Phát huy giá trị nguồn vốn tín dụng ưu đãi ở Nghệ An

Minh Thư-Thành Châu |

Trong 20 năm qua, hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác ở vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Nghệ An được tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ưu đãi một cách thuận lợi, kịp thời và đầy đủ. Thông qua các chương trình tín dụng chính sách, các hộ vay vốn đều nâng cao nhận thức, thay đổi cách nghĩ, cách làm, biết phát huy nội lực, tự vươn lên trong sản xuất để tạo thu nhập, từng bước thoát nghèo, vươn lên làm giàu.

Mang tiền Chính phủ cho bản làng vay đủ

Vẫn nhớ mãi hình ảnh cán bộ tín dụng NHCSXH huyện rẻo cao biên giới Kỳ Sơn, một trong 3 huyện thuộc diện 30a của tỉnh Nghệ An trong những ngày đầu mới thành lập. Ở Kỳ Sơn, mùa khô không sợ lầy lội, nhưng vào mùa mưa, hầu hết các tuyến đường từ huyện lên các xã đều sạt lở, nhiều đoạn xe máy phải dắt, đẩy. Lên xã Keng Đu, cách trung tâm huyện khoảng 50km, đoạn từ xã Huồi Tụ lên xã Đoọc Mạy phải leo dốc dài gần 4km, nên phải chuẩn bị đầy đủ đồ ăn và ra phương án nhờ dân tiếp ứng kéo đẩy xe, khiêng máy nổ... Tổ tín dụng đầy đủ phải ba người, trong đó có một bảo vệ, nhưng do thiếu người cho nên chỉ bố trí được hai người. Ngoài tư trang còn có vật dụng không thể thiếu, đó là “đồ nghề” gồm hai rương tôn: rương hai khóa đựng tiền, rương một khóa đựng chứng từ kế toán, một máy phát điện nhỏ, máy tính, máy soi tiền và máy đếm tiền...”.

Người dân Nghệ An nhận vốn vay ưu đãi tại Điểm giao dịch xã.
Người dân Nghệ An nhận vốn vay ưu đãi tại Điểm giao dịch xã.
Giữa những năm 2000, ở 3 huyện 30a rẻo cao Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong, số xã có đường cho ô tô đến được Điểm giao dịch chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Đến Điểm giao dịch xã Keng Đu này, hay Bắc Lý, Mỹ Lý, Mường Típ, Mường Ải ở các huyện Kỳ Sơn, Mai Sơn, Nhôn Mai, Hữu Khuông, huyện Tương Dương và các vùng bản xã Nậm Nhoóng, Tri Lễ... huyện Quế Phong không chỉ tính giờ, tính buổi mà thậm chí mùa mưa phải tính ngày đường. Đến Điểm giao dịch đã khó, từ Điểm giao dịch đến nhiều vùng bản không có đường cho xe máy, cán bộ đến đó tuyên truyền, kiểm tra, thu nợ phải lội bộ hằng ngày đường.

Để vốn ưu đãi của Chính phủ tiếp cận các đối tượng thụ hưởng, các cán bộ NHCSXH phải “ba cùng” với dân, cùng tham gia xây dựng và sinh hoạt cùng Tổ tiết kiệm và vay vốn với từng cơ sở bản. Các sự cố bị mưa lũ cắt đường phải mang vác “đồ nghề” đi bộ, nhịn đói, nhịn khát trong đêm tối giữa rừng đối với cán bộ tín dụng là chuyện thường tình. Địa hình phức tạp, trình độ dân trí chưa phát triển, tỷ lệ nghèo đói cao cho nên rất khó khăn trong công tác tuyên truyền vận động đồng bào và ảnh hưởng đến thời gian hoàn thành kế hoạch.

Với mô hình đặc thù, tinh gọn, phương thức hoạt động sáng tạo, kết nối với mạng lưới Tổ tiết kiệm và vay vốn đến tận 100% thôn, bản và tổ chức giao dịch tại xã, hoạt động tín dụng chính sách xã hội đã được cả hệ thống chính trị vào cuộc tích cực, tổ chức thực hiện bảo đảm công khai, dân chủ đã tạo điều kiện cho chi nhánh NHCSXH tỉnh Nghệ An chuyển tải nguồn vốn tín dụng chính sách đến người thụ hưởng kịp thời.

