Sự khốc liệt của mặt trận Vị Xuyên qua hồi ức của người lính thông tin

Nguyễn Tùng |

Với những người lính đã chiến đấu trên mặt trận Vị Xuyên (Hà Giang), ngày "giỗ trận" 12.7.1984 không chỉ là dịp để tưởng nhớ đến đồng đội đã ngã xuống mà còn là minh chứng rõ nét nhất cho một giai đoạn khốc liệt nhất của cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc.

Đã thành thông lệ, cứ mỗi dịp đến ngày "giỗ trận", ông Mai Văn Tuấn và ông Đỗ Gia Thắng hiện đang sinh sống tại TP. Tuyên Quang lại gặp nhau để nhớ ôn lại kỷ niệm về những ngày tháng chiến đấu tại Vị Xuyên. Cả 2 ông đều là lính thông tin của Sư đoàn 313.

Ông Tuấn và ông Thắng cùng lên mặt trận Vị Xuyên vào tháng 9.1982, thời điểm bắt đầu cho một giai đoạn khốc liệt nhất của cuộc chiến. Trong ký ức của những người lính thông tin, sự ác liệt, đau thương của chiến tranh như được tái hiện lại.

Hiểm nguy lính thông tin

"Nhiều người bảo lính thông tin nhàn, ừ mình cũng thấy có nhàn hơn công binh hay vận tải thật nhưng mà nguy hiểm nhiều chứ" - ông Tuấn nói như vậy khi mở đầu câu chuyện để nói về nhiệm vụ mà ông đã thực hiện trong hơn 3 năm ở Vị Xuyên.

Theo ông Tuấn, đặc thù của lính thông tin là mang trên mình bộ thu phát tín hiệu và nguy hiểm cũng chính là ở chỗ đó. Mỗi lần phát tín hiệu về Sở chỉ huy thì rất dễ bị địch phát hiện ra toạ độ và dội pháo xuống.

Ông Tuấn nhớ lại: "Khi mình phát tín hiệu, địch hoàn toàn có thể lần ra toạ độ, tuy không phải chính xác đến từng mét nhưng chúng biết rằng trong phạm vi đó có quân ta nên sẵn sàng nã đạn pháo tới tấp nhằm sát thương mức độ cao nhất".

Ông Mai Văn Tuấn (bên trái) và ông Đỗ Gia Thắng (bên phải) là những người lính thông tin đã chiến đấu trên mặt trận Vị Xuyên giai đoạn ác liệt nhất 1982-1985.
Ông Mai Văn Tuấn (bên trái) và ông Đỗ Gia Thắng (bên phải) là những người lính thông tin đã chiến đấu trên mặt trận Vị Xuyên giai đoạn ác liệt nhất 1982-1985.

Tiếp lời, ông Đỗ Gia Thắng cho biết: "1 ngày có 3 phiên liên lạc, nhất định phải đúng giờ, không được bỏ phiên. Thông tin trên chiến trường giữ vai trò quan trọng lắm vì thế lính thông tin mà sợ chết, bỏ chốt thì hỏng".

Ông Thắng nhớ lại một lần thiếu tướng Hoàng Đan từ Bộ Tổng tham mưu lên thăm mặt trận Vị Xuyên đã dùng một cành cây cắm một cái lỗ nhỏ trên mặt đất rồi ném nắm thóc xuống. Không một hạt thóc nào rơi trúng lỗ.

Khi ấy thiếu tướng Hoàng Đan bảo: "Đạn pháo bắn theo toạ độ cũng như vậy, các đồng chí cứ đi đi, không có gì phải sợ cả. Còn cái số nó đến thì hi sinh là cho Tổ quốc".

Khi nhắc đến cụm từ "lò vôi thế kỷ" ánh mắt ông Thắng như rực sáng bởi đó mới là minh chứng tàn khốc nhất về sự huỷ diệt của chiến tranh. Trên cả một điểm cao mà đạn pháo hai bên cùng nã vào khiến đá còn bị nung chảy thành vôi bột trắng xoá.

Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Vị Xuyên hiện là nơi an nghỉ của gần 1.900 liệt sĩ và 1 phàn mộ tập thể.
Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Vị Xuyên hiện là nơi an nghỉ của gần 1.900 liệt sĩ và 1 phần mộ tập thể.

Như để minh chứng cho điều đó, ông Thắng kể: "Một lần ông Nguyên Khai Nhân, trưởng ban liên lạc trung đoàn 122 trinh sát điểm cao 685, khi trở lại thấy bột đá trắng đến tận đầu gối. Cả một vùng núi đá bị sức nóng của đạn pháo nung chảy.

