Thực hư phản ánh "nhiều dịch vụ giá trên trời" ở lễ hội chùa Hương

Trần Tuấn - Anh Vũ |

Trước phản ánh trên mạng xã hội cho rằng "du khách sẽ phải chi trả nhiều dịch vụ trên trời" ở lễ hội chùa Hương năm 2024, phóng viên Báo Lao Động đã vào cuộc xác minh.

Phản ánh trên mạng xã hội và thực tế

Mới đây, trên mạng xã hội xuất hiện bài viết phản ánh cho rằng du khách dự lễ hội chùa Hương năm 2024 sẽ phải chi trả "nhiều dịch vụ trên trời".

Bài đăng trên một hội nhóm có 1,2 triệu thành viên của tài khoản N.G.H cho biết, "du khách đến chùa Hương năm nay sẽ phải xếp hàng chờ đò hàng tiếng đồng hồ. Thay vì xe vào tận nhà hàng kinh doanh cá thể như mọi năm".

Đồng thời, các phương tiện xe 4 chỗ phải gửi ở bến xe - giá gửi tính theo giờ. Nếu gửi cả ngày thì phí gửi xe lên tới vài trăm nghìn đồng.

Đi xe điện đi ít nhất 2 lượt mỗi lượt 20.000 đồng/người, mua vé giá 205.000 đồng/người và đứng xếp hàng chờ ban tổ chức xếp đò.

Không có chỗ đứng hoặc chỗ ngồi để chờ (nhà chờ bé chỉ đủ ghế cho tầm 50 người) và luôn phải đứng chờ không thì qua lượt đò và còn rất nhiều bất cập khác…

Bài đăng về giá một số dịch vụ tại chùa Hương trên mạng xã hội. Ảnh: Chụp màn hình
Bài đăng về giá một số dịch vụ tại chùa Hương trên mạng xã hội. Ảnh: Chụp màn hình

Sau phản ánh trên, phóng viên Báo Lao Động đã có mặt tại lễ hội chùa Hương để trải nghiệm.

Đầu tiên, khi vào đến gần khu vực di tích, người dân được hướng dẫn gửi ô tô tại một trong 4 bến xe do Ban tổ chức lễ hội bố trí. Các bãi đỗ xe rộng, thoáng, có tổng sức chứa 5.000 xe gửi. Mức phí gửi là 10.000 đồng/giờ.

Tại khu vực bến xe, ban tổ chức bố trí nơi bán vé đi đò (từ 65.000 - 85.000 đồng/người, tuỳ tuyến) và vé tham quan thắng cảnh (120.000 đồng/người).

Xe điện đón du khách từ bến xe ra bến đò suối Yến cách các bến xe tầm 1km với giá 20 nghìn đồng/người/lượt. Ảnh: Trần Tuấn
Xe điện đón du khách từ bến xe ra bến đò suối Yến cách các bến xe tầm 1km với giá 20.000 đồng/người/lượt. Ảnh: Trần Tuấn

Sau đó, người dân di chuyển bằng xe điện với mức phí 20.000 đồng/người để đến bến đò suối Yến cách đó tầm 1km.

Tại các điểm soát vé, việc kiểm tra vé, xếp xuồng để di chuyển đến động Hương Tích diễn ra khá nhanh chóng.

Dẹp bớt nạn chèo kéo, chặt chém khách

Gia đình anh Nguyễn Mạnh Tuấn (Cầu Giấy, Hà Nội) du xuân tại chùa Hương vào mùng 3 Tết đánh giá tích cực về các điểm đổi mới trong công tác tổ chức lễ hội năm nay.

"Tôi thấy giá vé gửi xe 10.000 đồng/giờ là rất phù hợp. Du khách cũng thường chỉ gửi trong khoảng thời gian 5 - 7 tiếng chứ không ai gửi cả ngày. Vé xe điện 20.000 đồng/người tôi cũng thấy rất hợp lý, để giảm bớt thời gian di chuyển, sự mệt mỏi của du khách. Nếu du khách không đi xe điện vẫn có thể chọn cách đi bộ hoặc đi xe ôm", anh Tuấn cho biết.

