Sống khổ vì bùn đất đổ tràn từ Khu công nghiệp xuống khu dân cư ở Phú Thọ

Tô Công |

Nhiều người dân tại thị trấn Cẩm Khê, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ, khổ sở mỗi khi trời mưa vì sống ven công trường xây dựng khu công nghiệp (KCN) của huyện.

Mất ăn mất ngủ mỗi khi trời đổ mưa

Nhiều năm nay, mỗi khi mùa mưa đến, người dân khu Chùa Bộ và khu Quang Trung của thị trấn Cẩm Khê, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ, phải sống trong tình trạng phiền toái, khổ sở bởi bùn đất từ mặt bằng của KCN Cẩm Khê tràn xuống theo dòng nước mưa, vùi lấp hoa màu và đường đi của người dân.

Một góc công trường thi công KCN Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ. Ảnh: Tô Công.
Một góc công trường thi công KCN Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ. Ảnh: Tô Công.

Những ngày giữa tháng 6, hạng mục nền của KCN Cẩm Khê đang được thi công rầm rộ, với vô số máy móc, phương tiện cỡ lớn đang đào đất, chở đất, lu lèn... Nhiều khu vực thi công nằm "sát vách" khu dân cư.

Theo người dân, việc mặt bằng KCN rộng lớn với khối lượng đất khổng lồ, có cao độ trên cả khu dân cư khiến nhiều mét khối bùn đất cứ mưa là trôi xuống, vùi lấp nhiều diện tích đất đai, hoa màu và đường dân sinh của người dân.

Đường bê tông đã bị chôn vùi, đơn vị thi công KCN Cẩm Khê làm tạm 1 con đường khác cho gia đình ông Hạnh. Ảnh: Tô Công.
Đoạn đường mới tạm bợ đi vào nhà ông Hạnh. Ảnh: Tô Công.

Đêm 8.6, sau cơn mưa "vàng" giải tỏa tạm thời cái nóng bức và hạn hán tại nhiều nơi của tỉnh Phú Thọ, con đường bêtông duy nhất vào nhà ông Nguyễn Văn Hạnh (khu Chùa Bộ, thị trấn Cẩm Khê) đã bị "hóa vàng" bởi lớp bùn đất dày cộp trôi từ mặt bằng KCN theo dòng nước mưa chảy xuống.

Sau gần 2 ngày bị chia cắt, ngày 10.6, đơn vị thi công KCN đã đưa máy xúc đến và đào tạm 1 con đường khác để gia đình ông Hạnh có thể đi lại được.

"Cứ tình trạng này, điều tôi lo lắng không chỉ là tài sản mà cả tính mạng cả gia đình nữa, vì mưa càng lớn, lượng bùn đất đổ xuống càng mạnh, có khi chảy như lũ quét ngang qua cổng nhà tôi" - ông Hạnh bộc bạch.

Nhiều ngày qua, đoạn đường bêtông vào nhà bà Hợp và 2 hộ dân khác vẫn đang bị chôn vùi dưới lớp bùn đất. Ảnh: Tô Công.

Khổ sở không kém gia đình ông Hạnh là hộ bà Hoàng Thị Hợp (khu Quang Trung, thị trấn Cẩm Khê). Đoạn đường bêtông duy nhất vào nhà bà Hợp và 2 hộ dân khác đã bị vùi lấp từ cơn mưa lớn đêm 8.6, cho đến nay vẫn nguyên trạng.

"Hôm qua, đơn vị thi công họ vào thì bảo bùn còn nhão quá, chưa thể múc lên, nên nhà tôi cùng 2 nhà khác mấy ngày nay ngồi nhìn nhau, không ra khỏi nhà được. Cháu tôi đi học thêm phải "leo" vượt cái núi đất cao cả chục mét của mặt bằng KCN, rất khổ sở, lúc nào cũng lấm lem bụi bẩn" - bà Hợp bức xúc.

Nhiều đoạn đường dân sinh bị lấp sau cơn mưa đêm 8.6. Ảnh người dân cung cấp.

Người dân nơi đây lo lắng và cho rằng, việc thi công KCN giống như "tằm ăn dâu", càng lúc càng gần khu dân cư hơn. Đặc biệt, mỗi lần có mưa lớn gây ảnh hưởng như vậy nhưng người dân vẫn chưa thể di dời đến nơi ở mới, dù nằm trong diện được tái định cư.

