Huyện Sóc Sơn nói không "tiếp tay, bảo kê" cho biệt thự, homestay trên đất rừng

Cao Nguyên - Lan Nhi |

Nhiều biệt thự, homestay cỡ khủng liên tục "mọc" trên đất rừng Sóc Sơn trong những năm qua đang là thực trạng nhức nhối, khiến dư luận xã hội đang đặt câu hỏi về trách nhiệm của chính quyền địa phương ở đâu khi vi phạm trật tự xây dựng trên đất rừng vẫn diễn ra tràn lan.

Loạt bất cập quản lý đất rừng

Liên quan đến các sai phạm đất rừng tại Sóc Sơn hiện nay, trao đổi riêng với PV Lao Động ngày 18.8.2023, ông Phạm Quang Ngọc - Phó Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn - lý giải, ngày 29.5.2008, UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định số 2100/QĐ-UB về điều chỉnh Quy hoạch rừng phòng hộ, đặc dụng huyện Sóc Sơn thành rừng phòng hộ bảo vệ môi trường. UBND TP Hà Nội đã quy hoạch toàn bộ 4.557ha đất thành rừng phòng hộ bảo vệ môi trường.

Phó Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn cho rằng, Quyết định 2100/QĐ-UB điều chỉnh Quy hoạch rừng này mới chỉ có duy nhất đường bao bên ngoài, việc rạch ròi ranh giới giữa các thửa đất chưa được thực hiện. Đặc biệt là khu vực đất rừng trồng, rừng phòng hộ nên việc quản lý đất đai của UBND huyện gặp rất nhiều vướng mắc, khó khăn.

Loạt biệt thự, homestay ngang nhiên xây dựng gần hồ Đồng Đò (xã Minh Trí) đang được chính quyền xử lý, cưỡng chế. Ảnh: Cao Nguyên
Loạt biệt thự, homestay ngang nhiên xây dựng gần hồ Đồng Đò (xã Minh Trí) đang được chính quyền xử lý, cưỡng chế. Ảnh: Cao Nguyên

UBND huyện Sóc Sơn đã có văn bản xin ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NNPTNT) - đơn vị trực tiếp thi công hồ Đồng Đò (xã Minh Trí) để cung cấp tài liệu nhằm đo đạc lại diện tích, phân định rõ diện tích đất công hay đất lòng hồ, từ đó xử lý dứt điểm các công trình vi phạm.

Trong tháng 7.2023, Bộ NNPTNT cũng đã trả lời UBND huyện, Bộ NNPTNT chỉ có số liệu tổng bằng văn bản. Nhưng khi UBND huyện Sóc Sơn đưa số liệu này vào định vị GPS, bản đồ địa hình số VN2000 thì lại không đúng, chưa khớp với thực tế.

A
Một công trình nằm gần điểm sạt lở trên đồi Dõng Chum (xã Minh Phú). Ảnh: Cao Nguyên

Điều đáng nói, dù UBND huyện Sóc Sơn đã gửi công văn đến nhiều nơi để xin bản đồ vì huyện chưa có hồ sơ quản lý. Riêng ở thôn Minh Tân (xã Minh Trí), Nhà nước cũng chưa có một bộ hồ sơ nào về quản lý đất, đo đạc hiện trạng, quy hoạch rừng tại đây nên việc quản lý còn tồn đọng loạt bất cập.

"Không có thế lực nào chống lưng hay chính quyền huyện đã tiếp tay, bảo kê cho các trường hợp sai phạm xây dựng. UBND huyện đang xử lý triệt để trong tháng 8 - 9.2023, dù có một số trường hợp người dân ở thôn Minh Tân còn dọa dẫm, kiện cả chính quyền lên tận Trung ương, chắn đường không cho lực lượng chức năng cưỡng chế công trình vi phạm trị giá hàng chục tỉ đồng" - ông Phạm Quang Ngọc (Phó Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn) khẳng định.

