Tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản

ANH HUY |

Sau 2 năm thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, công tác giảm nghèo ở Ninh Bình đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống, tăng thu nhập của người dân. Từ đó, tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo tiếp cận một cách tốt nhất đến các dịch vụ xã hội cơ bản, góp phần giảm tỉ lệ hộ nghèo và cận nghèo.

Xác định công tác giảm nghèo có ý nghĩa quan trọng trong việc đẩy mạnh phát triển kinh tế, an sinh xã hội, trong những năm qua các chính sách giảm nghèo luôn được sự quan tâm từ lãnh đạo tỉnh. Chính sách giảm nghèo gắn với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, đi vào cuộc sống, mở ra cơ hội cho hộ nghèo có vốn sản xuất, có việc làm tăng thu nhập, đời sống vật chất tinh thần của người nghèo được cải thiện…

Trong giai đoạn 2021 - 2025, huyện Yên Khánh (tỉnh Ninh Bình) đã thực hiện phân bổ nguồn kinh phí hằng năm thực hiện các Dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững. Ở giai đoạn này tỉ lệ hộ nghèo của huyện giảm đều theo các năm. Trong đó, năm 2021 có 1.603 hộ nghèo (chiếm 3,37%); cuối năm 2022 còn 1.133 hộ nghèo (chiếm 2,36%); thu nhập bình quân đầu người năm 2023 là 68,78 triệu đồng/người.

Công tác giải quyết việc làm được chú trọng, đơn cử, 8 tháng đầu năm 2023, huyện Yên Khánh đã tạo việc làm mới cho 2.300 lao động, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.
Ông Phạm Ngọc Điệp - Trưởng phòng Lao động - Thương binh xã hội huyện Yên Khánh chia sẻ, trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo trên địa bàn huyện đã rút ra một số bài học kinh nghiệm.

Cụ thể như cần thường xuyên tuyên truyền cho người nghèo, hộ nghèo có nhận thức đúng đắn, có ý thức tự phấn đấu vươn lên giảm nghèo; biết thực hành tiết kiệm, học hỏi tự tạo việc làm, tận dụng các cơ hội và sử dụng có hiệu quả các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, sự giúp đỡ của các doanh nghiệp và cộng đồng.

Ngoài ra, hằng năm rà soát chính xác thực trạng hộ nghèo, xác định được nguyên nhân nghèo, đề ra giải pháp tổ chức thực hiện cụ thể đối với từng cấp, từng ngành, phân công trách nhiệm cụ thể, rõ ràng cho tập thể và cá nhân trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và phối hợp thực thi nhiệm vụ.

Từ năm 2021 cho đến nay, UBND huyện Yên Mô đã phân bổ kinh phí thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững với tổng số tiền hơn 7 tỉ đồng. Trong đó, như dự án đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo; Tổng nguồn vốn được bố trí thực hiện hơn 2,3 tỉ đồng.

Huyện đã hỗ trợ cho 177 hộ nghèo, hộ cận nghèo, mỗi hộ 1 con bò lai sinh sản với tổng kinh phí là hơn 3,8 tỉ đồng. Tương tự dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng và tiểu dự án 1; Phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp; tổng nguồn vốn được bố trí thực hiện là hơn 1,6 tỉ đồng, dự kiến đến cuối năm 2023 sẽ giải ngân xong nguồn vốn.

UBND huyện xác định 100% người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo được cấp phát thẻ BHYT miễn phí, 100% học sinh, sinh viên con em hộ nghèo được miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập. Trên địa bàn huyện hiện nay không còn nhà ở đơn sơ, dột nát; 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo được tiếp cận, sử dụng nguồn nước sạch trong sinh hoạt; 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo được tiếp cận thông tin.

Ông An Đôn Nghĩa - Phó Chủ tịch huyện Yên Mô - cho biết, đến nay tỉ lệ hộ nghèo của huyện Yên Mô giảm 1/4 trong vòng 5 năm từ năm 2021 - 2025, thu nhập bình quân đầu người đạt 55 triệu đồng. Để đạt mục tiêu giảm nghèo thực sự bền vững trong thời gian tới, huyện tiếp tục xây dựng kế hoạch hằng năm, phân cấp, ủy quyền thực hiện các dự án, tiểu dự án, chính sách giảm nghèo thường xuyên…

ANH HUY
TIN LIÊN QUAN

Các tỉnh thành hiện thực hoá giấc mơ an cư cho người nghèo

KHÁNH AN |

Trong những năm qua, các tỉnh thành xác định việc xây dựng, sửa chữa nhà ở cho hộ nghèo là một trong những nhiệm vụ hàng đầu trong công tác giảm nghèo. Điều này giúp các hộ nghèo được tận hưởng niềm hạnh phúc trong những ngôi nhà mới, tạo động lực để vươn lên trong cuộc sống.

