520.000m2 đất vàng nội đô Hà Nội và bài toán tái cân bằng đô thị

Cao Nguyên (ghi) |

Với quỹ đất 520.000m2 sau khi di dời 9 cơ sở nhà, đất ra khỏi nội đô, ông Trần Xuân Lượng - Tiến sĩ chuyên ngành Bất động sản (Đại học Kinh tế Quốc dân) - đánh giá, đây là nguồn lực lớn của Hà Nội. Chính vì vậy, bên cạnh công tác đôn đốc di dời, việc đưa ra các quy hoạch chi tiết của thiết kế đô thị, dự án đầu tư xây dựng, thiết kế - đầu tư xây dựng công trình theo từng lô đất, khu đất cũng hết sức cấp thiết để trở thành nguồn lực để phát triển Thủ đô.

Trước thông tin về việc 9 cơ sở sản xuất lớn trong nội đô Hà Nội sẽ được di dời, nhiều người đặt câu hỏi diện tích của những cơ sở sản xuất đó sẽ sử dụng vào mục đích gì? Thay vào đó liệu có phải là những chung cư cao tầng làm tăng thêm mật độ cư dân khu vực nội thành hay không? PV Báo Lao Động có cuộc trao đổi với ông Trần Xuân Lượng - Tiến sĩ chuyên ngành Bất động sản (Đại học Kinh tế Quốc dân) - về vấn đề này.

Ông đánh giá như thế nào về chủ trương di dời 9 cơ sở sản xuất ra khỏi nội đô?

- Những năm qua, Hà Nội đã đặt quyết tâm cao với chủ trương di dời các nhà máy, xí nghiệp, trường đại học khu vực nội đô ra ngoài nhằm giảm tác động ô nhiễm môi trường, quá tải hạ tầng xã hội, hạ tầng giao thông… Tuy nhiên, thực tế cho thấy, chủ trương được cho là cấp bách này vẫn diễn ra chậm.

Về cơ bản cả 9 cơ sở sản xuất này sau khi di dời, sẽ góp phần tạo thêm quỹ đất cho khu vực nội thành xây dựng các công trình công cộng, bảo đảm hạ tầng xã hội, tạo cảnh quan kiến trúc và văn minh đô thị.

Rõ ràng, nếu thực hiện tốt đây sẽ là tiền đề để thành phố nghiên cứu tiếp tục di dời nhiều cơ sở trong các khu công nghiệp tập trung cũ tại Thượng Đình, Minh Khai - Vĩnh Tuy - Mai Động, Văn Điển - Pháp Vân, Giáp Bát - Trương Định, Chèm, Đức Giang - Cầu Đuống, Cầu Diễn. Hiện gây nên ô nhiễm và không còn khả năng mở rộng cũng như sản xuất sản phẩm.

Kỳ vọng của ông như thế nào sau khi di dời các cơ sở này ra nội đô?

- Việc di dời các cơ sở đang đặt ra cho chính quyền Hà Nội một quyết tâm chính trị rất lớn giữa phát triển bền vững hay kinh tế trước mắt. Việc tạo không gian xanh, không gian công cộng trên quỹ đất này như xây dựng trường học, trung tâm y tế, cụm nhà văn hoá, sinh hoạt cộng đồng là vô cùng cần thiết.

Còn nếu lấy bất động sản để phát triển trước mắt thì có thể sẽ đem lại nguồn lợi kinh tế rất lớn nhưng cũng có thể phải đối mặt với vấn đề xã hội về quá tải hạ tầng, dân số, ách tắc giao thông…

Vì vậy, vấn đề này cần phải nghiên cứu rất khoa học, có tiến độ cụ thể đối với từng khu đất. Khi nhà máy chuyển đi muốn thay vào đó một khu đô thị phải lý giải được vì sao lại như vậy.

Hà Nội đang điều chỉnh chung quy hoạch Thủ đô và chuẩn bị thông qua Luật Thủ đô với kỳ vọng tạo nên Hà Nội hiện đại, văn minh. Nguồn lực này không phải để xây cao ốc mà phải bám vào quy hoạch chung của Hà Nội là giãn dân ở nội đô, trung tâm ra các đô thị vùng ven thì mới hiện thực hoá được TP trong TP, đô thị vệ tinh.

Vậy theo ông, sau khi di dời thì các khu đất này nên sử dụng như thế nào?

- TS Trần Xuân Lượng: Sau khi di dời 9 cơ sở sản xuất, các khu đất này dù được sử dụng, quy hoạch khác nhau nhưng đều tuân thủ mục tiêu chung của TP Hà Nội là giảm mật độ dân số, áp lực hạ tầng đô thị, phát triển các công trình công cộng, cây xanh, bãi đỗ xe, công trình hạ tầng xã hội và kỹ thuật đô thị, không làm tăng chất thải cho khu vực nội thành, đảm bảo cân bằng nhu cầu về hạ tầng xã hội, kỹ thuật và môi trường đô thị.

Mấu chốt của việc di dời là để phát triển và tái cân bằng đô thị. Chính vì vậy, bên cạnh công tác đôn đốc di dời, việc đưa ra các quy hoạch chi tiết của thiết kế đô thị, dự án đầu tư xây dựng, thiết kế - đầu tư xây dựng công trình theo từng lô đất, khu đất cũng là hết sức cấp thiết.

- Xin cảm ơn ông!