Nhiều cán bộ xã bị kỷ luật, khởi tố

Tại báo cáo công tác xử lý vi phạm đất đai, trật tự xây dựng trên địa bàn xã Minh Phú, Minh Trí tháng 8.2023, UBND huyện Sóc Sơn thông tin, huyện đã xử lý kỷ luật, cách chức 1 Chủ tịch UBND xã Minh Phú; Cảnh cáo 1 Chủ tịch UBND xã Minh Trí; Khiển trách 9 người (2 Phó Chủ tịch UBND xã, 4 công chức trong đội quản lý trật tự xây dựng đô thị, 3 công chức địa chính xã); Đình chỉ công tác 1 Phó Chủ tịch UBND Minh Trí để tập trung nhiệm vụ xử lý vi phạm đất đai, trật tự xây dựng.

A
Các công trình biệt thự, nhà ở kiên cố mọc như "nấm sau mưa" ven hồ Đồng Đò. Ảnh: Lan Nhi

Phản hồi với Lao Động ngày 15.8.2023, ông Lê Minh Tuyên - Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Hà Nội - nhận định, sau khi quy hoạch rừng Sóc Sơn năm 2008, các cơ quan chức năng cũng chưa kiểm đếm, kiểm tra các hộ dân trồng rừng, chưa xác định, phân loại rõ rừng này của dân trồng hay rừng tự nhiên, công tác kiểm đếm không được thực hiện khiến người dân vẫn nghĩ đây là rừng của họ, dẫn đến hàng loạt bất cập, sai phạm trong công tác quản lý.

A
Nhiều người dân ven hồ Đồng Đò kinh doanh du lịch, xây dựng homestay phục vụ lưu trú... vi phạm xây dựng trên đất rừng. Ảnh: Lan Nhi

Ông Tuyên cho rằng, huyện Sóc Sơn cần phải đẩy nhanh việc rà soát, cắm mốc ranh giới và xử lý dứt điểm các trường hợp xây dựng trái phép theo đúng quy định, tiến hành rà soát. Nếu hộ dân nào có hồ sơ chứng minh đã ở đây từ trước năm 1993 thì sẽ "bóc tách", sau đó phối hợp với các sở, ngành để xử lý.

Tại hội nghị tiếp xúc cử tri huyện Sóc Sơn ngày 25.4.2023, ông Trần Sỹ Thanh - Chủ tịch UBND TP Hà Nội - cho rằng, huyện Sóc Sơn có hai vấn đề lớn cần tập trung giải quyết, trong đó có quy hoạch rừng.

Theo ông Trần Sỹ Thanh, Quy hoạch rừng năm 2008 dẫn đến nhiều vấn đề bất cập, trong đó có cả vấn đề pháp lý. Chủ tịch UBND TP Hà Nội cũng yêu cầu huyện Sóc Sơn phối hợp chặt chẽ với các Sở, ngành tập trung rà soát, phân loại, đề xuất các cấp có thẩm quyền sớm điều chỉnh Quy hoạch rừng năm 2008 trên tinh thần vừa quản lý, bảo vệ rừng, vừa bảo đảm sinh kế cho người dân.

Cao Nguyên - Lan Nhi
TIN LIÊN QUAN

Biệt thự nghỉ dưỡng chục tỉ đồng ở Sóc Sơn ồ ạt rao bán

Thu Giang |

Những ngày vừa qua, trên các diễn đàn mạng xã hội đang xuất hiện hàng loạt thông tin bán gấp các công trình biệt thự, đất đai, khu nghỉ dưỡng, homestay... có giá hàng chục tỉ đồng ven hồ Đồng Đò (huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội).

