Phụ huynh cần làm gì để tránh trẻ bị xâm hại trực tuyến?

Thế Lâm |

Theo một nghiên cứu của hãng bảo mật Kaspersky, trẻ em trong khu vực Đông Nam Á sử dụng Internet để nghe nhạc và xem video nhiều hơn dùng để nhắn tin, và đây cũng chính là kênh để các nội dung nguy hiểm xâm hại trực tuyến đối với  trẻ em.

Dùng công cụ để kiểm soát chưa đủ...

Theo kết quả nghiên cứu trong hai năm 2018 và 2019 của Kaspersky, số trẻ tại Việt Nam  sử dụng Internet để truy cập các website phần mềm, nghe nhạc, xem phim đã tăng từ 27,11% lên 50,14%.

Ông Yeo Siang Tiong - Tổng Giám đốc Kaspersky khu vực Đông Nam Á – khuyến cáo rằng, khi việc xem những video hay nghe nhạc trực tuyến ngày càng trở thành hoạt động yêu thích của trẻ em thì các bậc cha mẹ phải thật sự cẩn trọng với những website có chứa phần mềm độc hại, virus và những nội dung nguy hiểm như khiêu dâm, bạo lực..

Trước những mối xâm hại trực tuyến chực chờ trẻ mọi lúc trên không gian mạng, anh Cường (Hà Nội) kiểm soát bằng cách cài đặt mật khẩu đối với các thiết bị di động trẻ con trong gia đình thường dùng.

Cụ thể, cả hai chiếc máy tính bảng của con anh thường sử dụng được cài chung một tài khoản để tiện quản lí và liên kết với điện thoại. Mỗi khi con anh muốn tải xuống bất cứ nội dung nào đó, anh đều nhận được thông báo để biết và kiểm soát nội dung.

Theo ông Ngô Trần Vũ – Giám đốc Công ty bảo mật Nam Trường Sơn, có hai cách các bậc cha mẹ có thể áp dụng để kiểm soát việc lên mạng của con em mình khi còn ở tuổi vị thành niên.

Cách thứ nhất là dùng công cụ công nghệ bảo mật là các phần mềm cài vào thiết bị để quản lý.

Từ những công cụ này, phụ huynh có thể quản lý thời gian sử dụng màn hình và sử dụng ứng dụng của con em trên thiết bị, nhận được báo cáo hoạt động công khai trên Facebook của con em, theo dõi được vị trí trẻ trên bản đồ trực tuyến theo thời gian thực, chặn việc truy cập vào các website người lớn hoặc website nguy hiểm nằm trong “danh sách đen”…

Cần thêm sự giáo dục, chia sẻ và nhắc nhở

Tuy nhiên cũng theo ông Vũ, các biện pháp kỹ thuật công nghệ hoàn toàn chưa đủ vì sự ngăn chặn luôn dễ gây ra cho trẻ sự tò mò, từ đó bị kìm nén và rất dễ tìm cách để “vượt rào”.

Chính vì thế cách thứ hai là giáo dục, giải thích để trẻ nâng cao nhận thức, trong đó giáo dục giới tính cũng là yếu tố quan trọng để trẻ biết những gì nên và không nên.

Chuyên gia Trang Nhung (trái) trao đổi với trẻ về vấn đề an toàn trực tuyến (ảnh: Vy Trần).
Chuyên gia Trang Nhung (trái) trao đổi với trẻ về vấn đề an toàn trực tuyến. Ảnh: Vy Trần

Trong một cuộc trao đổi về cách bảo vệ trẻ trước các nguy cơ trong cuộc sống hằng ngày, trong đó có những nguy cơ trên môi trường trực tuyến, thạc sĩ tâm lý Nguyễn Thị Trang Nhung (Đại học Ngân hàng TPHCM) cho rằng, vấn đề quan trọng là cha mẹ cần dạy trẻ biết cách thiết lập cho bản thân các giới hạn, cũng như hình thành “tường lửa thế giới quan”.

