Săn “lộc trời” giữa những cánh rừng nguyên sinh

THANH TUẤN |

Những ngày này, nhiều người dân ở huyện Kbang, tỉnh Gia Lai lại khăn gói rủ nhau vào rừng để săn “lộc trời” là những tổ ong nằm vắt vẻo trên cành cây cao. Sản vật từ rừng giúp họ có thêm thu nhập chút đỉnh để trang trải cuộc sống.

Huyện Kbang giáp ranh với tỉnh Bình Định, Kon Tum, được bao bọc bởi những cánh rừng nguyên sinh trải dài hàng trăm cây số. Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, khu dữ trữ sinh quyển Kon Hà Nừng… với hệ động thực vật đa dạng. Cuối tháng 5, mùa con ong đi lấy mật cũng là mùa mưu sinh của người dân nghèo khó sinh sống quanh vùng ở các xã như Sơn Lang, Đăkroong.  

Anh Đinh Văn Thiêng (36 tuổi, huyện Kbang) cho biết: “Một nhóm khoảng 4-5 người mang theo gạo, đồ ăn, mắm muối, nước ngọt vào gùi để săn mật ong rừng. Mọi người ăn ở, sinh hoạt cả tuần trong rừng, chia nhau đi tìm tổ ong trên các cây cao. Theo kinh nghiệm, tổ ong thường làm gần nguồn nước, nơi có nhiều hoa để hút mật”.

Bảo hộ chống ong đốt và thành quả trên tay. Ảnh Thanh Tuấn
Bảo hộ chống ong đốt và thành quả trên tay. Ảnh Thanh Tuấn

Theo anh Thiêng, nghề lấy mật ong cũng gặp nhiều nguy hiểm, bất trắc bởi các tổ ong nằm cheo leo trên nhành cây cao. Người thợ rừng phải có sức khoẻ, leo trèo giỏi để dùng dao cắt nhỏ các tổ, “vận chuyển” tầng mật xuống đất, tránh bị hỏng.

Nhiều thợ rừng mới vào nghề, trang bị đồ bảo hộ chưa cẩn trọng bị ong rừng hung hãn đốt, té ngã từ cây cao xuống, mình đầy thương tích. Cả nhóm phải hỗ trợ lẫn nhau, phân chia công việc, người đốt nhánh khô tạo khói để xua ong bay đi, người vắt mật ong vào can nhựa…

Vắt vẻo trên cây cao hàng chục mét để lấy mật. Ảnh Thanh Tuấn
Vắt vẻo trên cây cao hàng chục mét để lấy mật. Ảnh Thanh Tuấn

Giữa mênh mông rừng xanh, mùa này có rất nhiều nhóm thợ săn ong rừng. Chỉ cần chậm chân, nhóm thợ anh Thiêng sẽ mất “lộc trời”. Quy định bất thành văn, thợ rừng không khai thác cạn kiệt mật ong, bao giờ họ cũng để lại một ít tầng mật để đàn ong tiếp tục trở lại xây tổ. Với các tổ ong mới xây chưa có nhiều mật, nhóm thợ sẽ không khai thác.

Khi lương thực, thuốc men cạn dần, nhóm thợ rừng mang “sản phẩm” về để bán ra thị trường, lợi nhuận chia đều cho các thành viên.

Mật ong, món quà từ rừng xanh giúp người dân có thêm chút thu nhập. Ảnh Thanh Tuấn
Mật ong - món quà từ rừng xanh giúp người dân có thêm chút thu nhập. Ảnh Thanh Tuấn

Anh Đinh Văn Vất (xã Sơn Lang, huyện Kbang) cho biết: “Không chỉ mật ong, các sản vật trời cho dưới tán rừng như sâm đá, nấm linh chi, lan kim tuyến… người dân tìm thấy cũng mang về bán được giá, có thêm chút nuôi con cái ăn học”.

Sinh sống tại các vùng đệm quanh rừng nguyên sinh nên người dân Ba Na, Jrai nơi đây rất có ý thức bảo vệ rừng xanh. Các nhóm thợ rừng cũng đoàn kết tương trợ nhau giữa chốn rừng thiêng nước độc, khi có thành viên bị rắn, rết độc cắn, họ sẽ tạm gác lại công việc để dùng tăng võng đưa đến trạm y tế.

Bởi thế, trong hành trang của nhóm thợ rừng luôn có sẵn thuốc men, tăng võng, người thợ cũng có kiến thức về các loại lá cây rừng có khả năng chữa trị, cầm máu, tăng khả năng sinh tồn… 

THANH TUẤN
TIN LIÊN QUAN

Những sản vật độc đáo bán tại phiên chợ biên giới Việt Lào

QUANG ĐẠI |

Chợ phiên biên giới tại cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn (Nghệ An) mở vào mỗi chủ nhật hàng tuần. Hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hoá của cư dân hai nước Việt Nam – Lào đã làm cho không khí tấp nập tại cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn thêm sôi động.