Cần sớm di dời các hộ dân đang "mắc kẹt"

Chiều 11.6, trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, ông Nguyễn Hữu Chí - Phó Chủ tịch UBND huyện Cẩm Khê cho biết, chính quyền nắm được những thực trạng đang diễn ra tại khu Chùa Bộ và khu Quang Trung của thị trấn Cẩm Khê. Qua kiểm tra thực tế, huyện đã đề nghị nhà thầu thi công KCN khẩn trương khắc phục, tránh để ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.

Sau cơn mưa lớn, các đồng ruộng, ao hồ xung quanh bị vùi lấp bởi bùn đất. Ảnh: Tô Công.

"Về việc tái định cư cho người dân, đối với các khu tái định cư đã hoàn thành việc xây dựng hạ tầng, hôm qua (ngày 10.6), huyện đã tổ chức cho người dân bốc thăm nhận đất tái định cư, có 2 trên 3 khu đã bốc thăm xong. Đối với các khu tái định cư khác còn đang dang dở, huyện sẽ tăng cường đôn đốc Ban Quản lý dự án và đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành trong thời gian sớm nhất" - ông Chí chia sẻ.

Theo UBND huyện Cẩm Khê, nguyên nhân của việc chậm triển khai bồi thường và tái định cư cho các hộ dân ở khu Chùa Bộ, khu Quang Trung là do vướng mắc trong việc thực hiện áp giá, công khai phương án do một số hạng mục chưa xác định được đơn giá bồi thường. Tại đây, có nhiều công trình, vật kiến trúc cơi nới, tạo lập, chưa có trong bảng đơn giá của tỉnh.

Tuyến đường chính vào KCN Cẩm Khê. Ảnh: Tô Công.

Để đảm bảo tiến độ giải phóng mặt bằng, sớm bố trí tái định cư cư cho người dân, UBND huyện Cẩm Khê đang kiến nghị UBND tỉnh được áp dụng đơn giá xây dựng công trình nhà ở, công trình khác gắn liền với đất theo Phụ lục số 2 tại Quyết định 756/QĐ ngày 14.4.2023. Đồng thời, tiếp tục kiểm tra, rà soát, xem xét giải quyết triệt để các ý kiến, kiến nghị của người dân theo quy định của pháp luật.

Theo tìm hiểu của phóng viên, KCN Cẩm Khê được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bổ sung vào Quy hoạch phát triển các KCN ở Việt Nam. Được thành lập theo Quyết định số 1092 ngày 13.5.2016 của UBND tỉnh Phú Thọ, KCN Cẩm Khê có diện tích 450 hecta, thuộc địa phận thị trấn Cẩm Khê và xã Xương Thịnh (huyện Cẩm Khê).

Ngày 11.10.2017, Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương đầu tư đối với dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Cẩm Khê. Dự án được giao cho Công ty cổ phần Ao Vua và Công ty cổ phần Xây dựng Đức Anh đầu tư thực hiện.

Tính đến tháng 2.2023, diện tích đã giải phóng mặt bằng là 315,2 hecta. Trong đó, đã thực hiện chuyển mục đích sử dụng và giao đất cho chủ đầu tư dự án là 139,5 hecta. Diện tích đã giải phóng mặt bằng nhưng chưa đủ điều kiện giao đất là 183,4 hecta.

Tô Công
TIN LIÊN QUAN

Ra giữa đồng đắp ruộng lúc trời mưa, người đàn ông bị sét đánh tử vong

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Trong lúc ra đồng đắp bờ ruộng vào ban đêm, một người đàn ông ở xã Cẩm Duệ (huyện Cẩm Xuyên) không may bị sét đánh tử vong.

Đi thăm ruộng lúc trời mưa, một người bị sét đánh tử vong

Trọng Lộc |

Lào Cai - Một người nông dân ở xã Tả Củ Tỷ, huyện Bắc Hà trong lúc đi kiểm tra ruộng để lấy nước đã bị sét đánh tử vong.

Nước nhiễm mặn, nông dân Đà Nẵng chỉ biết trông đợi trời mưa

THÙY TRANG |

Nắng nóng cùng với việc nước tại các hồ chứa trên đầu nguồn đang bị cạn kiệt khiến nước sông Cẩm Lệ, Đà Nẵng bị nhiễm mặn. Làng rau La Hường, quận Cẩm Lệ nằm bên bờ sông này cũng đang bị ảnh hưởng khi các hộ dân đang phải tưới nước lợ, nhiễm phèn. Rau màu nhiều loại bị chết gốc, chết khô. Người dân chỉ biết trông chờ vào mưa để rửa mặn.

Hiện trạng cây cầu được Bộ trưởng gợi ý "dùng tiền bán vải" để xây

Vân Trường |

Bắc Giang - Cầu Cẩm Lý bắc qua sông Lục Nam xây dựng từ năm 1979, đến nay, nhiều hạng mục đã xuống cấp nghiêm trọng, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.

Dự án hơn 55.000 tỉ xin dừng khi tỉnh đã đầu tư hàng trăm tỉ đồng

HƯNG THƠ |

Để thực hiện dự án nhà máy nhiệt điện công suất 1.200MW, Quảng Trị đã đầu tư gần 250 tỉ đồng để làm khu tái định cư và thu hồi hơn 56ha đất. Nhà đầu tư đến từ Thái Lan chỉ mới bỏ ra hơn 3 tỉ đồng thì đã đề nghị dừng thực hiện dự án.

Nhà nghiên cứu Nhâm Hùng: “Biến đổi văn hóa” để bảo tồn Chợ nổi Cái Răng

PHONG LINH |

Trên hành trình níu giữ hơi thở của Chợ nổi Cái Răng, chúng tôi tìm đến nhà nghiên cứu văn hóa Nhâm Hùng - người dành tâm huyết cả đời mình cho việc bảo tồn và phát triển văn hóa chợ nổi ở Miền Tây. Đến nay, hơn 30 đầu sách mà ông viết ra, phần nhiều vẫn là về chợ nổi. Để rồi vào ngày mưa giữa tháng 6, trong không gian tri thức đó, ông đã chia sẻ với Lao Động những trăn trở, nghiền ngẫm của mình về hướng đi mới cho việc bảo tồn Chợ nổi Cái Răng.

Bị can Nguyễn Đức Chung có động cơ vụ lợi trong vụ cây xanh

Việt Dũng |

Quá trình điều tra bổ sung, cơ quan chức năng đã cho bị can Nguyễn Đức Chung đối chất về việc nhận "quà Tết" 2,6 tỉ và 1,4 tỉ đồng trồng cây và các bên vẫn giữ nguyên lời khai.

Một ôtô ở Hà Nội vi phạm tốc độ 1.551 lần trong 2 tháng

KHÁNH AN |

Một xe đầu kéo đã vi phạm tốc độ 1.551 lần trong tháng 3 và tháng 4.2023.

Ra giữa đồng đắp ruộng lúc trời mưa, người đàn ông bị sét đánh tử vong

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Trong lúc ra đồng đắp bờ ruộng vào ban đêm, một người đàn ông ở xã Cẩm Duệ (huyện Cẩm Xuyên) không may bị sét đánh tử vong.

Đi thăm ruộng lúc trời mưa, một người bị sét đánh tử vong

Trọng Lộc |

Lào Cai - Một người nông dân ở xã Tả Củ Tỷ, huyện Bắc Hà trong lúc đi kiểm tra ruộng để lấy nước đã bị sét đánh tử vong.

Nước nhiễm mặn, nông dân Đà Nẵng chỉ biết trông đợi trời mưa

THÙY TRANG |

Nắng nóng cùng với việc nước tại các hồ chứa trên đầu nguồn đang bị cạn kiệt khiến nước sông Cẩm Lệ, Đà Nẵng bị nhiễm mặn. Làng rau La Hường, quận Cẩm Lệ nằm bên bờ sông này cũng đang bị ảnh hưởng khi các hộ dân đang phải tưới nước lợ, nhiễm phèn. Rau màu nhiều loại bị chết gốc, chết khô. Người dân chỉ biết trông chờ vào mưa để rửa mặn.