“Bệ đỡ” cho người nghèo

Được nguồn vốn tín dụng ưu đãi tiếp sức, nhiều mô hình kinh tế tập trung thu hút lao động địa phương được triển khai và mang lại hiệu quả cao. Gia đình ông Lỳ Nọ Pó, dân tộc H'Mông, bản Pà Khốm, xã Tri Lễ (Quế Phong) trước đây nghèo khó. Năm 2004, được vay vốn NHCSXH 5 triệu đồng, gia đình ông mua 2 con bò giống nuôi. Đến hạn, gia đình ông đã trả nợ tiền vay trên, đồng thời mạnh dạn vay thêm 25 triệu đồng mua tiếp 5 con bò giống. Cùng số tiền tích trữ của gia đình, ông mua 4 con ngựa và khai hoang phát triển vườn rừng. Hiện tại, gia đình có đàn gia súc hơn 80 con cùng 4ha vườn rừng trồng cỏ chăn nuôi, thu lãi hàng trăm triệu đồng/năm.

Người dân xã Hùng Sơn, huyện Anh Sơn xây dựng cơ sở chế biến chè từ nguồn vốn vay chương trình hộ SXKD vùng khó khăn.
Người dân xã Hùng Sơn, huyện Anh Sơn xây dựng cơ sở chế biến chè từ nguồn vốn vay chương trình hộ SXKD vùng khó khăn.
Ngoài gia đình ông Pó, anh Lê Văn Hưng, dân tộc Thổ, ở xóm Màn Thịnh, xã Nghĩa Thọ, huyện Nghĩa Đàn được bình xét vay vốn ưu đãi qua ủy thác từ Đoàn Thanh niên theo chương trình vốn vay giải quyết việc làm, với số tiền 50 triệu đồng vào năm 2016. Từ kinh nghiệm học được trong những năm bươn chải trong miền Nam, Hưng đã mạnh dạn đầu tư xây bể nuôi lươn không bùn. Đến năm 2020, anh Hưng trả hết vốn vay, cộng với lợi nhuận từ nuôi lươn, Hưng được vay tiếp 300 triệu từ nguồn ủy thác liên minh Hợp tác xã, phát triển cung cấp lươn giống và xây dựng chuồng trại chăn nuôi dê. Hiện, anh Hưng còn tiếp tục đầu tư xây dựng nhà hàng đặc sản dê để tăng giá trị sản phẩm.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nghệ An Lê Hồng Vinh cho biết: Tín dụng chính sách thực sự góp phần quan trọng vào thành quả phát triển kinh tế, mục tiêu giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới của tỉnh Nghệ An. Đến cuối năm 2021, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 7,8%, tỷ lệ hộ cận nghèo là 6,59% (theo tiêu chí hộ nghèo, cận nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025).

Trong 20 năm qua, chi nhánh NHCSXH tỉnh Nghệ An đã triển khai cho vay 22 chương trình tín dụng, với doanh số cho vay đến nay đạt hơn 32.140 tỷ đồng với gần 1.272 nghìn lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn.

Nguồn vốn tín dụng chính sách đã hỗ trợ cho 1,3 triệu lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách ở Nghệ An được vay vốn đầu tư sản xuất, cải thiện đời sống; trong đó có trên 267 nghìn hộ vượt qua ngưỡng nghèo; thu hút, tạo việc làm ổn định cho trên 48 nghìn lao động; trên 258 nghìn hộ xây dựng hơn 259 nghìn công trình nước sạch và 258 nghìn công trình vệ sinh; trên 37 nghìn hộ nghèo được vay vốn để xây dựng mới hoặc sửa chữa nhà ở, làm chòi tránh lũ; trên 283 nghìn HSSV có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; 18 nghìn hộ đồng bào DTTS đặc biệt khó khăn được vay vốn phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống, yên tâm bám đất, bám bản tại các vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới…

Minh Thư-Thành Châu
TIN LIÊN QUAN

Nguồn vốn tín dụng ưu đãi góp phần đổi thay Đắk Nông

Thành Lâm |

Đắk Nông - UBND tỉnh Đắk Nông đã tổ chức Hội nghị tổng kết 20 năm triển khai tín dụng chính sách ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 4.10.2002 của Chính phủ.

