Thuê nhà từ 15 m2 mới được đăng ký thường trú ở Hà Nội: Nhằm cụ thể hóa Luật Cư trú

Phạm Đông |

Trong dự thảo đang lấy ý kiến, Hà Nội quy định người đi thuê, mượn, ở nhờ muốn đăng ký thường trú trong nội thành phải có diện tích ở tối thiểu 15 m2.

Hà Nội đang tổ chức lấy ý kiến lần 2 vào dự thảo Nghị quyết quy định về diện tích nhà ở tối thiểu để đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ.

Theo dự thảo mới, người đi thuê, mượn, ở nhờ muốn đăng ký thường trú tại 12 quận phải có diện tích ở tối thiểu 15 m2, giảm 5 m2 so với dự thảo lần một; khu vực ngoại thành là 8 m2 (17 huyện và thị xã Sơn Tây). Diện tích nhà ở tối thiểu tính theo mét vuông sàn nhà cho một người thuê, mượn, ở nhờ.

Hà Nội lý giải quy định nói trên nhằm cụ thể hóa Luật Cư trú 2020, tạo cơ sở pháp lý để thành phố quản lý cư trú phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Thành phố kỳ vọng thông qua nghị quyết này sẽ góp phần ổn định an ninh trật tự, đảm bảo đời sống an sinh xã hội của người dân.

Trên thực tế, Hà Nội đã áp dụng quy định diện tích nhà ở tối thiểu 15 m2/người để đăng ký thường trú với trường hợp nhà thuê từ năm 2013 (Nghị quyết số 11 HĐND thành phố). Năm 2016, HĐND thành phố ban hành văn bản kéo dài thời gian áp dụng nghị quyết đến hết 2020, đến nay đã quá hạn hơn 2 năm.

Sau 10 năm triển khai, Công an thành phố - cơ quan làm thủ tục đăng ký thường trú cho người dân và lãnh đạo quận Hoàn Kiếm đánh giá Nghị quyết số 11/2013 còn bất cập. Văn bản này chỉ quy định diện tích tối thiểu với trường hợp thuê nhà, không đề cập việc mượn, ở nhờ; không quy định diện tích tối thiểu với trường hợp thuê, mượn, ở nhờ để đăng ký thường trú khu vực ngoại thành.

Quá trình giải quyết đăng ký thường trú cho công dân, UBND xã, phường còn lúng túng khi xác định diện tích bình quân do biểu mẫu tờ khai về tình trạng chỗ ở phục vụ cho việc đăng ký cư trú ban hành từ giữa năm 2007 và không thể hiện nội dung xác nhận diện tích bình quân với nhà thuê, mượn, ở nhờ.

Một căn cứ quan trọng khác để TP Hà Nội quy định tối thiểu 15 m2/người với trường hợp thuê, mượn, ở nhờ muốn đăng ký thường trú là Chương trình phát triển nhà ở giai đoạn 2021-2030, ban hành cuối năm 2020.

Theo chương trình này, Hà Nội phấn đấu năm 2025 diện tích nhà ở tối thiểu là 10 m2/người, đến năm 2030 là 12 m2/người; diện tích nhà ở bình quân toàn thành phố tương ứng với hai mốc thời gian trên là 29 m2/người và 32 m2/người.

Thống kê của Sở Quy hoạch và Kiến trúc, từ năm 2011 đến tháng 6.2022, có trên 1.600 dự án có nhà được chấp thuận tổng mặt bằng, phương án kiến trúc với diện tích trên 31 triệu m2, dân số khoảng 560.000, tương đương 52,8 m2/người (gồm nhà ở thấp tầng riêng lẻ và chung cư).

Do vậy, theo UBND Hà Nội, việc ban hành văn bản quy định diện tích nhà ở tối thiểu để đăng ký thường trú tại chỗ thuê, mượn, ở nhờ là cần thiết và có tính khả thi. Khi nghiên cứu xây dựng dự thảo nghị quyết đã bảo đảm hài hòa quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, lợi ích của nhà nước, cộng đồng và xã hội.

Điều 20 Luật Cư trú năm 2020 quy định những trường hợp thuê, mượn, ở nhờ được đăng ký thường trú khi đáp ứng các điều kiện: Chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý cho đăng ký thường trú tại địa điểm thuê, mượn, ở nhờ và được chủ hộ đồng ý nếu đăng ký thường trú vào cùng hộ gia đình đó; bảo đảm diện tích về nhà ở tối thiểu do HĐND cấp tỉnh quy định nhưng không thấp hơn 8 m2 sàn/người.

Ngay sau khi Luật Cư trú có hiệu lực từ 1.7.2021, nhiều địa phương đã ban hành nghị quyết quy định về diện tích nhà ở tối thiểu để đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ.

Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Quy định thường trú tối thiểu 15 m2/người: Đừng thêm gánh nặng vô lý cho người lao động

Anh Huy |

Dự thảo nghị quyết về diện tích nhà ở tối thiểu đang được TP Hà Nội lấy ý kiến quy định: Người đi thuê nhà muốn đăng ký thường trú trong nội thành phải có diện tích ở tối thiểu 15 m2 và khu vực ngoại thành là 8 m2. Một số chuyên gia cho rằng, thiếu thực tế, Hà Nội cần nghiên cứu thêm về hạn mức và lộ trình.

