Đề xuất tăng phụ cấp ưu đãi cho cán bộ y tế học đường lên 40%

PHONG LINH |

Liên quan đến loạt bài phản ánh của Báo Lao Động về “Thu nhập thấp, danh phận bấp bênh của cán bộ y tế học đường”, Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Cần Thơ đã có đề xuất tăng phụ cấp ưu đãi cho đối tượng này.

Trao đổi với Lao Động về công tác y tế trường học tại TP Cần Thơ, ông Nguyễn Hữu Nhân - Trưởng phòng Chính trị - Tư tưởng, Sở Giáo dục và Đào tạo TP Cần Thơ thông tin: Chúng tôi đề xuất tăng phụ cấp ưu đãi cho cán bộ y tế từ 20% lên 40% (bằng phụ cấp của y tế xã) để đời sống của họ được cải thiện hơn, giúp họ an tâm gắn bó với nghề.

Trước những khó khăn của cán bộ y tế học đường, Sở GDĐT TP Cần Thơ kiến nghị Bộ GDĐT xin Chính phủ bố trí 1 biên chế y tế ở trường học. Bên cạnh đó, cần tăng cường ban hành tài liệu tập huấn y tế trường học và triển khai tập huấn để họ được nâng cao trình độ, tiếp cận với kiến thức mới.

Hiện nay, 449 trường trên địa bàn thành phố đều có phòng y tế và cán bộ phụ trách công tác y tế học đường (tỷ lệ chuyên trách 91%). Trong đó, trên 90% cán bộ y tế học đường đủ điều kiện về năng lực quy định, có chứng chỉ hành nghề; số còn lại là cán bộ kiêm nhiệm hoặc cơ sở giáo dục có hợp đồng với cán bộ y tế của xã thực hiện nhiệm vụ về y tế học đường.

Hằng năm, thành phố đều có chuyên đề công tác y tế học đường trong hoạt động bồi dưỡng, tập huấn lý luận chính trị hè cho tất cả cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; đặc biệt đảm bảo các nội dung về phòng, chống tác hại của rượu, bia, thuốc lá và phòng, chống bệnh tật, an toàn vệ sinh thực phẩm trong trường học.

Cán bộ y tế học đường công tác tại một Trường Mầm non trên địa bàn TP Cần Thơ theo dõi tình hình bệnh của các em học sinh. Ảnh: Phong Linh
Cán bộ y tế học đường đang công tác tại một trường mầm non trên địa bàn TP Cần Thơ. Ảnh: Phong Linh

"Sở GDĐT TP Cần Thơ cũng đã phối hợp thường xuyên, chặt chẽ với Sở Y tế; Trung tâm Y tế trong việc chỉ đạo, hướng dẫn về y tế trong trường học. Chúng tôi triển khai nhiều đề án về chăm sóc sức khỏe, phối hợp với nhiều đơn vị để xã hội hóa công tác y tế học đường như Chương trình khám mắt miễn phí cho học sinh, Chương trình tặng sản phẩm cho nữ sinh các trường THPT...

Nhiều năm qua, thành phố thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh trong trường học, không xảy ra tai nạn thương tích và ngộ độc thực phẩm trong nhà trường. 100% học sinh, học viên tham gia Bảo hiểm y tế", ông Nhân cho hay.

Tuy nhiên, theo Trưởng phòng Chính trị - Tư tưởng, Sở Giáo dục và Đào tạo TP Cần Thơ, bên cạnh những thuận lợi trong công tác quản lý y tế học đường, cá nhân cán bộ phụ trách y tế cũng gặp nhiều khó khăn, hạn chế nhất định. Điển hình như việc họ chưa có biên chế chuyên trách, phải kiêm nhiệm công tác khác; vẫn còn một số cán bộ y tế học đường chưa có giấy phép hành nghề.

Đặc biệt, hiện nay, kinh phí cho công tác y tế học đường còn hạn chế khiến họ không đủ trang trải cuộc sống, kinh tế bấp bênh.

Â
Người phụ trách y tế học đường đảm nhận công tác phát thuốc cho học sinh. Ảnh: Phong Linh
PHONG LINH
TIN LIÊN QUAN

Ở những nơi nhân viên y tế học đường mướt mồ hôi với công việc

LỤC TÙNG - PHONG LINH |

Số lượng học sinh đông, công việc nhiều, thậm chí phải làm kiêm nhiệm, các nhân viên y tế học đường phải vất vả với công việc và không ít lần rơi cảnh "mướt mồ hôi"...

