ông Thường nghẹn ngào chia sẻ, hôm nay đứng ở đây, dù nhiều thứ đã đổi thay nhưng tôi vẫn nhớ như in những năm tháng đó, nào là K0, K4, Cà Roòng, Cù mè, Cù con…

Cựu chiến binh Hồ Bá Thường xúc động trong ngày trở lại Trường Sơn. Ảnh: Đ.T
Cựu chiến binh Hồ Bá Thường xúc động trong ngày trở lại Trường Sơn. Ảnh: Đ.T

“Tôi xúc động lắm, những con đường đá gồ ghề, lát gỗ, xe phải nhấc từng bước một để đi, thỉnh thoảng đá ở trên lại rơi xuống. Chúng tôi phải rất khó khăn để thi công tuyến đường này, ăn ngủ ở trên đường. Những ngày bị địch phát hiện, chúng tôi bị đánh phá một cách khủng khiếp, bom Napan san phẳng hết, bây giờ đường sá đã rộng mở, đẹp đẽ. Đi trên con đường này, tôi xúc động vô cùng, xương máu không biết bao nhiêu đồng đội đã ngã xuống… nhưng tôi nghĩ ngày hôm nay, nếu các đồng chí có nhìn thấy sự thay đổi như bây giờ thì chắc hẳn cũng sẽ vui và tự hào về con đường 20 Quyết Thắng này”, ông Thường sụt sùi tâm sự.

Giống như ông Thường, cựu binh Lê Hồng Huân (SN 1943) cũng quay trở lại đây sau hơn 50 năm, không khỏi xúc động khi nhớ lại những ký ức ngày ấy.

“Tôi vui vẻ khi được gặp lại bạn bè, đồng đội, hàn huyên, ôn lại những kỷ niệm nhưng cũng vô cùng thương xót bởi nhiều đồng đội của chúng tôi đã hy sinh trên tuyến đường Trường Sơn anh hùng này. Cảm xúc của tôi không thể diễn tả được bằng lời khi ngày hôm nay đến dự buổi khánh thành Đền tưởng niệm, là nơi để tri ân cho đồng đội, chiến sĩ của chúng tôi đã hy sinh trên tuyến đường này, mà đặc biệt là trên trọng điểm ATP. Qua đó, chúng tôi càng ghi nhớ hơn công ơn của những người đã hy sinh một thời trai trẻ, đổ máu trên tuyến đường này để có được chiến thắng, hòa bình như ngày hôm nay” - ông Huân chia sẻ.

Những ký ức hóa bất tử

Nhân dịp trở lại Trường Sơn, các cựu chiến binh từng tham gia chiến đấu tại đây đều chung một cảm xúc, ai nấy đều bùi ngùi nhớ những ngày xưa ấy. Họ bắt tay, khoác vai nhau, hỏi thăm sức khỏe, “có nhớ ngày ấy không”, “lâu lắm rồi mới gặp nhau nhỉ”…

Những câu chuyện, ký ức về Trường Sơn, đặc biệt là đường 20, Cà Roòng – ATP lại ùa về như mới hôm qua.

Ôn lại chuyện cũ, ông Hồ Bá Thường (thuộc Binh trạm 14) cho biết, ngày ấy, Binh trạm 14 vừa đảm giao thông, vừa mở đường và vừa vận tải trên tuyến đường 20 Quyết Thắng này. Khi chúng tôi vào đây, tháng 8 năm 1965, chúng tôi được giao nhiệm vụ đặc biệt nhưng lại không biết là việc gì bởi vì đến đây thì chỉ thấy núi rừng, không có đường sá, không có gì hết. Sau đó cấp trên mới bảo là ta sẽ mở con đường thuông từ Việt Nam sang Lào để tiếp tế cho 559 và chiến trường miền Nam.

“Mất 77 ngày đêm để chúng tôi hoàn thành con đường này, người ta nói là mất 4 tháng nhưng thực chất chỉ 3 tháng, tuyến đường 20 đã được thông từ K0 đến K65 và nối với đường 128” - ông Thường cho biết.

Trong quá trình mở đường, ông Thường cùng đồng đội đã trải qua không biết bao nhiêu khó khăn, gian khổ.