Để tránh sự phát hiện của địch, anh Nhân còn phải nằm sấp trên một quả mìn đặt hở trên mặt đất. Nhưng anh Nhân đã phát hiện ra và hóp bụng lại để không chạm phải, cậu lính bên cạnh còn không dám kêu lên".

Nghe tiếng pháo mà đoán xa hay gần

Trong đời lính của ông Đỗ Gia Thắng, có lẽ, trận đánh ác liệt ngày 30.6.1984 vẫn ám ảnh ông đến tận bây giờ. Khi ấy ông và lính của các Sư đoàn 313, 314, 314 và 356 đang tiến về phía làng Pinh thì đạn pháo của địch từ phía Cốc Nghè bắn xuống.

Giọng nói ông như trầm xuống: "Hơn 1 tiếng đồng hồ, đạn pháo trút xuống như mưa, lính của ta chỉ biết nép mình vào vách đá, thò ra là chết ngay. Nhưng cũng không tránh được, khi đợt tấn công kết thúc, quân ta hi sinh nhiều lắm".

Có lẽ cũng vì vậy mà nghe tiếng đạn pháo để đoán chúng ở xa hay gần đã trở thành một kinh nghiệm sinh tồn của người lính thông tin trên mặt trận Vị Xuyên khi ấy. Có đợt, chỉ trong 3 ngày, Trung Quốc đã bắn hơn 100.000 quả đạn pháo vào khu vực Vị Xuyên.

Những hốc đá trên con đường dẫn vào làng Pinh (Thanh Thuỷ, Vị Xuyên) vẫn còn in những dấu tích của đạn pháo năm xưa.
Những hốc đá trên con đường dẫn vào làng Pinh (Thanh Thuỷ, Vị Xuyên) vẫn còn in những dấu tích của đạn pháo năm xưa.

Theo kinh nghiệm của ông Mai Văn Thắng, khi nghe thấy tiếng nổ kiểu "đề pa" tức là đạn mới rời nòng pháo và còn ở khá xa. Nhưng chỉ cần nghe tiếng rít qua đầu, ấy là lúc đạn xé không khí tới rất cần rồi.

Ông Tuấn nhớ: "Có lần nghe tiếng rít anh em chỉ kịp hô nhau ẩn nấp thật nhanh, chỉ vài giây sau quả đạn rơi xuống cùng tiếng nổ choáng váng. Khói tan đi, ngước nhìn lên mảnh đạn găm vào thân cây chỉ cách đầu 5cm nhưng người đồng đội nằm bên cạnh đã không được may mắn như vậy".

Ngậm ngùi khi nhắc về Sư đoàn 356, ông Tuấn bảo: "Khi sư đoàn 313 bắt đầu rút thì sư đoàn 356 lên thay, nhưng có lẽ chưa thông thạo địa hình, chưa quen cách đánh của địch nên chết nhiều thế. Nhưng đó là sự tàn khốc của chiến tranh mà".

Trong câu chuyện, ông Tuấn không kể nhiều về những cái chết của động đội nhưng ông hay nhắc lại lời của thiếu tướng Nguyễn Đức Huy: "Mặt trận Vị Xuyên có 3 cái nhất, đó là mặt trận nhỏ nhất nhưng lại tập trung nhiều sư đoàn nhất (9 sư đoàn) và chết nhiều nhất".

Tháng 6.1985 ông Đỗ Gia Thắng rút khỏi mặt trận, vài tháng sau đó ông Mai Văn Tuấn cũng được lệnh rút về. Khi đó tiếng đạn pháo vẫn chưa dứt trên khắp Vị Xuyên.

Ngày 12.7.1984, quân đội ta tập trung lực lượng chiến đấu để giành lấy các cao điểm 685, 1509, 772, 1030 (Vị Xuyên, Hà Giang). Trong thế trận giằng co khốc liệt, ta đã giành lại được điểm cao 772 và 685 nhưng hơn 600 người lính thuộc sư đoàn 356 đã mãi mãi nằm xuống.

Từ đó, 12.7 vẫn được coi như ngày "giỗ trận" của những người lính trên mặt trận Vị Xuyên. Trong cuộc chiến ấy, hơn 4.000 cán bộ, chiến sĩ và đồng bào đã hy sinh, phần lớn còn rất trẻ. Đến nay vẫn còn hơn 2.000 liệt sĩ chưa tìm được hài cốt.

