Quảng Ngãi - Hoài Nhơn phát động thi đua 100 ngày thông hầm 2

Minh Minh |

Ngày 10.10, Bộ Giao thông Vận tải tổ chức Lễ Phát động thi đua 100 ngày thông hầm 2 và hoàn thành toàn bộ công tác bàn giao mặt bằng dự án thành phần Quảng Ngãi – Hoài Nhơn thuộc dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025.

Quyết tâm thông hầm 2 vào cuối năm 2023

Chương trình nhằm mục đích tạo khí thế phong trào thi đua, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, quyết tâm cao, phát huy tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công nhân viên và truyền thống “đi trước mở đường” của ngành Giao thông Vận tải để đưa dự án Quảng Ngãi - Hoài Nhơn hoàn thành đúng tiến độ.

Thời gian triển khai thi đua từ ngày 22.9.2023 đến hết ngày 31.12.2023. Tập đoàn Đèo Cả là đại diện liên danh nhà thầu và các bên gồm Ban quản lý dự án 2, tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát thống nhất ký cam kết đến 31.12.2023 sẽ đào thông hầm 2 dài 698m thuộc gói thầu XL2. Với mốc này, thời gian thông hầm 2 được rút ngắn 4 tháng so với kế hoạch ban đầu (tháng 4/2024).

Ông Nguyễn Danh Huy – Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải cho rằng việc thông hầm 2 có yếu tố quyết định nhằm rút ngắn tuyến đường công vụ, đồng thời tận dụng được hơn 1 triệu m3 đất đá trong thi công.

Ông Nguyễn Danh Huy phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: Minh Minh
Ông Nguyễn Danh Huy phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: Minh Minh

“Biểu dương đơn vị thi công đã sáng tạo, đề xuất phương án thi công mới. Đề nghị tiếp tục áp dụng không chỉ ở hầm 2 này mà trên toàn bộ cao tốc Bắc – Nam để rút ngắn tiến độ, tiết kiệm chi phí”, Thứ trưởng Huy nói.

Các địa phương nơi có dự án đi qua cũng đã ký cam kết với chủ đầu tư và nhà thầu với nội dung đến ngày 30.10.2023 cơ bản hoàn thành công tác GPMB và đến ngày 31.12.2023 hoàn thành 100% công tác GPMB của Dự án.

Ông Đặng Văn Minh – Phó bí thư Tỉnh ủy – Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi đánh giá cao nỗ lực tổ chức thi công của Tập đoàn Đèo Cả, huy động máy móc, thiết bị, nhân sự và tổ chức thi công đảm bảo.

Ông Đặng Văn Minh phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: Minh Minh
Ông Đặng Văn Minh phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: Minh Minh

“Vấn đề còn lại quyết định đến tiến độ là GPMB và tái định cư. Trong thời gian 1 năm, các địa phương đã xử lý khối lượng giải phóng mặt bằng rất lớn, điều đó cho thấy nỗ lực rất lớn của địa phương và các cơ quan liên quan. Khối lượng còn lại khoảng 10%, chúng tôi huy động cả hệ thống chính trị, vận động người dân, cam kết hoàn thành công tác GPMB trước 31.12.2023”, ông Minh nói.

Hiện các địa phương đã bàn giao mặt bằng được 80,42/88km, đạt 91,4%. Trong đó, tỉnh Quảng Ngãi bàn giao 53,4km/60,3km (đạt 88,5%); tỉnh Bình Định đã bàn giao 27,02km/27,7km (đạt 97,5%).

Ông Nguyễn Tấn Đông – Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đèo Cả đại diện nhà thầu kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải tổ chức tổng kết đánh giá và khen thưởng hoặc kiểm điểm các cá nhân và tập thể dựa trên kết quả thi đua. Đồng thời, Bộ và các địa phương kiểm tra, hướng dẫn việc xác định giá vật liệu khai thác tại mỏ cấp cho nhà thầu, quy trình nghiệm thu, thanh quyết toán và sẵn sàng phối hợp cùng làm việc với các cơ quan thanh kiểm tra khi có các bất cập liên quan đến mỏ nguyên, vật liệu và các vướng mắc khác nếu có.

