Phương án hỗ trợ người lang thang, xin ăn ở Hà Nội

Khánh Linh |

Hà Nội sẽ có phương án nuôi dưỡng lâu dài đối với những người không xác định được nơi cư trú, lang thang, cơ nhỡ hoặc tiếp tục có hành vi xin ăn, xin tiền sau khi trở về cộng đồng.

Ngày 17.8, Hà Nội đã tổ chức Hội nghị triển khai Quyết định số 2252 của UBND thành phố về việc thực hiện công tác tập trung người lang thang trên địa bàn thành phố..

Theo đó, người có hành vi xin ăn, xin tiền được lập hồ sơ quản lý, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ra quyết định tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội nuôi dưỡng trong tối đa 3 tháng.

Tuy nhiên, trường hợp quá 3 tháng chưa xác định được nơi cư trú của đối tượng hoặc vì lý do bất khả kháng chưa đưa đối tượng trở về gia đình, cộng đồng thì giám đốc cơ sở trợ giúp xã hội đề xuất Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định giải pháp nuôi dưỡng phù hợp.

Ngoài ra, người có hành vi xin ăn, xin tiền (bao gồm người đi cùng); người dẫn theo trẻ em, người khuyết tật, người cao tuổi để bán hàng rong, đeo bám, chèo kéo người đi đường (bao gồm trẻ em, người khuyết tật và người cao tuổi đi cùng)… đều cần tập trung để thực hiện công tác bảo trợ xã hội.

Đối với người có hành vi xin ăn, xin tiền (từ lần thứ 2 trở lên), căn cứ hồ sơ lưu trữ, quản lý, giám đốc cơ sở trợ giúp xã hội hoàn thiện hồ sơ báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ra quyết định tiếp nhận, chuyển cơ sở trợ giúp xã hội nuôi dưỡng trong thời gian tối đa 3 tháng hoặc xem xét giải pháp nuôi dưỡng phù hợp.

Đáng chú ý, người cao tuổi, trẻ em bị đi lạc gia đình; người lang thang sinh sống nơi công cộng trong dịp Tết Nguyên đán hoặc thời tiết rét đậm dưới 10 độ C được đưa đến các cơ sở trợ giúp xã hội của thành phố để chăm sóc, nuôi dưỡng, chờ đưa về nơi cư trú hoặc nuôi dưỡng lâu dài đối với người chưa xác định được nơi cư trú.

Người tâm thần lang thang được đưa đến các bệnh viện tâm thần. Còn người lang thang ốm yếu, sức khỏe suy kiệt được đưa đến các cơ sở y tế công lập trực thuộc Sở Y tế để điều trị ổn định.

Tại hội nghị, nói về những khó khăn trong công tác tập trung, tiếp nhận người có hành vi xin ăn, xin tiền, ông Nguyễn Văn Hải, Đội trưởng Đội Trật tự xã hội lưu động thuộc Trung tâm Công tác xã hội và Quỹ Bảo trợ trẻ em Hà Nội cho biết, hiện nay, tình trạng bảo kê, chăn dắt người ăn xin càng ngày càng gia tăng, chuyên nghiệp, bài bản.

Cùng với đó, có sự phân công, bố trí người đứng tại các cửa ngõ vào nội thành với mục đích theo dõi di chuyển xe ô tô của Trung tâm để cảnh báo, đánh động cho các đối tượng xe ôm biết và đưa người ăn xin đi nơi khác.

Mặt khác, đối tượng bảo kê manh động, sẵn sàng chống trả lực lượng thực hiện nhiệm vụ.

Để tháo gỡ khó khăn nêu trên, đại diện các sở, ngành đã đề xuất một số giải pháp. Trong đó, ban quản lý các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh cần làm tốt công tác phát hiện người có hành vi xin tiền tại cơ sở, báo cho lực lượng chức năng thực hiện nhiệm vụ.

Đặc biệt, Công an thành phố quan tâm phối hợp với các đơn vị liên quan hướng dẫn kỹ năng tập trung người lang thang cho viên chức, người lao động trong các cơ sở trợ giúp xã hội và cán bộ các xã, phường thị trấn thực hiện công tác tập trung người lang thang xin tiền.

Đồng thời, tăng cường xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo trợ xã hội, trợ giúp xã hội hoặc chuyển hồ sơ vụ việc có dấu hiệu vi phạm hình sự đối với các đối tượng bảo kê, chăn dắt người ăn xin để trục lợi.