Năm nay, Ban tổ chức lễ hội chùa Hương bố trí 4 bãi đỗ xe với tổng số 5000 lốt đỗ. Ảnh: Trần Tuấn
Năm nay, Ban tổ chức lễ hội chùa Hương bố trí 4 bãi đỗ xe với tổng số 5.000 lốt đỗ. Ảnh: Trần Tuấn

Chị Nguyễn Thu Hương (38 tuổi, Hà Đông, Hà Nội) đánh giá việc hình thành các hợp tác xã chèo đò - điểm mới của lễ hội năm nay cũng giúp dẹp bớt nạn chèo kéo, chặt chém khách.

"Các xuồng năm nay cũng được sơn đồng màu rất thẩm mỹ. Tôi chỉ có góp ý một chút với Ban tổ chức về việc ghép xuồng giữa các đoàn thì chiều về không nhất thiết phải đúng với các thành viên của chiều đi mà chỉ cần đúng số lượng là được. Vì mỗi đoàn lại có lịch trình khác nhau", chị Hương nói.

Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, ông Nguyễn Bá Hiển - Trưởng Ban Quản lý Khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn (chùa Hương) - cho biết, điểm mới của lễ hội năm nay là hình thành hợp tác xã chèo đò và thử nghiệm đưa xe điện vào phục vụ du khách với giá niêm yết công khai.

Việc tổ chức hợp tác xã chèo đò tại chùa Hương mang tính tích cực nhưng những ngày đầu thực hiện khiến một số du khách vẫn bỡ ngỡ. Ảnh: Trần Tuấn
Việc tổ chức hợp tác xã chèo đò tại chùa Hương mang tính tích cực nhưng những ngày đầu thực hiện, một số du khách vẫn bỡ ngỡ. Ảnh: Trần Tuấn

"Mùng 3 Tết là ngày đầu tiên bán vé tham quan thắng cảnh, theo ghi nhận của Ban tổ chức đa số người dân, du khách đồng tình, hài lòng với các điểm mới của lễ hội năm nay, không còn tình trạng chèo kéo khách từ xa", ông Nguyễn Bá Hiển cho biết.

Theo thống kê của Ban tổ chức, riêng ngày mùng 3 Tết - ngày đầu tiên thực hiện bán vé - chùa Hương đã đón hơn 21.000 lượt khách. Hiện, lượng khách đến chùa Hương đang ngày một đông. Lễ khai hội chùa Hương diễn ra vào mùng 6 Tết (tức ngày 15.2).

Chiều 12.2, Sở Văn hóa và Thể thao TP Hà Nội tổ chức đoàn kiểm tra, giám sát công tác tổ chức Lễ hội chùa Hương trước ngày khai hội. Theo đánh giá của đoàn giám sát, công tác chuẩn bị, tổ chức lễ hội khá quy củ, đúng quy trình, quy định.

Trần Tuấn - Anh Vũ
TIN LIÊN QUAN

Hàng vạn du khách trẩy hội chùa Hương ngày mùng 3 Tết

Anh Vũ - Trần Tuấn |

Phóng viên Báo Lao Động ghi nhận không khí du xuân, lễ Phật của du khách tại chùa Hương vào hôm nay (mùng 3 Tết Giáp Thìn).

Bỡ ngỡ với dịch vụ chèo đò kiểu mới ở lễ hội chùa Hương

Trần Tuấn - Anh Vũ |

Nét mới của lễ hội chùa Hương năm nay là thành lập hợp tác xã chèo đò, vận chuyển du khách. Tuy vậy, những ngày đầu vận hành cũng khiến không ít du khách bỡ ngỡ, thậm chí tranh cãi và có người phải ghép chuyến với các đoàn khác để giảm chi phí vận chuyển, trong khi lịch trình 2 đoàn lại khác nhau.