“Không chỉ cho trẻ thấy thế giới này chỉ toàn màu hồng hay màu xanh, hãy tập cho trẻ nhìn sự việc bằng đúng màu của từng sự việc, từ đó, tư duy đa chiều sẽ hình thành. Trải qua quá trình lâu dài, trẻ sẽ được trang bị khả năng tự đánh giá và ra quyết định đúng đắn”, chuyên gia Trang Nhung nói.

Có những phụ huynh chỉ cho phép con em sử dụng thiết bị di động cá nhân lên Internet khi có người lớn giám sát.

Tuy nhiên theo anh Cường, dù muốn nhưng cũng rất khó, cho nên việc dùng các biện pháp kỹ thuật là khá phổ biến.

Cùng với đó, khi từ chối cho con xem, chơi một nội dung trực tuyến nào đó cũng cần có giải thích hợp lý, để con nhận ra cái đúng và từ đó trở nên tự giác.

Thế Lâm
TIN LIÊN QUAN

Trẻ bị xâm hại trực tuyến: Không còn chỉ là nguy cơ

Thế Lâm |

Tình trạng trẻ có thể bị xâm hại trực tuyến khi sử dụng các ứng dụng học hoặc giải trí online không còn chỉ dừng ở mức nguy cơ nữa mà đã trở thành hiện thực. Điển hình nhất từ vụ ứng dụng Zoom bị lộ lọt tên truy nhập (ID) và mật khẩu (password), sau đó xuất hiện đối tượng lạ vào các lớp học trực tuyến theo dõi, chọc phá…

Lo ngại tính bảo mật, an toàn cho học sinh khi dạy học online

Đặng Chung - Huyên Nguyễn |

Người lạ xâm nhập gửi hình nhạy cảm, gây ồn ào, nhắn tin quấy rối... là những điều mà không ít lớp học trực tuyến trong đợt nghỉ tránh dịch COVID-19 đang phải đối mặt. Và điều giáo viên, học sinh mong mỏi nhất là cơ quan chức năng có giải pháp để thầy và trò có những tiết học online hiệu quả, an toàn.

Doanh nghiệp “rũ bỏ" quảng cáo gắn với nội dung độc hại

Thế Lâm |

21 thương hiệu và nhãn hàng đã được Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử (PTTH&TTĐT) phát công văn đến yêu cầu dừng ngay việc quảng cáo trên các video có nội dung xấu, độc và phản động trên YouTube. Đến thời điểm này, hầu hết các doanh nghiệp, thương hiệu đã cho dừng và rà soát lại quảng cáo.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Trẻ bị xâm hại trực tuyến: Không còn chỉ là nguy cơ

Thế Lâm |

Tình trạng trẻ có thể bị xâm hại trực tuyến khi sử dụng các ứng dụng học hoặc giải trí online không còn chỉ dừng ở mức nguy cơ nữa mà đã trở thành hiện thực. Điển hình nhất từ vụ ứng dụng Zoom bị lộ lọt tên truy nhập (ID) và mật khẩu (password), sau đó xuất hiện đối tượng lạ vào các lớp học trực tuyến theo dõi, chọc phá…

Lo ngại tính bảo mật, an toàn cho học sinh khi dạy học online

Đặng Chung - Huyên Nguyễn |

Người lạ xâm nhập gửi hình nhạy cảm, gây ồn ào, nhắn tin quấy rối... là những điều mà không ít lớp học trực tuyến trong đợt nghỉ tránh dịch COVID-19 đang phải đối mặt. Và điều giáo viên, học sinh mong mỏi nhất là cơ quan chức năng có giải pháp để thầy và trò có những tiết học online hiệu quả, an toàn.

Doanh nghiệp “rũ bỏ" quảng cáo gắn với nội dung độc hại

Thế Lâm |

21 thương hiệu và nhãn hàng đã được Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử (PTTH&TTĐT) phát công văn đến yêu cầu dừng ngay việc quảng cáo trên các video có nội dung xấu, độc và phản động trên YouTube. Đến thời điểm này, hầu hết các doanh nghiệp, thương hiệu đã cho dừng và rà soát lại quảng cáo.