Khánh Linh
TIN LIÊN QUAN

Giúp người ăn xin lang thang ổn định cuộc sống, tránh ảnh hưởng mỹ quan đô thị

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Tình trạng người ăn xin, lang thang cơ nhỡ, xin ăn đang gây mất mỹ quan, hình ảnh đô thị Buôn Ma Thuột trong mắt người dân và du khách.

Tặng suất ăn, mang nụ cười đến cụ già, người lang thang cơ nhỡ

THÙY TRANG |

Tạm gác lại những công việc hàng ngày, các chiến sĩ công an phường Chính Gián, quận Thanh Khê, Đà Nẵng tất bật bưng bê những suất ăn xuống xe, sắp xếp vào những bàn ăn và đứng phục vụ, trò chuyện với từng cụ già. Để rồi, một buổi sáng chẳng đặc biệt, không hội hè nhưng căn phòng ăn ở trung tâm bảo trợ rộn ràng tiếng nói cười.

Đà Nẵng: Đưa vào cơ sở bảo trợ chăm sóc gần 1.500 người lang thang, cơ nhỡ

Tường Minh |

Từ năm 2015 đến nay, thành phố Đà Nẵng đã đưa gần 1.500 người lang thang, xin ăn vào cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc.

4 lần cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long nhận hối lộ 2,25 triệu USD

Tiến Nguyễn |

Cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long được xác định đã nhận hối lộ 2,25 triệu USD (51.108.500.000 đồng) trong vụ Việt Á.

Xã Nghĩa Bình giải trình sau phản ánh của Báo Lao Động về việc trụ sở xã vắng hoe giờ hành chính

Lương Hà |

Nam Định - Sau bài viết của Báo Lao Động phản ánh về việc "Trụ sở xã ở Nam Định vắng hoe trong giờ hành chính", UBND xã Nghĩa Bình (huyện Nghĩa Hưng) đã có báo cáo giải trình, khắc phục và rút kinh nghiệm bố trí, sắp xếp lịch họp chi bộ hàng tháng của xã phù hợp. Đồng thời, chỉ đạo cán bộ, công chức thực hiện nghiêm túc chế độ thường trực và giờ giấc làm việc.

Hành trình ngược miền biên giới làm "con" đồng bào

Khánh Linh |

Rời thủ đô phồn hoa phố thị, ngược miền biên viễn nhận nhiệm vụ đặc biệt tại công an xã, sau gần 2 năm, những cán bộ từ Bộ Công an biệt phái lên vùng biên giới Sơn La đã thực sự trở thành những người con của bản làng nơi đây.

Huyện Sóc Sơn nói không "tiếp tay, bảo kê" cho biệt thự, homestay trên đất rừng

Cao Nguyên - Lan Nhi |

Nhiều biệt thự, homestay cỡ khủng liên tục "mọc" trên đất rừng Sóc Sơn trong những năm qua đang là thực trạng nhức nhối, khiến dư luận xã hội đang đặt câu hỏi về trách nhiệm của chính quyền địa phương ở đâu khi vi phạm trật tự xây dựng trên đất rừng vẫn diễn ra tràn lan.

Ngắm ruộng bậc thang đầu mùa lúa chín ở Y Tý

Chí Long |

Từ giữa tháng 8, mùa lúa chín bắt đầu nhuộm vàng những thửa ruộng bậc thang ở Y Tý, huyện Bát Xát, Lào Cai, tạo nên bức tranh thiên nhiên tuyệt sắc.

Giúp người ăn xin lang thang ổn định cuộc sống, tránh ảnh hưởng mỹ quan đô thị

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Tình trạng người ăn xin, lang thang cơ nhỡ, xin ăn đang gây mất mỹ quan, hình ảnh đô thị Buôn Ma Thuột trong mắt người dân và du khách.

Tặng suất ăn, mang nụ cười đến cụ già, người lang thang cơ nhỡ

THÙY TRANG |

Tạm gác lại những công việc hàng ngày, các chiến sĩ công an phường Chính Gián, quận Thanh Khê, Đà Nẵng tất bật bưng bê những suất ăn xuống xe, sắp xếp vào những bàn ăn và đứng phục vụ, trò chuyện với từng cụ già. Để rồi, một buổi sáng chẳng đặc biệt, không hội hè nhưng căn phòng ăn ở trung tâm bảo trợ rộn ràng tiếng nói cười.

Đà Nẵng: Đưa vào cơ sở bảo trợ chăm sóc gần 1.500 người lang thang, cơ nhỡ

Tường Minh |

Từ năm 2015 đến nay, thành phố Đà Nẵng đã đưa gần 1.500 người lang thang, xin ăn vào cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc.