Khơi dậy tinh thần tự lực, tự cường vươn lên thoát nghèo

KHÁNH AN |

Chính phủ đã phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức thực hiện phong trào thi đua, khơi dậy tinh thần tự lực, tự cường vươn lên thoát nghèo và huy động nguồn lực để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.

Nhiều địa phương đã nỗ lực thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn

Theo cách tiếp cận mới về nghèo đa chiều của Chính phủ cho giai đoạn 2022-2025, có sự khác biệt và khoảng cách lớn giữa các vùng có trình độ kinh tế phát triển và vùng núi, cao nguyên.

Theo Tổng cục Thống kê, năm 2022, tỷ lệ nghèo đa chiều tại vùng Trung du và miền núi phía Bắc cao nhất trong các vùng kinh tế với 12,1%; tiếp đến là vùng Tây Nguyên 11,4%; vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 5%; vùng Đồng bằng sông Cửu Long 4,7%.

Vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng là nơi tập trung các địa phương có trình độ phát triển kinh tế cao của cả nước và các khu công nghiệp lớn, thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước nên tỷ lệ nghèo đa chiều tại 2 vùng này rất thấp, tương ứng là 0,7% và 0,9%.

Bên cạnh những thành tựu đạt được trong công tác xóa đói giảm nghèo, Đảng, Nhà nước và các bộ, ngành thường xuyên có những chính sách hỗ trợ các hộ nghèo, hộ cận nghèo, đặc biệt những hộ gia đình sinh sống tại các vùng kinh tế khó khăn, vùng sâu vùng xa và hải đảo. Cụ thể như quan tâm, bố trí nguồn lực từ ngân sách nhà nước và huy động nguồn lực toàn xã hội để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo.

Tổng nguồn lực đã được bố trí, huy động để thực hiện Chương trình khoảng 120 nghìn tỉ đồng; bao gồm nguồn vốn Trung ương (chiếm khoảng 35%), vốn huy động xã hội hóa hỗ trợ an sinh xã hội và giảm nghèo của các địa phương (chiếm khoảng 41%), vốn ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” và các hoạt động an sinh xã hội của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp (chiếm khoảng 24%). Cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội thiết yếu, liên kết vùng được ưu tiên đầu tư, nhiều địa phương đã nỗ lực thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn để xây dựng vùng nông thôn mới.

Chính phủ đã phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức thực hiện phong trào thi đua, khơi dậy tinh thần tự lực, tự cường vươn lên thoát nghèo và huy động nguồn lực để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.

Một trong những giải pháp giảm nghèo là động viên, hướng dẫn người nghèo chủ động vươn lên thoát nghèo. Ảnh: Văn Đức
Một trong những giải pháp giảm nghèo là động viên, hướng dẫn người nghèo chủ động vươn lên thoát nghèo. Ảnh: Văn Đức

Các giải pháp thực hiện hiệu quả giảm nghèo bền vững

Các giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả giảm nghèo bền vững giai đoạn 2022-2025, bao gồm:

Thứ nhất, các cấp uỷ, tổ chức đảng tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác giảm nghèo bền vững. Công tác giảm nghèo là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên, lâu dài của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Công tác giảm nghèo bền vững là nội dung quan trọng trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội hằng năm, Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021 – 2025 và Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2021 – 2030 của các cấp, các ngành, địa phương, đơn vị.

Thứ hai, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu trong công tác giảm nghèo. Động viên, hướng dẫn người nghèo, hộ nghèo có kiến thức, kinh nghiệm trong lao động, sản xuất, chủ động vươn lên thoát nghèo, không trông chờ, ỷ lại vào sự giúp đỡ của Nhà nước và xã hội. Coi báo chí là kênh thông tin tuyên truyền quan trọng.

Thứ ba, hoàn thiện chính sách giảm nghèo, chuẩn nghèo đa chiều gắn với mục tiêu phát triển bền vững, bảo đảm mức sống tối thiểu tăng dần và khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân; đổi mới cách tiếp cận về giảm nghèo…

Thứ tư, huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư cho công tác giảm nghèo. Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong việc bảo đảm nguồn lực, đồng thời huy động tối đa các nguồn lực xã hội tham gia công tác giảm nghèo bền vững..

Thứ năm, tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo. Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan điều phối về giảm nghèo các cấp theo hướng tập trung, thống nhất đầu mối quản lý.

Nghị định 07/2021/NĐ-CP về chuẩn nghèo đa chiều, thay thế cho Quyết định 59/2015/QĐ-TTg quy định từ năm 2022, hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2 triệu đồng trở xuống ở thành thị và từ 1,5 triệu đồng trở xuống ở nông thôn; thiếu hụt 3 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên được coi là hộ nghèo.

Hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2.000.000 đồng trở xuống ở thành thị và từ 1.500.000 đồng trở xuống ở nông thôn và thiếu hụt dưới 3 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản dược coi là hộ cận nghèo (Các dịch vụ xã hội cơ bản gồm 6 dịch vụ: việc làm; y tế; giáo dục; nhà ở; nước sinh hoạt và vệ sinh; thông tin).