Nhiều sáng kiến, giải pháp mới được áp dụng trong thi công

Trên cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn có 3 hầm xuyên núi (hầm 1 dài 610m, hầm 2 dài 698m, hầm 3 dài 3.200m), trong đó hầm 3 là hầm lớn nhất được xây mới trên tuyến cao tốc Bắc – Nam, cũng là đường găng tiến độ thi công của dự án. Sau khi hoàn thành đưa vào sử dụng, hầm số 3 là hầm xuyên núi lớn thứ 3 cả nước, sau hầm Hải Vân và Đèo Cả.

Để có thể rút ngắn tiến độ, đảm bảo mốc thông hầm 2 vào 31.12.2023, Tập đoàn Đèo Cả đã cải tiến phương pháp đào hầm NATM, tăng số lượng mũi đào từ 4 mũi thành 6 mũi, mỗi gương hầm cũng sẽ tăng từ 2 lên 3 bước đào. Với phương pháp mới này, thời gian thông hầm 2 rút ngắn 4 tháng so với kế hoạch ban đầu. Phương pháp này còn giúp tăng hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị, giảm chi phí nhân công, máy móc trong 4 tháng rút ngắn tiến độ.

Đây là phương pháp được đội ngũ kỹ sư Đèo Cả đúc rút và cải tiến qua kinh nghiệm thực hiện thành công nhiều công trình hầm như Hải Vân 2, Đèo Cả, Cù Mông, Thung Thi, Trường Vinh, Núi Vung... Phương pháp này đã được triển khai thực nghiệm, mời các chuyên gia đầu ngành về hầm đánh giá và xác định tính khả thi.

Phương pháp đào hầm “hệ Đèo Cả” đòi hỏi phải sử dụng các thiết bị chuyên dụng, hiện đại, đồng thời công tác tổ chức thi công phải chuyên nghiệp từ điều phối máy móc thiết bị, con người, biện pháp thi công... bởi trong không gian rất hẹp, một sơ suất nhỏ cũng có thể xẩy ra những sự cố khó lường.

Khi hầm 2 được đào thông, việc vận chuyển vật tư, vật liệu và thiết bị giữa phía Bắc hầm 3 và phía Nam hầm 2 chỉ còn khoảng 700m (thay vì vận chuyển theo đường đèo cũ là 3.600m). Đây là yếu tố quyết định rất lớn cho việc đẩy nhanh tiến độ thi công hầm 3, gói thầu XL2 và góp phần thúc đẩy tiến độ chung của toàn dự án.

Không chỉ nhanh hơn, di chuyển qua hầm cũng sẽ đảm bảo an toàn hơn so với đường công vụ đèo dốc, đặc biệt là trong mùa mưa lũ tại miền Trung. Đồng thời, nguồn đá đào hầm với khối lượng ước khoảng 1 triệu m3 cũng sẽ được tận dụng cho việc thi công các hạng mục khác thuộc gói thầu XL2 (từ phạm vi phía Bắc hầm 3 và phía Nam hầm 2).

Tập đoàn Đèo Cả luôn hướng tới việc xây dựng các công trình “xanh”, thân thiện với môi trường khi áp dụng nhiều phương pháp nhằm giảm tối đa việc tác động đến môi trường tự nhiên. Đối với công tác thi công hầm, Đèo Cả cũng đã nghiên cứu và áp dụng sáng kiến sử dụng tuần hoàn nước thi công, tiết kiệm tới 95% lượng nước sử dụng trong đào hầm, hạn chế tối đa việc khai thác nguồn nước ngầm hiện đang ngày càng khan hiếm.

Tập đoàn Đèo Cả cũng xây dựng Trung tâm Quản lý chất lượng – An toàn lao động - Vệ sinh môi trường ngay tại văn phòng hiện trường dự án. Việc này không nằm trong hồ sơ yêu cầu của Bộ GTVT hay hồ sơ đề xuất của Nhà thầu, nhưng quá trình học tập nghiên cứu tại các nước Nhật Bản, Trung Quốc, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đèo Cả đã chỉ đạo xây dựng Trung tâm này nhằm mục đích tuyên truyền, phổ biển về công tác đảm bảo an toàn lao động và quản lý chất lượng qua các pano, băng rôn, khẩu hiệu, hình ảnh, hình mẫu. Đồng thời tuyên truyền, phổ biến các nội dung khác theo yêu cầu của cơ quan nhà nước và Tập đoàn.

Minh Minh
TIN LIÊN QUAN

Vị trí dự kiến xây dựng cầu đi bộ vượt sông Sài Gòn

HỮU CHÁNH |

Cầu đi bộ có vị trí xây dựng ở giữa cầu Ba Son và hầm sông Sài Gòn, khi hoàn thành được kỳ vọng tăng kết nối giữa đôi bờ sông, thu hút người dân đi bộ ngắm cảnh quan.

Vì sao ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" có giá 154 tỉ đồng?

Anh Trang |

Sau khi được đấu giá với số tiền khoảng 154 tỉ đồng, ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” sẽ được đưa về Việt Nam vào tháng 11 tới.

VFF bác thông tin tuyển Việt Nam bỏ tiền để được đá giao hữu tại Hàn Quốc

Thanh Vũ |

Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) vừa bác bỏ thông tin đội tuyển Việt Nam phải tự bỏ tiền lo chi phí ăn, ở để đá giao hữu với đội tuyển Hàn Quốc.

Cầu vòm thép cao nhất Việt Nam như thân rồng bắc qua sông Đuống

Trần Tuấn |

Bắc Ninh - Với góc nhìn từ trên cao, cầu Kinh Dương Vương - cầu vòm thép cao nhất Việt Nam hiện ra như thân rồng cuộn hình chữ S, bắc qua sông Đuống.

Người bố kể giây phút giành lại mạng sống cho con trai sốt xuất huyết

Khánh Linh |

Tận mắt chứng kiến con lâm vào nguy kịch vì sốt xuất huyết, đến giờ phút này, khi nhìn thấy cậu con trai đang chạy nhảy ngoài sân, anh Đỗ Văn Chính (xã Phùng Xá, Thạch Thất, Hà Nội) vẫn chưa thể tin rằng, mình đã giành được mạng sống của con từ tay tử thần.

Vật vã chống dịch COVID -19, nhưng hàng trăm y bác sĩ không được phụ cấp

VIÊN NGUYỄN |

Xông pha chống dịch COVID-19 nhưng hàng trăm y bác sĩ Bệnh viện Đa khoa khu vực Đặng Thuỳ Trâm ở thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi lại không được hưởng hỗ trợ phụ cấp nghề theo Nghị định 05, nguyên nhân là do các cơ quan cấp trên xác định là cơ sở y tế hạng II thuộc tuyến tỉnh, trong khi bệnh viện hiện là cơ sở y tế hạng III, thuộc tuyến huyện, thị và thành phố.

Bão Bolaven trở thành siêu bão mạnh thứ 2 hành tinh chỉ trong 12 giờ

Khánh Minh |

Theo tin bão mới nhất, siêu bão Bolaven trở thành cơn bão mạnh thứ 2 hành tinh trong năm nay với gió giật lên đến 346 km/h.

520.000m2 đất vàng nội đô Hà Nội và bài toán tái cân bằng đô thị

Cao Nguyên (ghi) |

Với quỹ đất 520.000m2 sau khi di dời 9 cơ sở nhà, đất ra khỏi nội đô, ông Trần Xuân Lượng - Tiến sĩ chuyên ngành Bất động sản (Đại học Kinh tế Quốc dân) - đánh giá, đây là nguồn lực lớn của Hà Nội. Chính vì vậy, bên cạnh công tác đôn đốc di dời, việc đưa ra các quy hoạch chi tiết của thiết kế đô thị, dự án đầu tư xây dựng, thiết kế - đầu tư xây dựng công trình theo từng lô đất, khu đất cũng hết sức cấp thiết để trở thành nguồn lực để phát triển Thủ đô.