Thoát nghèo nhờ con nước Đà Giang

Khánh Linh |

Hòa Bình - Sinh ra bên bờ sông Đà, lớn lên cùng những con sóng Đà Giang, người dân vùng lòng hồ đã biến thiên nhiên trời phú thành sinh kế thoát nghèo.

Mùa thu, sông Đà xanh ngọc bích, nắng vàng như mật chiếu xuống lòng sông, ánh lên những lồng cá đang độ thu hoạch.

Từ một con sông Đà hung dữ, sau khi trị thủy, người dân lòng hồ đã điểm tô cho nơi đây những gam màu tươi sáng, tô lên chính cuộc đời lam lũ của họ, hiện thực hóa ước mơ thoát nghèo.

Những ngày này, đàn cá trắm cỏ trong lồng cá của gia đình chị Xa Thị Sen, ở xóm Vôi, phường Thái Bình TP Hòa Bình, tỉnh Hoà Bình đang độ chuẩn bị cho thu hoạch. Trong khi hàng trăm nhà bè trên lòng hồ chọn hướng nuôi cá công nghiệp lớn nhanh và nhàn thì chị chọn hướng đi riêng. Chị nuôi cá chỉ cho ăn cỏ, tuy chậm lớn nhưng được giá và nhiều người chọn mua.

Người dân lòng hồ tận dụng nguồn nước để nuôi cá sạch. Ảnh: Khánh Linh
Người dân lòng hồ tận dụng nguồn nước để nuôi cá lồng. Ảnh: Khánh Linh

Cả vườn và nhà rộng hơn 4.000m2, chị trồng hết cỏ voi, cây chuối cho cá ăn. Đợt nào cỏ mọc chậm, không đủ thức ăn cho cá, chị đều phải đi xin và lấy trên đồi cách nhà hơn 2km.

Chị Sen tâm sự, gia đình chị vốn là hộ dân thuộc diện di dân, nhường chỗ cho lòng hồ thủy điện Hòa Bình. Bao năm làm nương, trồng ngô, trồng sắn mà cuộc sống vẫn nghèo đói.

Từ khi nuôi cá sạch, chị Sen thoát khỏi hộ nghèo, còn xây được ngôi nhà 2 tầng bề thế bên lòng hồ Hòa Bình, con của chị được ăn học đến nơi, đến chốn.

“Ở đây có diện tích mặt hồ rộng, nước sạch lại gần trung tâm thành phố. Mỗi lồng cá tôi thả 200 con trắm, cuối năm thu được khoảng 9 tạ cá thương phẩm. Với giá bán 90.000 đồng/kg, mỗi lồng cá cho thu vài chục triệu đồng.

Những lồng cá trên lòng hồ Hòa Bình. Ảnh: Khánh Linh
Những lồng cá trên lòng hồ Hòa Bình. Ảnh: Khánh Linh

Nếu mưa thuận gió hòa, không bị dịch bệnh thì mỗi năm, tạm tính lãi trên 230 triệu đồng. Có vốn, có kinh nghiệm nuôi cá trắm cỏ, trong năm tới chắc tôi sẽ làm thêm 5 - 6 lồng cá nữa” - người phụ nữ này cho hay.

Cũng nhờ lợi thế dòng nước Đà Giang, nhiều năm nay, doanh nhân trẻ Phạm Văn Thịnh - Công ty TNHH Xây dựng và Dịch vụ Cường Thịnh (Công ty Cường Thịnh) - đã thành công với nghề nuôi cá lồng trên lòng hồ Hòa Bình.

Bình quân mỗi năm, Công ty Cường Thịnh cung cấp cho thị trường khoảng 700 - 1.000 tấn cá thương phẩm. Thị trường tiêu thụ chủ yếu ở Hà Nội, với đối tác chính là các hệ thống siêu thị lớn như: Big C miền bắc, Vinmart, Lotte… cùng các nhà hàng lớn. Với sản lượng như vậy công ty có doanh thu khoảng 20 tỉ đồng mỗi năm.

Hiện nay, sản phẩm cá của Công ty Cường Thịnh đã đạt hạng 4 sao theo chương trình OCOP.

Cá sông Đà từ lâu đã trở thành đặc sản với du khách mỗi khi đến với miền Tây Bắc. Ảnh: Khánh Linh
Cá sông Đà từ lâu đã trở thành đặc sản với du khách mỗi khi đến với miền Tây Bắc. Ảnh: Khánh Linh

Bên cạnh việc tiên phong nuôi cá, công ty của vị doanh nhân trẻ này đã giải quyết việc làm cho hơn 20 lao động địa phương, với thu nhập bình quân từ 8 - 12 triệu đồng/tháng.

Trên địa bàn tỉnh Hoà Bình có 5 sông chảy qua, 308 hồ chứa loại lớn, vừa và nhỏ tạo thành các thủy vực lớn giúp hệ sinh thái thủy sinh phong phú, đa dạng.

Hồ thủy điện Hòa Bình thuộc địa phận tỉnh có diện tích mặt nước 8.890 ha, phân bố ở 4 huyện, 1 thành phố với 19 xã ven hồ. Nguồn lợi thủy sản của các hồ phong phú về giống, loài là nơi sinh sống, trú ngụ của nhiều loài thủy sản quý hiếm như: cá dầm xanh, cá anh vũ, lăng, chiên... và nhiều loại thủy sản khác.