Cao Nguyên (ghi)
TIN LIÊN QUAN

Kiến nghị xây 3 cầu ở khu đô thị Đông Bắc Hà Nội

Thu Giang |

Ngày 11.10, tại buổi tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, cử tri quận Hoàng Mai, huyện Gia Lâm (Hà Nội) đã kiến nghị Quốc hội, Chính phủ chỉ đạo sớm đầu tư xây dựng cầu Giang Biên, cầu Ngọc Hồi, cầu Mễ Sở và đường Vành đai 3,5...

Cảnh tối tăm trong những tập thể cũ, khách sạn cổ trên đất vàng ở Hà Nội

Ngọc Thùy - Thiện Nhân |

Có tuổi đời lên đến hàng chục năm, những nhà tập thể cũ hay khách sạn cổ nằm lọt thỏm giữa lòng Hà Nội là nơi ở của nhiều gia đình với nhiều thế hệ cùng chung sống. Trong đó đa phần các căn hộ đã xuống cấp, ẩm thấp và chật chội khác xa với vẻ sầm uất, nhộn nhịp bên ngoài của phố cổ.

Loạt doanh nghiệp được giao đất vàng vẫn nợ thuế gần nghìn tỉ đồng

Hoàng Bin |

Được giao nhiều diện tích đất ở vị trí đắc địa để thực hiện các dự án bất động sản lớn nhưng đến nay, nhiều doanh nghiệp tại Quảng Nam vẫn chây ỳ nợ thuế lên đến gần nghìn tỉ đồng.

Một chút sức khoẻ, một chút nhan sắc để 1.000 tấn rác được dọn sạch

NGUYỄN HÀ |

Một trong 20 gương mặt Thanh niên sống đẹp 2023 Nguyễn Ngọc Ánh đã có một hành trình sống đẹp theo cách của mình, cô cùng Xanh Việt Nam đã tổ chức và dọn sạch cả nghìn tấn rác thải trên khắp mọi miền Tổ quốc.

Tuyển Việt Nam và lộ trình chuẩn bị cho vòng loại thứ 2 World Cup 2026

NHÓM PV |

Sau trận đấu với tuyển Trung Quốc, tuyển Việt Nam còn 2 trận đấu với Uzbekistan và Hàn Quốc trong dịp FIFA Days tháng 10. Đây là bước chuẩn bị quan trọng của thầy trò huấn luyện viên Troussier cho vòng loại thứ 2 World Cup 2026 khu vực Châu Á. Góc nhìn thể thao số 132 cùng bình luận viên Quang Tùng đưa ra những vấn đề của tuyển Việt Nam.

Doanh nghiệp Việt Nam có thể chinh phục thế giới với nỗ lực và khát vọng

Anh Kiệt |

Đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam đã nỗ lực không ngừng ghi dấu thương hiệu Việt trên bản đồ thế giới. Không chỉ dừng lại ở câu chuyện làm giàu với cá nhân mà doanh nghiệp đang dần thể hiện trách nhiệm với môi trường và cộng đồng, với sự chuyển dịch rất rõ trong chiến lược kinh doanh.

Chờ màn thể hiện của Quang Hải trận tuyển Việt Nam và Uzbekistan

DIỆU LINH |

Tiền vệ Quang Hải nhiều khả năng sẽ được huấn luyện viên Troussier sử dụng đá chính trong trận tuyển Việt Nam gặp Uzbekistan ngày 13.10.

Liên hoan Phim Quốc tế Busan và cơ hội vươn xa cho phim Việt

Anh Tuấn |

Từ nhiều năm qua, các nhà làm phim Việt đã hiện diện tại Liên hoan Phim (LHP) Quốc tế Busan. Đây là một trong những thị trường điện ảnh lớn nhất châu Á, người bán kẻ mua tấp nập, mang đến nhiều cơ hội cho phim Việt để được chiếu tại hệ thống rạp các nước.

Kiến nghị xây 3 cầu ở khu đô thị Đông Bắc Hà Nội

Thu Giang |

Ngày 11.10, tại buổi tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, cử tri quận Hoàng Mai, huyện Gia Lâm (Hà Nội) đã kiến nghị Quốc hội, Chính phủ chỉ đạo sớm đầu tư xây dựng cầu Giang Biên, cầu Ngọc Hồi, cầu Mễ Sở và đường Vành đai 3,5...

Cảnh tối tăm trong những tập thể cũ, khách sạn cổ trên đất vàng ở Hà Nội

Ngọc Thùy - Thiện Nhân |

Có tuổi đời lên đến hàng chục năm, những nhà tập thể cũ hay khách sạn cổ nằm lọt thỏm giữa lòng Hà Nội là nơi ở của nhiều gia đình với nhiều thế hệ cùng chung sống. Trong đó đa phần các căn hộ đã xuống cấp, ẩm thấp và chật chội khác xa với vẻ sầm uất, nhộn nhịp bên ngoài của phố cổ.

Loạt doanh nghiệp được giao đất vàng vẫn nợ thuế gần nghìn tỉ đồng

Hoàng Bin |

Được giao nhiều diện tích đất ở vị trí đắc địa để thực hiện các dự án bất động sản lớn nhưng đến nay, nhiều doanh nghiệp tại Quảng Nam vẫn chây ỳ nợ thuế lên đến gần nghìn tỉ đồng.