Trồng hàng nghìn hecta mây nước trong rừng phòng hộ, lợi kép cho người dân

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Hàng nghìn hecta cây mây nước được trồng dưới tán rừng phòng hộ ở Quảng Ngãi mang lại "lợi kép" khi vừa giúp người dân phát triển kinh tế, vừa giữ được rừng tự nhiên.

Hộ gia đình anh Định Văn Gối ở thôn Cây Múi, xã Ba Trang từ khi được cấp ủy đảng, chính quyền tập huấn triển khai mô hình trồng mây nước, sa nhân tím dưới tán rừng phòng hộ, đời sống kinh tế gia đình được nâng cao đáng kể. Gia đình anh có diện tích trồng mây nước khoảng 1ha, mỗi năm thu về 40- 50 tấn, thu nhập khoảng 150 triệu đồng. Mây nước do anh trồng được cung ứng cho các doanh nghiệp chuyên đan lát mây tre ra thị trường trong và ngoài tỉnh.

Quảng Ngãi khuyến khích người dân trồng cây mây nước dưới tán rừng phòng hộ để phát triển kinh tế. Ảnh: Ngọc Viên
Quảng Ngãi khuyến khích người dân trồng cây mây nước dưới tán rừng phòng hộ để phát triển kinh tế. Ảnh: Ngọc Viên

Anh Đinh Văn Gối cho biết: "Sau khi tham gia các lớp tập huấn mô hình trồng cây mây nước, tôi nắm bắt kỹ thuật trồng cũng như chăm sóc nên khi triển khai trồng, cây phát triển khá tốt. Đầu ra của cây mây nước cũng rất ổn định, có bao nhiêu thương lái thu mua bấy nhiêu, mang lại thu nhập khá cho người dân miền núi".

Mô hình trồng mây nước, sa nhân tím dưới tán rừng phòng hộ được triển khai giúp người dân miền núi ở Quảng Ngãi chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển kinh tế.

Cây mây nước có giá trị kinh tế khá cao, lại thích hợp với nhiều loại chân đất khác nhau và không đòi hỏi đầu tư chăm sóc công phu như những loại cây khác. Do đó, trong những năm gần đây, loại cây này đã phát triển khá nhanh ở các huyện miền núi của tỉnh Quảng Ngãi. Toàn tỉnh hiện có khoảng 1.000 héc ta cây mây nước, tập trung chủ yếu ở các huyện Ba Tơ, Minh Long, Trà Bồng...

Ông Phan Văn Nhoi - Phó Chủ tịch UBND xã Ba Trang cho biết, toàn xã có khoảng 45ha trồng cây mây, sa nhân tím dưới tán rừng phòng hộ. Mô hình này mang lại lợi "kép" khi vừa giúp người dân phát triển kinh tế, vừa bảo vệ rừng phòng hộ.

Ông Phạm Duy Hưng - Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Ngãi cho hay, ngành Kiểm lâm đã phối hợp chặt chẽ với các địa phương và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân thực hiện các dự án, mô hình trồng mây nước dưới tán rừng. Đây thực sự là hướng đi phù hợp nhằm góp phần phát triển kinh tế đồi rừng, nâng cao thu nhập cho người nông dân từ nghề rừng, tạo điều kiện cho người dân gắn bó với rừng.

Việc trồng mây nước dưới tán rừng đã góp phần chuyển đổi tư duy từ phát triển, sản xuất lâm nghiệp truyền thống sang phát triển kinh tế lâm nghiệp đang là mục tiêu “kép” hướng đến ổn định sinh kế cho người dân. Thời gian tới, ngành kiểm lâm sẽ tham mưu với Sở NNPTNT tỉnh và các cơ quan chuyên môn mở rộng diện tích trồng cây mây nước cũng như trồng các loại cây dược liệu để khai thác hiệu quả kinh tế rừng một cách bền vững

VIÊN NGUYỄN
TIN LIÊN QUAN

Đắk Nông tạo sinh kế cho người dân vùng đệm tham gia giữ rừng

Phan Tuấn |

Nhận thức được tầm quan trọng của người dân trong việc giữ rừng nên Vườn quốc gia Tà Đùng (Đắk Nông) đã thực hiện nhiều giải pháp góp phần nâng cao thu nhập cho người dân vùng đệm.