Vi phạm đất rừng Sóc Sơn: Người dân chống đối, khởi kiện cả chính quyền

Lan Nhi |

Chính quyền địa phương huyện Sóc Sơn (TP Hà Nội) những năm qua khó giải quyết tình trạng vi phạm xây dựng trái phép trên đất rừng tràn lan. Điều đáng nói, khi lực lượng chức năng đến kiểm tra, đa số người dân ở đây đều chống đối, thậm chí có trường hợp còn khởi kiện chính quyền lên tòa án.

Vi phạm đất rừng ở Sóc Sơn: Chưa xử lý xong, biệt thự đã mọc lên ở chỗ khác

Cao Nguyên - Lan Nhi |

Những con số thống kê đầu tháng 8.2023 của huyện Sóc Sơn (TP Hà Nội) cho thấy, vi phạm xây dựng vẫn đang diễn ra rầm rộ ở hai điểm nóng là xã Minh Phú, Minh Trí dù khu vực này đã được quy hoạch là rừng.

Giữ nguyên thu kinh phí Công đoàn 2% là hợp tình, hợp lý

Nam Dương (thực hiện) |

Đó là ý kiến của ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN trong cuộc trao đổi với phóng viên
Báo Lao Động.

Tập đoàn Dabaco đã bị tỉnh Bắc Ninh xử phạt hành chính

Trần Tuấn |

Bắc Ninh - Đưa công trình là tòa nhà ở xã hội Dabaco Khắc Niệm vào sử dụng khi chưa nghiệm thu, Tập đoàn Dabaco đã bị xử phạt vi phạm hành chính.

Lo ngại về chất lượng nhiều gói thầu dịch vụ công ích tại Cao Bằng

Tân Văn |

Liên tiếp từ năm 2019 đến nay, Công ty TNHH Nga Hải đã trở thành nhà thầu trúng nhiều dự án xây lắp, dịch vụ công ích trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Tuy nhiên, chất lượng của các dự án này lại đang là dấu hỏi.

Nơi cứ đến Tết Đoan Ngọ, người dân đổ xô đi tắm biển giữa trưa

Thanh Trà |

Ngày Tết Đoan Ngọ (tức 5.5 Âm lịch), hàng nghìn người dân TP Quy Nhơn (Bình Định) và các vùng lân cận đổ xô đi tắm biển vào chính Ngọ.

Chưa phát hiện được dấu chân, phân hổ để lại trong rừng tại Quảng Bình

CÔNG SÁNG |

Quảng Bình - Sau khi nhận được thông tin từ người dân về việc phát hiện một cá thể hổ, lực lượng kiểm lâm đã đến kiểm tra nhưng chưa phát hiện dấu chân, phân hổ để lại.

Biệt thự nghỉ dưỡng chục tỉ đồng ở Sóc Sơn ồ ạt rao bán

Thu Giang |

Những ngày vừa qua, trên các diễn đàn mạng xã hội đang xuất hiện hàng loạt thông tin bán gấp các công trình biệt thự, đất đai, khu nghỉ dưỡng, homestay... có giá hàng chục tỉ đồng ven hồ Đồng Đò (huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội).

Vi phạm đất rừng Sóc Sơn: Người dân chống đối, khởi kiện cả chính quyền

Lan Nhi |

Chính quyền địa phương huyện Sóc Sơn (TP Hà Nội) những năm qua khó giải quyết tình trạng vi phạm xây dựng trái phép trên đất rừng tràn lan. Điều đáng nói, khi lực lượng chức năng đến kiểm tra, đa số người dân ở đây đều chống đối, thậm chí có trường hợp còn khởi kiện chính quyền lên tòa án.

Vi phạm đất rừng ở Sóc Sơn: Chưa xử lý xong, biệt thự đã mọc lên ở chỗ khác

Cao Nguyên - Lan Nhi |

Những con số thống kê đầu tháng 8.2023 của huyện Sóc Sơn (TP Hà Nội) cho thấy, vi phạm xây dựng vẫn đang diễn ra rầm rộ ở hai điểm nóng là xã Minh Phú, Minh Trí dù khu vực này đã được quy hoạch là rừng.