Đắk Nông tạo sinh kế cho người dân vùng đệm tham gia giữ rừng

Phan Tuấn |

Nhận thức được tầm quan trọng của người dân trong việc giữ rừng nên Vườn quốc gia Tà Đùng (Đắk Nông) đã thực hiện nhiều giải pháp góp phần nâng cao thu nhập cho người dân vùng đệm.

Người dân cùng với lực lượng Vườn quốc gia Tà Đùng tham gia quản lý, bảo vệ  và phát triển rừng. Ảnh: Bảo Lâm
Người dân cùng với lực lượng Vườn quốc gia Tà Đùng tham gia quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Ảnh: Bảo Lâm

Giao khoán 3.000ha rừng cho người dân quản lý, bảo vệ

Vườn quốc gia Tà Đùng có khoảng 25.000ha rừng tự nhiên và diện tích vùng đệm thuộc địa giới hành chính ở 7 xã, 4 huyện của 2 tỉnh Đắk Nông, Lâm Đồng.

Trên lâm phần do Vườn quốc gia Tà Đùng quản lý có địa hình phức tạp, người dân có lịch sử canh tác trong vùng lõi từ lâu đời. Thế nên, thời gian qua, công tác bảo vệ và phòng chống cháy rừng tại đây gặp nhiều khó khăn, thử thách.

Xuất phát từ khó khăn nêu trên, đơn vị đã gắn lợi ích của người dân gần rừng vào công tác bảo vệ, phòng chống cháy rừng và phát triển rừng. Trong đó, đặc biệt là công tác giao khoán bảo vệ rừng và hỗ trợ cho các cộng đồng tại vùng đệm.

Chỉ tính riêng giai đoạn 2021 - 2025, Vườn quốc gia Tà Đùng đã tiến hành khoán bảo vệ rừng cho 153 hộ gia đình. Trong đó, đáng phấn khởi nhất là 100% là các hộ được giao khoán đều là người đồng bào dân tộc thiểu số sống gần rừng như: Người M’Nông, Dao, Tày... ở các xã Đắk Som, Đắk R'Măng, huyện Đắk Glong (Đắk Nông) và xã Phi Liêng, Đạ K'Nàng, huyện Đam Rông (Lâm Đồng) với diện tích trên 3.000ha.

Nhiều diện tích rừng ở vùng đệm đang được Vườn quốc gia Tà Đùng cùng người dân nơi đây tái sinh từng ngày. Ảnh: Bảo Lâm
Nhiều diện tích rừng ở vùng đệm đang được Vườn quốc gia Tà Đùng cùng người dân nơi đây tái sinh từng ngày. Ảnh: Bảo Lâm

Hỗ trợ người dân vùng đệm phát triển kinh tế

Theo Vườn quốc gia Tà Đùng, trên cơ sở diện tích giao khoán, hàng năm, đơn vị đã tiến hành chi trả cho các hộ dân từ 15 – 20 triệu đồng/hộ/năm.

Ngoài chi trả tiền nhận khoán bảo vệ rừng, Vườn quốc gia Tà Đùng còn ưu tiên thuê các hộ dân sống gần rừng thực hiện các công trình lâm sinh như trồng rừng, phòng chống cháy rừng… Qua những việc làm này đã góp phần không nhỏ trong phát triển kinh tế của người dân.

Cụ thể, chỉ tính riêng từ đầu năm 2023 đến nay, Vườn quốc gia Tà Đùng đã tiến hành hỗ trợ cho 26 cộng đồng vùng đệm thực hiện các công trình công cộng với tổng kinh phí khoảng 1,04 tỉ đồng. Ngoài ra, đơn vị còn huy động người dân chia thành 14 tổ nhận khoán bảo vệ rừng.

Các tổ nhận khoán hoạt động theo hình thức tự chấm công và phân công các hộ trong tổ thực hiện nhiệm vụ. Gắn bó với công việc giao khoán bảo vệ rừng đã nhiều năm nay. Ông K’Thanh, một hộ nhận khoán khác ở xã Đạ K'Nàng cho biết đã hiểu rõ hơn những giá trị mà rừng xanh mang lại.

“Tôi và tổ nhận khoán thường xuyên cắt cử người cùng phối hợp với lực lượng kiểm lâm của Vườn Quốc gia Tà Đùng đi tuần tra bảo vệ rừng. Trong mùa mưa, việc đi lại khó khăn nhưng bà con nhận khoán rất có trách nhiệm, vẫn bám rừng, bám địa canh giữ không để lâm tặc vào phá rừng, đặt bẫy thú”, ông K’Thanh tâm sự.

Chia sẻ về “cánh tay nối dài” trong công tác quản lý bảo vệ rừng, ông Khương Thanh Long, Giám đốc Vườn Quốc gia Tà Đùng cho biết, trung bình mỗi năm, các tổ nhận khoán và lực lượng kiểm lâm đơn vị tổ chức khoảng 1.500 lượt tuần tra, ngăn chặn, xử lý nhiều vụ vi phạm quản lý bảo vệ rừng.

"Nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp đặc biệt là chú trọng đến lợi ích của người dân sống gần rừng nên từ năm 2012 đến nay trên lâm phần do đơn vị quản lý không để xảy ra vụ cháy rừng nào đáng kể. Đặc biệt, các hộ dân đã phối hợp với Vườn quốc gia Tà Đùng trồng được trên 617ha rừng; các hành vi xâm hại đến tài nguyên rừng đã được hạn chế đến mức thấp nhất" - ông Long cho biết thêm.

Phan Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Chủ rừng ở Đắk Nông còn thiếu công cụ để giữ rừng

Phan Tuấn |

Các công ty lâm nghiệp ở Đắk Nông được giao nhiệm vụ quản lý, bảo vệ một diện tích rất lớn về rừng và đất rừng. Thế nhưng, những đơn vị này đang thiếu công cụ để giữ rừng, thậm chí tay không đối phó với sự liều lĩnh, manh động của lâm tặc.

Đắk Nông tinh gọn bộ máy kiểm lâm, tăng "chất thép" để giữ rừng

Phan Tuấn |

Tỉnh Đắk Nông đang tiến hành việc cắt giảm bộ phận gián tiếp ở các hạt Kiểm lâm cấp huyện để gia tăng nhân sự cho lực lượng trực tiếp tham gia quản lý bảo vệ rừng.

Chuyện giữ rừng nơi vùng cao Tuyên Quang

Phong Quang |

Những cánh rừng tự nhiên bạt ngàn một màu xanh ở huyện vùng cao Lâm Bình (Tuyên Quang) vẫn đang được bảo vệ nghiêm ngặt, chuyện giữ rừng đã không còn là trách nhiệm của riêng lực lượng kiểm lâm.

Hai cây cầu biểu tượng của TP Hồ Chí Minh có tên mới

Anh Tú |

2 cây cầu bắc qua sông Sài Gòn là cầu Thủ Thiêm 1 và cầu Thủ Thiêm 2 vừa được thay đổi tên mới lần lượt là Thủ Thiêm và Ba Son.

Đường độc đạo vào xã Bảo Thắng sạt lở nghiêm trọng, nguy cơ dân bị cô lập

HÀ THỦY |

Tuyến đường độc đạo đi vào xã miền núi Bảo Thắng huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) đang bị sạt lở nhiều đoạn khiến cho cuộc sống của người dân rất khó khăn, tiềm ẩn nguy hiểm. Đặc biệt mùa mưa lũ sắp tới nếu không được sửa chữa kịp thời, xã Bảo Thắng dễ bị cô lập.

Căn phòng "tí hon", nơi tá túc suốt 30 năm của hai bố con tại phố cổ Hà Nội

Hoài Luân - Quỳnh Trang |

Nằm sâu trong con ngõ nhỏ tại phố cổ Hà Nội, căn phòng “tí hon” của ông Chu Văn Cao (76 tuổi) chỉ vỏn vẹn chừng 2,5m2, là nơi mà ông và con trai đã "nương nấu" trong suốt 30 năm qua sau những biến cố của cuộc sống.

Người lao động tự do trải lòng lý do không mặn mà “lương hưu tự nguyện”

Tùng Giang - Đinh Thiện |

Hiện nay, nhiều lao động khu vực phi chính thức không mặn mà với Bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện, hay có người từng tham gia BHXH nhưng chọn rút một lần. Bởi theo họ, vì thời gian đóng BHXH kéo dài, sau khi đóng đủ năm vẫn phải chờ đến đủ tuổi để được nhận lương hưu và một số bất cập trong về quyền lợi, chế độ và chính sách đã khiến họ chùn bước khi tham gia hệ thống an sinh này.

"CIA nhận tin mật từ châu Âu về âm mưu phá hoại Nord Stream"

Ngọc Vân |

Theo thông tin mới của đài truyền hình Hà Lan và báo chí Đức, các điệp viên Hà Lan đã biết về âm mưu của Ukraina phá hoại các đường ống dẫn khí đốt Cảnh báo về âm mưu phá hoại Nord Stream Nord Stream và chuyển cảnh báo tới Washington.

Chủ rừng ở Đắk Nông còn thiếu công cụ để giữ rừng

Phan Tuấn |

Các công ty lâm nghiệp ở Đắk Nông được giao nhiệm vụ quản lý, bảo vệ một diện tích rất lớn về rừng và đất rừng. Thế nhưng, những đơn vị này đang thiếu công cụ để giữ rừng, thậm chí tay không đối phó với sự liều lĩnh, manh động của lâm tặc.

Đắk Nông tinh gọn bộ máy kiểm lâm, tăng "chất thép" để giữ rừng

Phan Tuấn |

Tỉnh Đắk Nông đang tiến hành việc cắt giảm bộ phận gián tiếp ở các hạt Kiểm lâm cấp huyện để gia tăng nhân sự cho lực lượng trực tiếp tham gia quản lý bảo vệ rừng.

Chuyện giữ rừng nơi vùng cao Tuyên Quang

Phong Quang |

Những cánh rừng tự nhiên bạt ngàn một màu xanh ở huyện vùng cao Lâm Bình (Tuyên Quang) vẫn đang được bảo vệ nghiêm ngặt, chuyện giữ rừng đã không còn là trách nhiệm của riêng lực lượng kiểm lâm.