KHÁNH AN
TIN LIÊN QUAN

Trao sinh kế giúp lao động nông thôn thoát nghèo bền vững

Đỗ Hạnh |

Đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn là một trong những giải pháp trọng tâm trong công tác giảm nghèo, phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Thái Nguyên. Những năm qua, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn được quan tâm, nhờ đó giải quyết việc làm cho hàng chục nghìn lao động.

Tiếp sức cho Tân Kỳ giảm nghèo bền vững

Việt Hải |

Về huyện miền núi Tân Kỳ, phía Tây Bắc tỉnh Nghệ An vào đúng dịp huyện long trọng tổ chức kỷ niệm 60 năm ngày thành lập và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì, chúng tôi chứng kiến bức tranh nông thôn mới đang từng ngày đổi mới, nhà ở khang trang ngày càng nhiều thêm giữa những vườn cây xanh ngút tầm mắt. Mảnh "đất thiếu mưa thừa đá sỏi" này đang thay da đổi thịt khi người nghèo được tín dụng chính sách xã hội của Chính phủ làm trợ lực, đã và đang dần tìm cho mình hướng đi đúng là thoát nghèo bền vững, ổn định để làm giàu.

Thụ hưởng chương trình giảm nghèo bền vững: Nhiều hộ nghèo vẫn chưa thoát nghèo

HƯNG THƠ |

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững được triển khai tại huyện nghèo ở tỉnh Quảng Trị nhiều năm nay, nhưng nhiều hộ nghèo được thụ hưởng chương trình vẫn chưa thể thoát nghèo. 

Những nhân viên bị lãng quên trong ngành Giáo dục: Lương bằng nửa giáo viên, sao sống được bằng nghề?

NHÓM PV |

Những viên chức, lao động hợp đồng là kế toán trong các trường học rất cần sự quan tâm, lắng nghe, chia sẻ của lãnh đạo các cấp, để họ có thể sống bằng nghề, cống hiến cho ngành giáo dục.

Chốt thời điểm đấu giá lại biển số 51K-888.88 từng được trả hơn 32 tỉ đồng

KHÁNH AN |

Theo thông tin từ Công ty Đấu giá hợp danh Việt Nam, 6 biển số "siêu đẹp" từng được đấu giá vào ngày 15.9 sẽ được đấu giá lại trong tháng 10.

Tin 20h: Lý giải cơn sốt đất nền ở huyện Gia Lâm khi có thông tin lên quận

NHÓM PV |

Bản tin thời sự 20h: Lý giải cơn sốt đất nền tại huyện Gia Lâm khi có thông tin lên quận; Nhân viên ngành giáo dục lương thấp sao sống được bằng nghề?; Phụ huynh tiếp tục đến Trung tâm Anh ngữ Apax Leaders đòi học phí...

Công khai chủ tịch, bộ trưởng không tiếp công dân để có chế tài xử lý

PHẠM ĐÔNG |

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị bổ sung rõ địa chỉ cụ thể cá nhân, cơ quan, đơn vị chưa trực tiếp tiếp công dân để xác định trách nhiệm, có chế tài xử lý thích hợp.

Thái Bình và Nghệ An lần đầu gia nhập nhóm tỉ đô về thu hút vốn FDI

Đức Mạnh |

Nghệ An và Thái Bình là địa phương lần đầu tiên thu hút vốn FDI vượt mốc 1 tỉ USD/năm. Đây là kết quả của nỗ lực chuẩn bị tốt điều kiện về hạ tầng và môi trường đầu tư thông thoáng.

Trao sinh kế giúp lao động nông thôn thoát nghèo bền vững

Đỗ Hạnh |

Đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn là một trong những giải pháp trọng tâm trong công tác giảm nghèo, phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Thái Nguyên. Những năm qua, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn được quan tâm, nhờ đó giải quyết việc làm cho hàng chục nghìn lao động.

Tiếp sức cho Tân Kỳ giảm nghèo bền vững

Việt Hải |

Về huyện miền núi Tân Kỳ, phía Tây Bắc tỉnh Nghệ An vào đúng dịp huyện long trọng tổ chức kỷ niệm 60 năm ngày thành lập và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì, chúng tôi chứng kiến bức tranh nông thôn mới đang từng ngày đổi mới, nhà ở khang trang ngày càng nhiều thêm giữa những vườn cây xanh ngút tầm mắt. Mảnh "đất thiếu mưa thừa đá sỏi" này đang thay da đổi thịt khi người nghèo được tín dụng chính sách xã hội của Chính phủ làm trợ lực, đã và đang dần tìm cho mình hướng đi đúng là thoát nghèo bền vững, ổn định để làm giàu.

Thụ hưởng chương trình giảm nghèo bền vững: Nhiều hộ nghèo vẫn chưa thoát nghèo

HƯNG THƠ |

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững được triển khai tại huyện nghèo ở tỉnh Quảng Trị nhiều năm nay, nhưng nhiều hộ nghèo được thụ hưởng chương trình vẫn chưa thể thoát nghèo.