Quy định diện tích để đăng ký thường trú ở Hà Nội: Cần lộ trình áp dụng từng bước

HOÀI ANH |

Các chuyên gia cho rằng, Hà Nội cần có lộ trình cụ thể trước khi quy định diện tích tối thiểu để đăng ký thường trú, giúp người dân có sự chuẩn bị, tránh xáo trộn.

Người thuê nhà lo lắng

Sau khi đọc được thông tin về dự thảo quy định diện tích tối thiểu 15 m2, mới được đăng ký thường trú ở nội thành Hà Nội, chị Phạm Phương Mai (25 tuổi, quê Nghệ An) có phần lo lắng. Mai cho biết, chị và chồng sắp cưới hiện tìm hiểu những căn chung cư mini với diện tích từ 25-30 m2, mức giá khoảng 4,5 triệu đồng/tháng ở quận Cầu Giấy để thuê. Với tổng thu nhập khoảng 22 triệu đồng/tháng, họ không có khả năng chi trả cho căn phòng có diện tích rộng hơn. Quá trình tìm thuê phòng, Phương Mai nhận thấy giá phòng ở nội đô Hà Nội hiện tăng cao, chưa có xu hướng hạ nhiệt. Phương Mai cũng thắc mắc, trong trường hợp cô sinh con thứ 2, gia đình cô liệu có phải tiếp tục chuyển nhà mới và nhờ chính quyền đến đo lại diện tích.

Chị Lương Thu Trà (35 tuổi, quê Thanh Hóa) thì cho biết, gia đình chị (gồm 2 vợ chồng và 2 con) đang thuê căn phòng 30 m2 tại Việt Hưng, Long Biên với giá 3,2 triệu đồng/tháng. Dù 2 vợ chồng đều làm việc tại quận Ba Đình, họ vẫn thuê nhà tại Long Biên để giảm thiểu chi phí, có một khoản tiết kiệm để mua nhà trong thời gian sớm nhất. “Bây giờ nếu phải thuê căn phòng rộng 60 m2, cộng thêm các khoản chi tiêu hàng ngày, không biết đến bao giờ chúng tôi mới đủ tiền để mua nhà ở Hà Nội” - chị Trà nói.

Cần có lộ trình cụ thể

Hà Nội đang lấy ý kiến đóng góp về Dự thảo Nghị quyết quy định về diện tích nhà ở tối thiểu để đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ.

Theo nội dung dự thảo của UBND TP Hà Nội, diện tích nhà ở tối thiểu khi giải quyết đăng ký thường trú vào chỗ ở hợp pháp đối với khu vực nội thành là 15 m2/ người (gồm 12 quận); đối với khu vực ngoại thành là 8 m2/người (gồm 18 huyện, thị xã). Diện tích nhà ở tối thiểu là diện tích được tính theo m2 sàn nhà cho một người thuê, mượn, ở nhờ.

TS Nguyễn Văn Đính - Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA), Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) - cho biết, quy định này giúp đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng đô thị. Tuy nhiên, nếu áp dụng ngay, sẽ gây ra rất nhiều hệ luỵ, ảnh hưởng đến nhiều đối tượng, đặc biệt là người đi thuê và những người cho thuê nhà.

TS Đính phân tích, trước đây khi chưa có quy định, các chủ nhà có thể cho thuê phòng tùy ý theo nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên nếu áp dụng quy định 15 m2/ người, những căn phòng đó có thể không còn phù hợp hoặc khó cho thuê (ví dụ những căn phòng 25 m2 sẽ không thể cho 2 người thuê, căn phòng 40 m2 sẽ không phải sự lựa chọn của một gia đình 3 người,...).

Những người cho thuê nhà phải bỏ ra khoản chi phí để chỉnh sửa phòng cho phù hợp với nhu cầu của xã hội. Từ đó, giá phòng có thể bị kéo theo, tăng cao.

“Việc áp dụng những quy định về diện tích như dự thảo của thành phố là cần thiết, nhưng cần có lộ trình cụ thể” - TS Đính nhận định.

ThS Nguyễn Văn Đỉnh - chuyên gia pháp lý về bất động sản cho hay, theo quy định của Luật Cư trú số 68/2020/QH14, công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ khi đáp ứng các điều kiện, trong đó bảo đảm điều kiện về diện tích nhà ở tối thiểu do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không thấp hơn 8 m2 sàn/người. Việc Hà Nội đưa ra dự thảo quy định với khu vực ngoại thành Hà Nội là 8 m2/người (gồm 18 huyện, thị xã) là dựa trên quy định này.

Liên quan đến con số 15 m2/ người ở nội thành, theo ThS Đỉnh, dưới góc độ pháp lý, việc đưa ra hạn mức tối thiểu là cần thiết đối với khu vực đô thị của Hà Nội. “Hiện nay có sự xung đột giữa số lượng và chất lượng. Nếu Hà Nội cho phép mở rộng các tiêu chí để đăng kí thường trú, số lượng người nhập cư vào Hà Nội sẽ rất đông, điều đó dẫn đến chất lượng sống của người dân bị hạn chế: tắc đường, kẹt xe, chen chân vào trường công lập,...” - ThS Đỉnh phân tích.

ThS Đỉnh cho rằng, để đảm bảo tính hiệu quả, khả thi của chính sách, Hà Nội cần thực hiện đầy đủ quy trình của Luật ban hành quy phạm pháp luật, gồm đánh giá đầy đủ tác động của chính sách đối với đối tượng chịu tác động.

Cụ thể, cần có nghiên cứu, đánh giá dựa trên các số liệu thống kê, kiểm kê về hiện trạng những người nhập cư có diện tích trung bình là bao nhiêu m2, mức thu nhập trung bình và khả năng chi trả cho việc thuê nhà, đồng thời đối chiếu với giá thuê nhà trung bình tại khu vực nội thành hiện tại để đi đến quy định diện tích nào thì người dân có thể đáp ứng được.