Về Cà Mau xem sản vật khủng, lạ đạt kỷ lục quốc gia

NHẬT HỒ |

Cà Mau – Tổ ong mật to đến mức 2 người vác xệ vai, cả làng ăn không hết. Nồi lẩu đãi 300 người ăn vẫn không hết… Những tưởng đó là chuyện của Bác Ba Phi, nhưng nó hiện hữu tại tỉnh Cà Mau ngay ở thì hiện tại.

Dân bản vùng cao tấp nập mang sản vật núi rừng về chợ phiên ngày giáp Tết

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Những ngày giáp Tết Nguyên đán Quý Mão - 2023, người dân bản ở các xã vùng cao của huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa lại tấp nập mang hàng hóa, sản vật núi rừng về chợ phiên Phố Đoàn để bán, với mong muốn có thêm thu nhập, chăm lo cho cái Tết đang cận kề.

Khởi tố vụ án xây trái phép 680 căn biệt thự, nhà liên kế ở Đồng Nai

HÀ ANH CHIẾN |

Ngày 29.5, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Nai đã quyết định khởi tố vụ án hình sự để điều tra về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại Dự án khu dân cư Tân Thịnh (xã Đồi 61, huyện Trảng Bom) do Công ty cổ phần LDG làm chủ đầu tư.

Cuối tuần này, Chính phủ bàn thảo về công bố hết dịch COVID-19

NHÓM PV |

Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, cuối tuần này, Thủ tướng Chính phủ sẽ chủ trì phiên họp Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch COVID-19 để bàn thảo các nội dung liên quan đến nội dung liên quan đến việc công bố hết dịch COVID-19.

''Sốt'' trà mãng cầu, tiểu thương ngày chốt vèo 1,5 tấn mãng cầu xiêm

MINH HÀ - QUỲNH TRANG |

Từ khi món trà mãng cầu được phổ biến rộng rãi, trở thành hot trend trên mạng xã hội, nhiều chủ cơ sở kinh doanh đồ uống phải đổ xô "săn lùng" nguyên liệu để phục vụ thực khách. Chính điều này đã kéo giá mãng cầu xiêm tăng lên nhanh chóng.

Vụ án tại Tổng Cty Công nghiệp Sài Gòn, cựu giám đốc nhận sai phạm

Anh Tú |

Ngày 29.5, TAND  TP Hồ Chí Minh tiếp tục phần xét hỏi các bị cáo bị xét xử về tội Vi phạm quy định về quản lý tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí xảy ra tại Tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn (CNS). Trình bày tại tòa, bị cáo Chu Tiến Dũng, 60 tuổi, cựu tổng giám đốc Tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn thừa nhận tội và gửi lời xin lỗi đến các bị cáo cấp dưới.

Vì sao cảng cá 43 tỉ đồng ở Thanh Hóa không ai mặn mà tham gia đấu giá?

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Cảng cá Hoằng Phụ (ở huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa) được đầu tư hơn 43 tỉ đồng, sau nhiều năm bỏ hoang đã được đưa ra đấu giá, tuy nhiên không đơn vị, doanh nghiệp nào mặn mà tham gia đấu giá.

Những sản vật độc đáo bán tại phiên chợ biên giới Việt Lào

QUANG ĐẠI |

Chợ phiên biên giới tại cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn (Nghệ An) mở vào mỗi chủ nhật hàng tuần. Hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hoá của cư dân hai nước Việt Nam – Lào đã làm cho không khí tấp nập tại cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn thêm sôi động.

Về Cà Mau xem sản vật khủng, lạ đạt kỷ lục quốc gia

NHẬT HỒ |

Cà Mau – Tổ ong mật to đến mức 2 người vác xệ vai, cả làng ăn không hết. Nồi lẩu đãi 300 người ăn vẫn không hết… Những tưởng đó là chuyện của Bác Ba Phi, nhưng nó hiện hữu tại tỉnh Cà Mau ngay ở thì hiện tại.

Dân bản vùng cao tấp nập mang sản vật núi rừng về chợ phiên ngày giáp Tết

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Những ngày giáp Tết Nguyên đán Quý Mão - 2023, người dân bản ở các xã vùng cao của huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa lại tấp nập mang hàng hóa, sản vật núi rừng về chợ phiên Phố Đoàn để bán, với mong muốn có thêm thu nhập, chăm lo cho cái Tết đang cận kề.