Cần có đột phá mới trong triển khai tín dụng chính sách

Văn Hưng Yên |

Trong giai đoạn 2016 – 2021, tín dụng chính sách xã hội (CSXH) đã đầu tư đến 100% xã, phường, thị trấn đặc biệt tập trung ưu tiên vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Nguồn vốn đã trở thành chủ công hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác đạt hiệu quả cao. Hoạt động này có ý nghĩa sâu sắc về mặt kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc phòng, góp phần thực hiện thắng lợi các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2021 của các tỉnh đặc biệt khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

Nguồn vốn tín dụng chắp cánh cho sản phẩm OCOP vươn xa

Thảo Ly |

Thực hiện Chương trình mỗi xã 1 sản phẩm (OCOP), Agribank Tuyên Quang đã chủ động triển khai các gói vay với lãi suất ưu đãi nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư sản xuất, phát triển sản phẩm. Và chính việc xếp hạng sản phẩm OCOP như một tấm giấy chứng nhận đảm bảo về chất lượng; sự đồng hành của ngân hàng như một đảm bảo về hiệu quả kinh tế, nông dân Tuyên Quang đang vui với niềm vui làm giàu từ chính những sản vật quê hương…

Rét buốt 13 độ C, người dân vẫn chen chân đến chợ hoa Quảng An ngày cận Tết

Minh Hà - Việt Anh |

Mặc dù Hà Nội đang rét buốt, nhiệt độ về đêm giảm sâu dưới 13 độ C nhưng chợ hoa Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội) vẫn tấp nập, nhộn nhịp người bán, kẻ mua trong những ngày cận Tết Nguyên đán 2023.

Giờ thứ 9: Điếng người khi biết con nuôi của chồng chính là con riêng (P1)

Nhóm PV |

Trong cuộc sống hiện đại, quan niệm "con nào cũng là con" được rất nhiều người ủng hộ. Và dù rằng là con trai hay gái cũng được yêu thương, chăm sóc như nhau. Tuy nhiên, vẫn có những người còn giữ những tư tưởng cổ hủ, lạc hậu, mong muốn có một cậu con trai để nối dõi và để hương hỏa cho ông bà tổ tiên. Vì lí do đó, nhiều người đã đánh mất niềm hạnh phúc của gia đình và những đứa con của chính họ.

Chương trình Giờ thứ 9 do NSND Khải Hưng là đạo diễn. Giọng đọc: NSND Minh Hòa – NSƯT Phú Thăng. Âm nhạc: Xuân Phương.

Bạn đang có những câu chuyện riêng muốn chia sẻ với độc giả của Báo Lao Động? Hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: media@laodong.vn.

Bản tin dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 19.1

NHÓM PV |

Dự báo thời tiết mới nhất 19.1: Khu vực Nam Bộ ngày mai có mây, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng, đêm không mưa.

Hà Nội: Tết vẫn chưa về đến... làng chài

Kim Sơn |

Hà Nội - Những ngày này không khí xuân đã tràn ngập khắp phố phường, người người nhà nhà ra đường sắm Tết. Tuy nhiên, ở làng chài Văn Đức (Gia Lâm) người dân vẫn đang tất bật mưu sinh, kiếm con tôm con cá cho bữa ăn hàng ngày.

Nhiều lý do để trừ, cắt thưởng Tết của người lao động

Bảo Hân |

Vụ việc một công ty tại Bạc Liêu có thông báo về việc cắt thưởng cuối năm do không like, share bài của giám đốc đang thu hút sự chú ý của dư luận.

Nguồn vốn tín dụng ưu đãi góp phần đổi thay Đắk Nông

Thành Lâm |

Đắk Nông - UBND tỉnh Đắk Nông đã tổ chức Hội nghị tổng kết 20 năm triển khai tín dụng chính sách ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 4.10.2002 của Chính phủ.

Cần có đột phá mới trong triển khai tín dụng chính sách

Văn Hưng Yên |

Trong giai đoạn 2016 – 2021, tín dụng chính sách xã hội (CSXH) đã đầu tư đến 100% xã, phường, thị trấn đặc biệt tập trung ưu tiên vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Nguồn vốn đã trở thành chủ công hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác đạt hiệu quả cao. Hoạt động này có ý nghĩa sâu sắc về mặt kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc phòng, góp phần thực hiện thắng lợi các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2021 của các tỉnh đặc biệt khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

Nguồn vốn tín dụng chắp cánh cho sản phẩm OCOP vươn xa

Thảo Ly |

Thực hiện Chương trình mỗi xã 1 sản phẩm (OCOP), Agribank Tuyên Quang đã chủ động triển khai các gói vay với lãi suất ưu đãi nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư sản xuất, phát triển sản phẩm. Và chính việc xếp hạng sản phẩm OCOP như một tấm giấy chứng nhận đảm bảo về chất lượng; sự đồng hành của ngân hàng như một đảm bảo về hiệu quả kinh tế, nông dân Tuyên Quang đang vui với niềm vui làm giàu từ chính những sản vật quê hương…