Bất cập chính sách, giải pháp nào níu chân cán bộ y tế học đường?

LỤC TÙNG - PHONG LINH |

Bất cập trong chính sách đã khiến nhiều cán bộ y tế học đường từ bỏ vị trí công tác, điều này ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu của nhà trường...

Không giữ được cán bộ y tế học đường, gánh nặng đè vai người kiêm nhiệm

LỤC TÙNG - PHONG LINH |

Với đãi ngộ và cơ hội thấp, nhiều nơi không tuyển dụng được cán bộ y tế học đường, hoặc có tuyển được nhưng không bao lâu thì cũng không giữ được. Thiếu cán bộ y tế học đường, nhiều trường học tại ĐBSCL đã “hô biến” giải pháp bằng cách giao nhiệm vụ này cho giáo viên kiêm nhiệm. Tuy nhiên, vừa không có chuyên môn, lại phải lo công việc giảng dạy, khiến trách nhiệm chăm lo sức khỏe cho học sinh trở thành gánh nặng đè lên vai những người kiêm nhiệm...

Petrovietnam và hành trình hiện thực hóa khát vọng tăng trưởng

Nhóm PV |

Hôm nay (16.12), Báo Lao Động phối hợp với Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) tổ chức tọa đàm trực tuyến “Petrovietnam về đích sớm kế hoạch 2023, hiện thực hóa khát vọng tăng trưởng”.

Đắk Lắk từng tiếp nhận 2 văn bản từ ông Lưu Bình Nhưỡng

BẢO TRUNG |

Ngày 15.12, UBND tỉnh Đắk Lắk thông tin, đã có văn bản gửi Cơ quan CSĐT, Công an tỉnh Thái Bình về việc cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ công tác điều tra vụ án hình sự liên quan đến ông Lưu Bình Nhưỡng.

Xôn xao clip tố Giám đốc và Phó Giám đốc ở Sơn La có tình cảm ngoài luồng

Khánh Linh - Văn Đức Thành |

Sơn La - Ông Phạm Tuấn Anh - Phó Giám đốc Trung tâm Điều dưỡng người có công tỉnh bị tố ngoại tình với bà Nguyễn Thùy Dương - Giám đốc trung tâm này.

Không khí lạnh rất mạnh đã tiến thẳng miền Bắc, sắp gây mưa dông gió rét

AN AN |

Cập nhật mới nhất từ cơ quan khí tượng, khối không khí lạnh mạnh đã tiến thẳng vào miền Bắc và sẽ khiến thời tiết thay đổi rõ rệt từ trưa chiều nay (16.12).

Bí thư Bình Định: 10 năm trước, mở 1 con đường 15 tỉ đồng, cũng không biết tìm tiền ở đâu để làm

Hoài Luân |

Từ một tỉnh nghèo, Bình Định đã vượt khó, trở thành địa phương đi đầu của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

Ở những nơi nhân viên y tế học đường mướt mồ hôi với công việc

LỤC TÙNG - PHONG LINH |

Số lượng học sinh đông, công việc nhiều, thậm chí phải làm kiêm nhiệm, các nhân viên y tế học đường phải vất vả với công việc và không ít lần rơi cảnh "mướt mồ hôi"...

Bất cập chính sách, giải pháp nào níu chân cán bộ y tế học đường?

LỤC TÙNG - PHONG LINH |

Bất cập trong chính sách đã khiến nhiều cán bộ y tế học đường từ bỏ vị trí công tác, điều này ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu của nhà trường...

Không giữ được cán bộ y tế học đường, gánh nặng đè vai người kiêm nhiệm

LỤC TÙNG - PHONG LINH |

Với đãi ngộ và cơ hội thấp, nhiều nơi không tuyển dụng được cán bộ y tế học đường, hoặc có tuyển được nhưng không bao lâu thì cũng không giữ được. Thiếu cán bộ y tế học đường, nhiều trường học tại ĐBSCL đã “hô biến” giải pháp bằng cách giao nhiệm vụ này cho giáo viên kiêm nhiệm. Tuy nhiên, vừa không có chuyên môn, lại phải lo công việc giảng dạy, khiến trách nhiệm chăm lo sức khỏe cho học sinh trở thành gánh nặng đè lên vai những người kiêm nhiệm...