Đắk Nông tinh gọn bộ máy kiểm lâm, tăng "chất thép" để giữ rừng

Phan Tuấn |

Tỉnh Đắk Nông đang tiến hành việc cắt giảm bộ phận gián tiếp ở các hạt Kiểm lâm cấp huyện để gia tăng nhân sự cho lực lượng trực tiếp tham gia quản lý bảo vệ rừng.

Khó khăn bủa vây công tác giữ rừng ở Đắk Lắk

Phan Tuấn |

Hiện nay, người làm công tác giữ rừngĐắk Lắk gặp phải rất nhiều khó khăn như việc lâm tặc liều lĩnh, manh động, sẵn sàng chống người thi hành công vụ. Trong khi đó, chế độ đãi ngộ, lương bổng thấp và còn bị quy kết trách nhiệm nên rất nhiều người lao động đã bỏ việc, còn đơn vị chủ rừng thì tìm không ra nhân lực thay thế.

Khó tìm việc làm vì bệnh tật, công nhân muốn rút bảo hiểm xã hội một lần

Bảo Hân |

Nhiều công nhân thất nghiệp phải đối mặt với bài toán có nên rút bảo hiểm xã hội một lần. Có người vì áp lực cuộc sống nên đành phải “gặt lúa non”, nhưng cũng có người quyết tâm bảo lưu để sau này tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội, được hưởng lương hưu khi đủ tuổi.

Mất hết nhà đất vì sạt lở, cả gia đình phải đi ở tạm người thân

HOÀNG LỘC |

Sau sạt lở đoạn bờ sông Cổ Chiên, thuộc xã An Bình (huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long), gia đình ông Nguyễn Văn Vui bị ảnh hưởng nghiêm trọng, buộc phải di dời tìm nơi ở tạm.

Hé mở số phận Khu đô thị 100% vốn nước ngoài đầu tiên tại Hải Phòng

Quang Dân |

Từ vai trò là dự án 100% vốn nước ngoài đầu tiên tại Hải Phòng, Khu đô thị Our City chính thức đổi chủ về tay các nhà đầu tư trong nước.

Nghệ sĩ trẻ nỗ lực sáng tạo giữa lằn ranh tranh cãi

NGỌC DỦ - QUY SA |

Làng nhạc Việt trong năm 2023 là một bức tranh sôi động và đa dạng. Không những liên tục có các sự kiện âm nhạc quy mô lớn mà khán giả còn được thưởng thức những sản phẩm âm nhạc chất lượng với đa dạng các thể loại, phong cách.

Quảng Nam sẽ thay đổi từ xét tuyển sang thi tuyển lớp 10

Hoàng Bin |

Sau 11 năm xét tuyển vào lớp 10, Quảng Nam dự kiến chuyển qua thi tuyển từ năm học 2024 - 2025. Theo Sở GDĐT, cách làm mới này sẽ hạn chế tiêu cực, đảm bảo được sự khách quan, công bằng trong đánh giá, xếp loại học sinh (HS).

Đắk Nông tạo sinh kế cho người dân vùng đệm tham gia giữ rừng

Phan Tuấn |

Nhận thức được tầm quan trọng của người dân trong việc giữ rừng nên Vườn quốc gia Tà Đùng (Đắk Nông) đã thực hiện nhiều giải pháp góp phần nâng cao thu nhập cho người dân vùng đệm.

Đắk Nông tinh gọn bộ máy kiểm lâm, tăng "chất thép" để giữ rừng

Phan Tuấn |

Tỉnh Đắk Nông đang tiến hành việc cắt giảm bộ phận gián tiếp ở các hạt Kiểm lâm cấp huyện để gia tăng nhân sự cho lực lượng trực tiếp tham gia quản lý bảo vệ rừng.

Khó khăn bủa vây công tác giữ rừng ở Đắk Lắk

Phan Tuấn |

Hiện nay, người làm công tác giữ rừngĐắk Lắk gặp phải rất nhiều khó khăn như việc lâm tặc liều lĩnh, manh động, sẵn sàng chống người thi hành công vụ. Trong khi đó, chế độ đãi ngộ, lương bổng thấp và còn bị quy kết trách nhiệm nên rất nhiều người lao động đã bỏ việc, còn đơn vị chủ rừng thì tìm không ra nhân lực thay thế.