Ông Đinh Công Sứ - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoà Bình - cho biết, với diện tích mặt nước lớn, nuôi thủy sản là hướng đi mới và là tiềm năng thế mạnh của tỉnh. Thủy sản đã đóng góp tỉ trọng khá cao trong tăng trưởng ngành nông nghiệp, trong đó chủ yếu là nghề nuôi cá lồng trên sông Đà.

Theo ông Sứ, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 2.700 ha diện tích mặt nước với 4.940 lồng nuôi cá. Cục Sở hữu Trí tuệ đã cấp chứng nhận nhãn hiệu đặc sản "Cá sông Đà - Hòa Bình” và "Tôm sông Đà - Hòa Bình”. Cá, tôm sông Đà nổi tiếng khắp các tỉnh thành trong cả nước, đã tạo nguồn thu lớn cho tỉnh và người nuôi.

Khánh Linh
TIN LIÊN QUAN

Thầy thuốc bỏ phố lên núi phát triển vùng dược liệu giúp đồng bào thoát nghèo

Kim Tuyến |

Gia đình sống ở Thủ đô, tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội và có công việc ổn định tại một công ty dược phẩm hàng đầu tại Hà Nội, nhưng Thầy thuốc ưu tú Đỗ Tiến Sỹ đã lựa chọn lên Sa Pa (Lào Cai) để cùng bà con phát triển vùng trồng dược liệu an toàn.

Đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo nhờ nguồn vốn tín dụng ưu đãi

Vĩnh Hoàng |

Yên Bái - Nguồn vốn tín dụng ưu đãi vay qua Ngân hàng Chính sách xã hội được bà con đầu tư vào phát triển sản xuất, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, xây dựng mô hình kinh tế phù hợp, vươn lên thoát nghèo, tự chủ ổn định cuộc sống.

Khơi dậy tinh thần tự lực, tự cường vươn lên thoát nghèo

KHÁNH AN |

Chính phủ đã phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức thực hiện phong trào thi đua, khơi dậy tinh thần tự lực, tự cường vươn lên thoát nghèo và huy động nguồn lực để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.

Chi gần 7 tỉ đồng cho siêu biển số trong phiên đấu giá biển số ngày 10.11

Hải Danh |

Đấu giá biển số đẹp ngày 10.11.2023: Trong ngày 10.11, Công ty Đấu giá hợp danh Việt Nam (VPA) đã tổ chức đấu giá 757 biển số đẹp của các tỉnh, thành phố. Kết thúc 60 phút đấu giá, biển số 51K-868.68 có mức trúng đấu giá lên tới 6 tỉ 845 triệu đồng.

Bế tắc do mâu thuẫn khi xác định vị trí chung cư Artemis để tính phí gửi xe

Hoàng Xuyến - Tùng Giang |

Những ngày qua, cuộc tranh cãi kéo dài giữa cư dân chung cư Artemis (số 3 Lê Trọng Tấn, Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội) và phía chủ đầu tư là Công ty Cổ phần đầu tư MHL về việc dự án này nằm trong hay ngoài khu vực đường Vành đai 2 vẫn chưa có hồi kết.

Đề xuất tăng phụ cấp ưu đãi cho cán bộ y tế học đường lên 40%

PHONG LINH |

Liên quan đến loạt bài phản ánh của Báo Lao Động về “Thu nhập thấp, danh phận bấp bênh của cán bộ y tế học đường”, Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Cần Thơ đã có đề xuất tăng phụ cấp ưu đãi cho đối tượng này.

Vào mùa mua sắm, phố thời trang nổi tiếng ở TPHCM vẫn ế ẩm, trả mặt bằng

THANH VŨ - NGỌC LÊ |

Bắt đầu vào mùa cao điểm mua sắm cuối năm, nhưng nhiều tuyến đường chuyên kinh doanh thời trang tại TPHCM hiện rơi vào cảnh ế ẩm, nhiều cửa hàng trả mặt bằng.

Làm rõ nguồn kinh phí để chi tăng tiền lương cho công chức, viên chức Thủ đô

Vương Trần - Thùy Linh |

Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Pháp luật nêu rõ, có ý kiến đề nghị làm rõ nguồn kinh phí thực hiện chế độ tiền lương, thu nhập tăng thêm để bảo đảm tính khả thi vì phạm vi đối tượng thụ hưởng rất lớn.

Thầy thuốc bỏ phố lên núi phát triển vùng dược liệu giúp đồng bào thoát nghèo

Kim Tuyến |

Gia đình sống ở Thủ đô, tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội và có công việc ổn định tại một công ty dược phẩm hàng đầu tại Hà Nội, nhưng Thầy thuốc ưu tú Đỗ Tiến Sỹ đã lựa chọn lên Sa Pa (Lào Cai) để cùng bà con phát triển vùng trồng dược liệu an toàn.

Đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo nhờ nguồn vốn tín dụng ưu đãi

Vĩnh Hoàng |

Yên Bái - Nguồn vốn tín dụng ưu đãi vay qua Ngân hàng Chính sách xã hội được bà con đầu tư vào phát triển sản xuất, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, xây dựng mô hình kinh tế phù hợp, vươn lên thoát nghèo, tự chủ ổn định cuộc sống.

Khơi dậy tinh thần tự lực, tự cường vươn lên thoát nghèo

KHÁNH AN |

Chính phủ đã phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức thực hiện phong trào thi đua, khơi dậy tinh thần tự lực, tự cường vươn lên thoát nghèo và huy động nguồn lực để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.