Hà Nội linh hoạt các giải pháp hỗ trợ người nghèo

THU GIANG |

Với những chính sách tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ việc làm cho người nghèo trong những năm qua, tính đến thời điểm hiện tại, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) TP Hà Nội cho hay, Hà Nội đã có 11 quận và 5 huyện không còn hộ nghèo, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô.

Hơn 30 năm ngược xuôi lo chuyện giúp người nghèo

HOÀNG LỘC |

Xuất phát từ suy nghĩ “cho đi là còn mãi”, một người con của tỉnh Đồng Tháp đã thực hiện công tác thiện nguyện hơn 30 năm qua.

Bản tin công đoàn: Thay đổi bảng lương của cán bộ, công chức năm 2024

Nhóm PV |

Bản tin công đoàn hôm nay có những nội dung chính sau: Số lượng lao động rút bảo hiểm xã hội 1 lần cao; Nhân lực chất lượng cao được săn đón; Xem xét lương cho người nghỉ hưu khi cải cách tiền lương; Bảng lương mới 2024 của cán bộ, công chức thay đổi như thế nào so với lương hiện hưởng?

Chứng khoán có cơ hội hình thành nhịp tăng mới với thanh khoản cải thiện

Gia Miêu |

Mức tăng điểm rất ấn tượng của thị trường chứng khoán đi kèm với sự hỗ trợ của thanh khoản, chính thức xác nhận xu hướng tăng điểm.

Người dân ngán ngẩm khi vỉa hè Hà Nội đào lên nhưng chưa lát lại

Khánh Linh |

Đến hẹn lại lên, khung cảnh nhộn nhịp thay đá lát vỉa hè vào cuối năm lại tiếp tục tái diễn. Thế nhưng, trên nhiều tuyến phố, vỉa hè đào lên vẫn chưa được lát lại khiến người dân ngán ngẩm.

Hiện trạng công viên được Hà Nội gia hạn thời gian hoàn thành

Vĩnh Hoàng |

Hà Nội - Sau gần 5 năm đưa vào sử dụng, đến nay, nhiều hạng mục của Công viên hồ điều hòa Mai Dịch đã xuống cấp, hư hỏng, ảnh hưởng đến nhu cầu vui chơi, rèn luyện sức khỏe của người dân cũng như mỹ quan đô thị.

Những câu chuyện buồn về hôn nhân cận huyết ở Tây Bắc

Nhóm phóng viên |

Nghỉ học cấp 2 để cưới nhau; lấy vợ, lấy chồng trong dòng họ nhằm giữ quan hệ dòng máu; mang thai trong lứa tuổi vị thành niên... những câu chuyện buồn vẫn xảy ra ở một số bản làng Tây Bắc - nơi sinh sống của đồng bào dân tộc thiểu số.

Các tỉnh thành hiện thực hoá giấc mơ an cư cho người nghèo

KHÁNH AN |

Trong những năm qua, các tỉnh thành xác định việc xây dựng, sửa chữa nhà ở cho hộ nghèo là một trong những nhiệm vụ hàng đầu trong công tác giảm nghèo. Điều này giúp các hộ nghèo được tận hưởng niềm hạnh phúc trong những ngôi nhà mới, tạo động lực để vươn lên trong cuộc sống.

Hà Nội linh hoạt các giải pháp hỗ trợ người nghèo

THU GIANG |

Với những chính sách tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ việc làm cho người nghèo trong những năm qua, tính đến thời điểm hiện tại, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) TP Hà Nội cho hay, Hà Nội đã có 11 quận và 5 huyện không còn hộ nghèo, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô.

Hơn 30 năm ngược xuôi lo chuyện giúp người nghèo

HOÀNG LỘC |

Xuất phát từ suy nghĩ “cho đi là còn mãi”, một người con của tỉnh Đồng Tháp đã thực hiện công tác thiện nguyện hơn 30 năm qua.