Hà Nội tăng kiểm soát đò chở khách vào chùa Hương, hết cảnh chèo kéo

PHẠM ĐÔNG |

Năm 2024, Hà Nội tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác quản lý, tổ chức lễ hội chùa Hương, trong đó có việc siết chặt kiểm soát thuyền, đò chở khách vào chùa Hương.

Cây mai vàng 60 năm tuổi ở Đồng Nai thưa khách tới ngắm

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Theo ghi nhận của phóng viên Lao Động, Tết Giáp Thìn 2024, cây mai vàng tròn 60 năm tuổi nổi tiếng cả nước tại đường Ngô Quyền, thị trấn Gia Ray, huyện Xuân Lộc kém sắc hơn những năm trước; thưa vắng khách tới ngắm mai...

Tân tổng tư lệnh Ukraina tiết lộ thay đổi chiến thuật lớn trên thực địa

Thanh Hà |

Tướng Ukraina Aleksandr Syrsky chia sẻ với kênh truyền hình ZDF của Đức rằng, Kiev đã chuyển đổi từ các hoạt động tấn công sang phòng thủ chiến lược.

Tài xế xe công nghệ làm xuyên Tết, thu nhập 2 triệu đồng/ngày

MINH HÀ - PHƯƠNG ANH |

Nhiều tài xế xe công nghệ lựa chọn đi làm xuyên Tết bởi đây dịp có thể kiếm được thu nhập tốt, đường sá đi lại thuận tiện, thậm chí còn được khách hàng mừng tuổi đầu năm mới.

Độc đáo những chiếc đũa buông chôn dưới đất 10 năm không mục

Duy Tuấn |

Bình Thuận – Để làm ra những đôi đũa buông truyền thống phải chọn sóng buông già có tuổi đời 50 năm, trải qua nhiều công đoạn từ cắt gỗ, làm nhám, rồi đánh bóng bằng sáp ong mới hoàn thành các đôi đũa bền đẹp. Đũa từ sóng buông tự nhiên không sử dụng hóa chất, không bị mối mọt nên được thị trường ưa chuộng.

Chuyện dọc đường nước Mỹ

Ngọc Vân |

Tháng 10 năm 2023, tôi vừa có chuyến đi đầu tiên trong đời tới Mỹ theo lời mời của phía bạn dành cho các nhà báo ASEAN, tới hai thành phố nổi tiếng là Thủ đô Washington D.C và New York. Không ít choáng ngợp và đôi chút… hụt hẫng trong lần đầu tiên ấy.

Hàng vạn du khách trẩy hội chùa Hương ngày mùng 3 Tết

Anh Vũ - Trần Tuấn |

Phóng viên Báo Lao Động ghi nhận không khí du xuân, lễ Phật của du khách tại chùa Hương vào hôm nay (mùng 3 Tết Giáp Thìn).

Bỡ ngỡ với dịch vụ chèo đò kiểu mới ở lễ hội chùa Hương

Trần Tuấn - Anh Vũ |

Nét mới của lễ hội chùa Hương năm nay là thành lập hợp tác xã chèo đò, vận chuyển du khách. Tuy vậy, những ngày đầu vận hành cũng khiến không ít du khách bỡ ngỡ, thậm chí tranh cãi và có người phải ghép chuyến với các đoàn khác để giảm chi phí vận chuyển, trong khi lịch trình 2 đoàn lại khác nhau.

Hà Nội tăng kiểm soát đò chở khách vào chùa Hương, hết cảnh chèo kéo

PHẠM ĐÔNG |

Năm 2024, Hà Nội tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác quản lý, tổ chức lễ hội chùa Hương, trong đó có việc siết chặt kiểm soát thuyền, đò chở khách vào chùa Hương.