“Tôi vẫn nhớ như in 2 chiến sĩ là Phong và Hộ, đồng đội của tôi khi thi công tại vách đá km35 thì đá sập xuống và đè lên. Đau lòng nhất là chúng tôi phải đặt bộc phá lên để phá tan đá, rồi đưa thi thể các chiến sĩ ra” - ông Thường đau xót kể lại.

Nhiều người không giấu nổi nước mắt khi nhớ về những ký ức hào hùng. Ảnh: Đ.T
Nhiều người không giấu nổi nước mắt khi nhớ về những ký ức hào hùng. Ảnh: Đ.T

Tại buổi khánh thành Đền tưởng niệm các liệt sĩ Trường Sơn, nhìn thấy ngôi đền khang trang, đứng sừng sững giữa núi rừng, nhiều cựu chiến binh đã không cầm được nước mắt, vừa là khóc thương, nhưng cũng là vui mừng khi giờ đây, đồng đội của mình đã có nơi để tụ họp, để mọi người tìm đến và ghi nhớ công lao to lớn của các chiến sỹ.

Được biết, từ năm 1966 đến 1972, Cà Roòng luôn là trọng điểm đánh phá suốt ngày đêm của địch, có thời kỳ pháo sáng địch thả trắng cả đêm, toàn bộ con đường và đồi núi hai bên bị cày xới không biết bao nhiêu lần. Bình quân mỗi chiến sĩ ở đây chịu đựng 1.000 quả bom các loại.

PHI LONG - ĐỨC TUẤN
TIN LIÊN QUAN

Phó Chủ tịch nước tiếp Đoàn đại biểu Hội Nữ chiến sĩ Trường Sơn

PHẠM ĐÔNG |

Ngày 25.7, tại Phủ Chủ tịch, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp Đoàn đại biểu Hội Nữ chiến sĩ Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh nhân dịp kỷ niệm 75 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27.7.1947-27.7.2022) và 63 năm Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19.5.1959 - 19.5.2022).

Khánh thành Đền tưởng niệm anh hùng liệt sĩ Trường Sơn

PHI LONG - ĐỨC TUẤN |

QUẢNG BÌNH - Ngày 24.7, UBND tỉnh Quảng Bình long trọng tổ chức Lễ khánh thành Đền tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ Trường Sơn, trọng điểm Cà Roòng – ATP  (thuộc xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch).

Xúc động chương trình Màu hoa đỏ tổ chức tại Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn

HƯNG THƠ |

Quảng Trị - Tối 23.7, tại Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn (huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị), Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam phối hợp với Tỉnh ủy Quảng Trị tổ chức Chương trình nghệ thuật Màu hoa đỏ lần thứ 15, năm 2022.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Xe khách đâm nhau trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi, 27 người thương vong

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Một vụ tai nạn giao thông (TNGT) xảy ra trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi giữa 2 xe khách khiến 1 người chết, 26 người bị thương.

Những cách bài trí không gian sống đón Tết thú vị của sao Việt

DI PY, ẢNH: Nghệ sĩ cung cấp. |

Nhiều sao Việt như Ngọc Diễm, Đàm Thu Trang, Đàm Vĩnh Hưng bài trí tổ ấm đón Tết theo nhiều phong cách khác nhau.

Phó Chủ tịch nước tiếp Đoàn đại biểu Hội Nữ chiến sĩ Trường Sơn

PHẠM ĐÔNG |

Ngày 25.7, tại Phủ Chủ tịch, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp Đoàn đại biểu Hội Nữ chiến sĩ Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh nhân dịp kỷ niệm 75 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27.7.1947-27.7.2022) và 63 năm Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19.5.1959 - 19.5.2022).

Khánh thành Đền tưởng niệm anh hùng liệt sĩ Trường Sơn

PHI LONG - ĐỨC TUẤN |

QUẢNG BÌNH - Ngày 24.7, UBND tỉnh Quảng Bình long trọng tổ chức Lễ khánh thành Đền tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ Trường Sơn, trọng điểm Cà Roòng – ATP  (thuộc xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch).

Xúc động chương trình Màu hoa đỏ tổ chức tại Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn

HƯNG THƠ |

Quảng Trị - Tối 23.7, tại Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn (huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị), Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam phối hợp với Tỉnh ủy Quảng Trị tổ chức Chương trình nghệ thuật Màu hoa đỏ lần thứ 15, năm 2022.