Đề xuất thuê nhà tối thiểu từ 8-15 m2 sàn/người mới được đăng ký thường trú: Không phù hợp với điều kiện của công nhân nhập cư

Lương Hạnh - Đỗ Phương |

UBND TP Hà Nội đề xuất khi thuê nhà, diện tích tối thiểu để người dân đủ điều kiện đăng ký thường trú là 8 m2 sàn/người ở ngoại thành và 15 m2 sàn/người ở nội thành. Theo ghi nhận của PV, công nhân mong muốn giảm diện tích sàn/người để được đăng ký thường trú. Bởi rất nhiều công nhân lao động nhập cư đang phải thuê trọ trong những căn phòng chật chội, chỉ từ 3 - 4 m2/người.

Quy định 15 m2 diện tích chỗ ở, không quản được sẽ là máy móc

Lê Thanh Phong |

Dự thảo Nghị quyết quy định về diện tích nhà ở tối thiểu để đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ đang được UBND Thành phố Hà Nội lấy ý kiến đóng góp, thu hút sự quan tâm của dư luận.

Khởi động Chương trình “Doanh nghiệp tiêu biểu vì Người lao động” 2023

Thanh Thuỷ |

Năm 2023, chương trình sẽ tổ chức tiếp nhận hồ sơ đăng ký tham gia từ nay đến 15.05. Sau khi chấm điểm và hiệp y với các đơn vị liên quan, lễ vinh danh “Doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động” dự kiến tổ chức vào tháng 8.2023.

Cựu Phó Giám đốc Công an Hà Nội Nguyễn Anh Tuấn bị tước hàm Thiếu tướng

Vương Trần |

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã ký quyết định tước cấp bậc hàm thiếu tướng công an nhân dân đối với cựu Phó Giám đốc Công an Hà Nội Nguyễn Anh Tuấn.

Sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội cần đáp ứng nguyện vọng của người lao động

Bạn đọc Nguyễn Đước |

Câu chuyện nhiều người lao động chầu chực, nằm ngủ trước cổng các cơ quan bảo hiểm xã hội để chờ làm thủ tục nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội xảy ra thời gian gần đây đã không còn là chuyện mới, chuyện hiếm nữa.

Án lạ ở Phú Yên: Tòa cấp trên giải quyết chưa xong, tòa cấp dưới vẫn thụ lý xét xử!

Trung Hiếu |

Công ty Long Sơn là doanh nghiệp được UBND tỉnh Phú Yên cho thuê đất vào mục đích kinh doanh sản xuất. Việc chủ doanh nghiệp Châu Ngọc Tuấn tranh chấp, yêu cầu hủy quyết định thu hồi đất đòi lại giá trị quyền sử dụng đất… thì lẽ ra UBND tỉnh Phú Yên phải là bị đơn trong vụ kiện dân sự (hoặc hành chính), thế nhưng chưa lâu sau khi TAND tỉnh Phú Yên mở phiên tòa xét xử, thì TAND thành phố Tuy Hòa (cấp dưới) lại tiếp tục thụ lý vụ kiện và mở phiên tòa xét xử với cùng nội dung.

Công nhân đường sắt xin nghỉ hưu sớm nhưng doanh nghiệp không hỗ trợ

THÙY TRANG |

Đà Nẵng - Làm việc 30 năm, trong đó có 15 năm là công nhân đường sắt ở những vị trí công việc nặng nhọc nhưng vì doanh nghiệp không làm thủ tục, cung cấp giấy tờ xác nhận cho Bảo hiểm xã hội (BHXH), ông Lê Hồng Sơn (trú quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) chưa thể nghỉ hưu sớm. Trong khi đó, sức khỏe của ông Sơn không còn đảm bảo để tiếp tục công việc.

Quy định thường trú tối thiểu 15 m2/người: Đừng thêm gánh nặng vô lý cho người lao động

Anh Huy |

Dự thảo nghị quyết về diện tích nhà ở tối thiểu đang được TP Hà Nội lấy ý kiến quy định: Người đi thuê nhà muốn đăng ký thường trú trong nội thành phải có diện tích ở tối thiểu 15 m2 và khu vực ngoại thành là 8 m2. Một số chuyên gia cho rằng, thiếu thực tế, Hà Nội cần nghiên cứu thêm về hạn mức và lộ trình.

Đề xuất thuê nhà tối thiểu từ 8-15 m2 sàn/người mới được đăng ký thường trú: Không phù hợp với điều kiện của công nhân nhập cư

Lương Hạnh - Đỗ Phương |

UBND TP Hà Nội đề xuất khi thuê nhà, diện tích tối thiểu để người dân đủ điều kiện đăng ký thường trú là 8 m2 sàn/người ở ngoại thành và 15 m2 sàn/người ở nội thành. Theo ghi nhận của PV, công nhân mong muốn giảm diện tích sàn/người để được đăng ký thường trú. Bởi rất nhiều công nhân lao động nhập cư đang phải thuê trọ trong những căn phòng chật chội, chỉ từ 3 - 4 m2/người.

Quy định 15 m2 diện tích chỗ ở, không quản được sẽ là máy móc

Lê Thanh Phong |

Dự thảo Nghị quyết quy định về diện tích nhà ở tối thiểu để đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ đang được UBND Thành phố Hà Nội lấy ý kiến đóng góp, thu hút sự quan tâm của dư luận.