Nguyễn Tùng
TIN LIÊN QUAN

Truy điệu, an táng 10 hài cốt liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên

Phong Quang |

Hà Giang - Ngày 10.7, tại Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang đã long trọng tổ chức lễ truy điệu và an táng 10 bộ hài cốt liệt sĩ hy sinh trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc.

Tháng 2 nhớ "Lời thề người lính Vị Xuyên"

Phong Quang |

Hà Giang - Mỗi dịp tháng 2 về cũng là lúc nhiều người tìm đến Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Vị Xuyên - nơi an nghỉ của hàng nghìn liệt sĩ hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc, địa danh minh chứng cho sự đấu tranh kiên cường giữ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.

Hồi ức của vị tướng chỉ huy mặt trận Vị Xuyên

VIỆT VĂN |

Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy sinh năm 1931, nguyên Quyền Tư lệnh Quân khu 2, đã trải qua ba cuộc chiến tranh: Chống Pháp, chống Mỹ và chống quân xâm lược phương Bắc. Đã xấp xỉ tuổi 90, nhưng tướng Huy vẫn cực kỳ minh mẫn, giọng nói sang sảng và ký ức của ông vẫn ghi dấu mốc những sự kiện, con số rõ mồn một của cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc 40 năm về trước…

Phá án vụ giết người 5 thập kỷ từ ADN trên điếu thuốc

Thanh Hà |

Tháng 7.1971, Rita Curran, giáo viên 24 tuổi sống ở Burlington, Vermont, Mỹ, được người bạn tìm thấy đã chết trong nhà, trong tình trạng bị bóp cổ. Kẻ giết người không được tìm ra và vụ án rơi dần vào quên lãng.

Novaland muốn hoán đổi trái phiếu lấy bất động sản: Cẩn thận dao hai lưỡi

Đức Mạnh |

Một số doanh nghiệp hiện nay đã đàm phán thanh toán gốc, lãi trái phiếu bằng cổ phần hoặc sản phẩm bất động sản. Tuy nhiên giải pháp "hàng đổi hàng" này lại được các chuyên gia cho rằng rất cần lưu ý.

Bế tắc tìm việc làm

LƯƠNG HẠNH |

Đã hơn 1 tháng sau Tết Nguyên đán, chị Thắm vẫn chưa tìm được công việc phù hợp. Rơi vào bế tắc, thậm chí, chị đã nảy sinh ý định xuất khẩu lao động để thoát cảnh thất nghiệp.

Chính thức thành lập một số đơn vị hành chính cấp huyện, xã của 10 tỉnh

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã ký ban hành các nghị quyết về việc thành lập một số đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của 10 tỉnh An Giang, Bắc Ninh, Bắc Kạn, Bến Tre, Bình Dương, Đắk Lắk, Quảng Nam, Thái Nguyên, Trà Vinh, Vĩnh Phúc.

Hà Nội chốt thi 3 môn vào lớp 10: Phụ huynh thở phào nhẹ nhõm

KHÁNH AN |

Nhiều phụ huynh cho biết cảm thấy bớt áp lực sau khi đọc được thông tin Hà Nội chốt thi 3 môn vào lớp 10.

Truy điệu, an táng 10 hài cốt liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên

Phong Quang |

Hà Giang - Ngày 10.7, tại Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang đã long trọng tổ chức lễ truy điệu và an táng 10 bộ hài cốt liệt sĩ hy sinh trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc.

Tháng 2 nhớ "Lời thề người lính Vị Xuyên"

Phong Quang |

Hà Giang - Mỗi dịp tháng 2 về cũng là lúc nhiều người tìm đến Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Vị Xuyên - nơi an nghỉ của hàng nghìn liệt sĩ hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc, địa danh minh chứng cho sự đấu tranh kiên cường giữ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.

Hồi ức của vị tướng chỉ huy mặt trận Vị Xuyên

VIỆT VĂN |

Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy sinh năm 1931, nguyên Quyền Tư lệnh Quân khu 2, đã trải qua ba cuộc chiến tranh: Chống Pháp, chống Mỹ và chống quân xâm lược phương Bắc. Đã xấp xỉ tuổi 90, nhưng tướng Huy vẫn cực kỳ minh mẫn, giọng nói sang sảng và ký ức của ông vẫn ghi dấu mốc những sự kiện, con số rõ mồn một của cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc 40 năm về trước…