Chuyên gia cũng gợi ý, thành phố có thể lên lộ trình áp dụng từng bước, có thể áp dụng mức 10 m2 sàn/người, sau đó nâng dần lên qua các năm để người dân có sự chuẩn bị, tránh xáo trộn, đặc biệt với nhóm người nhập cư hiện hữu đã và đang có nhu cầu đăng ký thường trú.

HOÀI ANH
TIN LIÊN QUAN

Công nhân thuê nhà muốn đăng ký thường trú cần chuẩn bị hồ sơ gì?

nguyễn thuý |

Bạn đọc có email trantientaixxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Xin hỏi, công nhân thuê nhà muốn đăng ký thường trú cần chuẩn bị những hồ sơ gì?

Đề xuất thuê nhà tối thiểu từ 8-15 m2 sàn/người mới được đăng ký thường trú: Không phù hợp với điều kiện của công nhân nhập cư

Lương Hạnh - Đỗ Phương |

UBND TP Hà Nội đề xuất khi thuê nhà, diện tích tối thiểu để người dân đủ điều kiện đăng ký thường trú là 8 m2 sàn/người ở ngoại thành và 15 m2 sàn/người ở nội thành. Theo ghi nhận của PV, công nhân mong muốn giảm diện tích sàn/người để được đăng ký thường trú. Bởi rất nhiều công nhân lao động nhập cư đang phải thuê trọ trong những căn phòng chật chội, chỉ từ 3 - 4 m2/người.

Quy định về diện tích đăng ký thường trú tại nội thành Hà Nội: Cần tính đến khả năng tài chính của người lao động

Minh Quang |

Cách đây 10 năm, ngày 3.7.2013, HĐND TP.Hà Nội thông qua dự thảo nghị quyết “Quy định diện tích ở bình quân đối với nhà thuê ở nội thành để công dân được đăng ký thường trú ở nội thành TP.Hà Nội”. Ở thời điểm hiện tại, Hà Nội tiếp tục đưa ra dự thảo tương tự. Đáng chú ý là quy định về diện tích tối thiểu để được đăng ký thường trú nội thành vẫn là 15 m2/ người.

Tình hình sức khỏe các học sinh trường Tiểu học Kim Giang nghi bị ngộ độc

Thùy Linh |

Liên quan đến vụ việc hàng chục học sinh trường Tiểu học Kim Giang, quận Thanh Xuân, Hà Nội bị ngộ độc thực phẩm sau khi đi dã ngoại, lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa Đống Đa cho biết hiện sức khỏe của các cháu ổn định, nhưng cần phải theo dõi thêm.

Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung quy chế thi tốt nghiệp THPT

Vân Trang |

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) vừa ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2023.

U22 Việt Nam khó bảo vệ huy chương vàng tại SEA Games 32

NGUYỄN ĐĂNG |

Nhiều cầu thủ U23 Việt Nam hiện tại sẽ tham dự vào đội hình U22 Việt Nam dự SEA Games 32 - nơi đội có mục tiêu bắt buộc phải bảo vệ thành công tấm huy chương vàng.

Cưỡng chế nhà này đập luôn nhà kế bên, Cà Mau khẳng định không nhầm

NHẬT HỒ |

Chiều 28.3, UBND TP Cà Mau tổ chức cuộc họp cung cấp thông tin quá trình cưỡng chế công trình vi phạm trật tự xây dựng đối với ông Chiêm Buồl Cột tại khóm 4, phường 5, TP Cà Mau. Thành phố Cà Mua khẳng định không nhầm mà đây là sai sót.

Giá rẻ bất ngờ, khách Tây ngỡ ngàng khi đi du lịch tại Việt Nam

Hạ Nguyễn - Hiệp Phạm |

Nhiều du khách nước ngoài đã lựa chọn Việt Nam là địa điểm du lịch bởi những ưu điểm về giá cả và dịch vụ mà ít nơi nào có được.

Công nhân thuê nhà muốn đăng ký thường trú cần chuẩn bị hồ sơ gì?

nguyễn thuý |

Bạn đọc có email trantientaixxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Xin hỏi, công nhân thuê nhà muốn đăng ký thường trú cần chuẩn bị những hồ sơ gì?

Đề xuất thuê nhà tối thiểu từ 8-15 m2 sàn/người mới được đăng ký thường trú: Không phù hợp với điều kiện của công nhân nhập cư

Lương Hạnh - Đỗ Phương |

UBND TP Hà Nội đề xuất khi thuê nhà, diện tích tối thiểu để người dân đủ điều kiện đăng ký thường trú là 8 m2 sàn/người ở ngoại thành và 15 m2 sàn/người ở nội thành. Theo ghi nhận của PV, công nhân mong muốn giảm diện tích sàn/người để được đăng ký thường trú. Bởi rất nhiều công nhân lao động nhập cư đang phải thuê trọ trong những căn phòng chật chội, chỉ từ 3 - 4 m2/người.

Quy định về diện tích đăng ký thường trú tại nội thành Hà Nội: Cần tính đến khả năng tài chính của người lao động

Minh Quang |

Cách đây 10 năm, ngày 3.7.2013, HĐND TP.Hà Nội thông qua dự thảo nghị quyết “Quy định diện tích ở bình quân đối với nhà thuê ở nội thành để công dân được đăng ký thường trú ở nội thành TP.Hà Nội”. Ở thời điểm hiện tại, Hà Nội tiếp tục đưa ra dự thảo tương tự. Đáng chú ý là quy định về diện tích tối thiểu để được đăng ký thường trú nội thành vẫn là 15 m2/ người.